Phêrô hỏi Đức Kitô, con cần tha cho anh em con mấy lần nếu người đó có lỗi với con? Phêrô đặt vấn đề bất hoà khi chung sống với nhau. Đây là thực tế trong cuộc sống. Sống chung sớm muộn gì cũng có bất đồng về tư tưởng, lời nói và hành động vì thế cần phải làm hoà để chung sống. Bất đồng xảy ra có thể là do vô tình và cũng có thể do cố í. Làm hoà để nối kết lại tình thân hữu, tình anh em. Phêrô cũng biết làm hoà và tha thứ là đường lối Chúa. Thù hằn, trả đũa là đường lối thế gian. Phêrô nghĩ là cần tha thứ cho anh em khi họ làm lỗi nhưng cách thực hành của Phêrô có giới hạn. Theo ông thì tha thứ bảy lần là nhiều lắm rối. Đức Kitô đưa ra câu trả lời khiến ông ngạc nhiên, lúng túng. Ngài nói với Phêrô. Tha thứ không có giới hạn số lần, không cần ghi nhớ tha thứ bao nhiêu lần. Đức Kitô dậy Phêrô là tha thứ chính là yêu thương mà yêu thương không có giới hạn. Tha thứ cũng cho biết sức mạnh nội tâm của người đó. Chỉ những ai có sức mạnh nội tâm mới thắng nổi mình. Thắng người khác còn dễ hơn thắng cõi lòng mình. Để làm chủ cõi lòng người đó cần có sức mạnh nội tâm. Sức mạnh nội tâm đó cho biết tha thứ là điều lành thánh, đáng làm. Hành động tốt lành này không đòi phải đền ơn, đáp lại.

Câu hỏi Phêrô hỏi dường như xảy ra giữa hai cá nhân với nhau, bất đồng, xung khắc giữa hai người anh em. Từ anh em ở đây có thể hiểu là hai người quen biết nhau mà cũng có thể là hai người xa lạ. Ngạc nhiên thay, dường như tha thứ, bỏ qua cho người xa lạ dễ dàng hơn bỏ qua, tha thứ cho người mình quen biết. Càng quen thân càng khó bỏ qua bởi cái cảm tưởng bị phản bội kéo dài thù hận. Người xa lạ làm phiền rồi biến mất, ít khi ta gặp lại. Trường hợp Phêrô hỏi đây dường như là hai người quen biết nhau bởi sai trái được lập đi, lập lại. Đức Kitô biến câu hỏi của Phêrô thành trường hợp chung cho toàn thể mọi người trong xã hội. Ngài dậy là tất cả mọi người, già trẻ, lớn bé, đều có khả năng tha thứ, đều nhận được ơn tha thứ và cần phải tha thứ cho nhau. Không tha thứ người đó sẽ sống trong cô đơn, buồn khổ. Chúng ta được mời gọi sống đời sống hạnh phúc và bình an. Không tha thứ là tự làm khổ mình.

Đức Kitô đưa ra dụ ngôn, người kia nợ nhà vua món nợ khổng lồ, anh không thể trả được, anh van xin nhà vua cho thêm thời hạn. Nhà vua thương hại tha cho anh. Trên đường về, anh gặp con nợ và người này cũng van xin cho thêm thời hạn. Anh không bằng lòng, bắt người đó ngồi tù. Biết tin, nhà vua cho đòi anh đến nói với anh.

'Ta tha hết số nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi cũng phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi'. Mt 18,33

Trong cơn thịnh nộ, nhà vua cầm tù anh cho đến khi anh trả hết nợ. Dụ ngôn cho biết rõ ràng, tha thứ không phải là một chọn lựa mà là nhiệm vụ lành thánh, điều cần phải làm và nên làm. Sống trong xã hội, chúng ta cách nào đó đều mắc nợ nhau. Những người đó là nông dân, công nhân, buôn bán thương mại, nghiên cứu, cứu hoả, i tá v.v..

Chúng ta đều mắc nợ vua, Vua vũ trụ, Đấng dựng nên ta, ban cho ta trí khôn, thông hiểu, trí nhớ, sức khoẻ. Thiếu tha thứ là chọn đời sống bất tuân lệnh vua đất trời. Thiếu tha thứ là không có lòng biết ơn, không cám ơn những gì đã nhận như sự sống, bình an, niềm vui. Tất cả đều là quà Chúa trao ban. Phêrô cho biết Đức Kitô là lãnh tụ tối cao, Đấng ban cho niềmvui, hạnh phúc, hy vọng, sự sống đời này và sự sống trường sinh. Phêrô cũng nhận biết chính tha thứ mang lại bình an trong tâm hồn, người đó có cuộc sống thảnh thơi, thoải mái, hạnh phúc. Chọn không tha thứ chính là chọn làm khổ mình, sống trong u sầu, phiền muộn. Xin ơn coi trọng bí tích Hoà Giải.

TiengChuong.org

No Tally

Peter asks Jesus, how many times he needs to forgive his brother if he wrongs him. Peter thinks seven times is generous enough. Peter raises a real-life issue living together, hurt and pain, disappointment and disagreement, and broken relationships happen repeatedly. It is either by word or action, both with intention and unintentional, and that is something not easy to avoid. Peter also knows that when hurt and disagreement happens; forgiveness is the way to re-established a broken relationship. Peter also knows that forgiveness are the way of God, and vengeance and retaliation is the way of man. In forgiving, Peter thinks to forgive each other more than once, seven times he said, and that would be generous enough. Jesus surprises Peter by saying to him. When you forgive, you have better not count, don't keep any record. In other words, Jesus tells Peter that there is no limit to forgiving. This teaching shows that true love is limitless. Forgiveness is itself love. It reveals the inner strength of that person. The will to forgive is stronger than the hurt and pain a person has endured. The hardest battle of all is to win oneself. One needs to convince oneself that forgiveness is a noble thing to do. It is an act of freeing oneself from self-pity. An act of forgiveness is not a favour, and therefore there is no need to repay the favour.

The question that Peter raises relates to two individuals. It is the wrongdoing between the two brothers. The word brother here includes both the known and unknown. It is easier to forgive a person whom you don't know than a person whom you know well. It is the feeling of betrayal that prolongs the hurt. A stranger may upset us once and we don't meet them again. The case that Peter raises seems to suggest that the offender is not a stranger, but the known one because offenses are repeated. Jesus takes his question and generalises in is teaching about the power of forgiveness. His teaching suggests that everyone, young and old, has the power to forgive. We all make mistakes and have forgiven. We all need to forgive. Underestimating the power of forgiveness brings not joy but misery. We are called to live a life of joy and peace, not anger and isolation.

In his parable, Jesus talks about a debtor who owes his king an enormous sum that is beyond his ability to pay. The king cancells his debt when he appeals to the king. This man shows no pity on his creditor when he begs for mercy. Hearing his wickedness to his brother, the king was furious. He ordered the first man to see him. The king told the man, 'I callcelled all that debt of yours when you appealed to me. Were you not bound, then to have pity on your fellow servant just as I had pity on you'. In his anger, the king put him in jail till he pays all the debt.

The parable makes it very clear, that forgiveness is not an option but it is a duty, an obligation that everyone must do because we are all indebted to each other, namely: farmers, traders, drivers, entertainers, writers, firefighters, nurses, doctors, etc. We are all in debt to our king, the King of the universe who gives us life, health, and memory; talent, intelligence and wisdom. When we refuse to forgive each other; we choose to disobey the king of the universe. We chose to live an ungrateful life. Peter's way shows that he is grateful to his brothers and certainly grateful to his Master. Jesus is his supreme leader, who gives him faith and promises to give him a life full of hope, and eternal life to come. Peter knows that forgiveness has the power to set him free from the feeling of resentment. It sets his heart free and gives him peace. It is the inner joy that makes his life more enjoyable. Unforgiving means self- imprisoning, unhappy, and miserable, and what Peter tries to avoid.

We pray to love the sacrament of Reconciliation.