Con người bất toàn vì thế ai trong chúng ta cũng cần phải tự sửa mình, bởi ai cũng có lúc lầm lỗi. Lúc lầm nhiều, lúc lỗi ít. Khi lầm trầm trọng, khi lỗi nhỏ nhặt, qua loa, không mấy tai hại. Nhận biết mình lầm lỗi nhẹ, nhỏ, tự mình sửa sai mình, tự mình làm cho mình tốt hơn. Lỗi quan trọng hơn, liên quan đến anh em, làm mất lòng Chúa. Bởi liên quan đến anh em nên ta không tự sửa, mà cần nhờ đến anh em. Cần nhờ đến ơn Chúa. Đây chính là tinh thần chung sống trong cộng đoàn dân Chúa. Tự sửa mình để cho mình trở nên tốt hơn chính là tự ghép mình vào khuôn vàng, thước ngọc. Người không dám nhận lỗi thường rơi vào tình trạng kiêu hãnh, tự phụ.

Nhận biết mình sai trái không phải để than khóc, buồn nản, ưu tư, phiền muộn mà chính là nhận biết khả năng thực, tài thực của con người mình. Nhận biết tài của anh em khác không phải để ghen tị, mà chính là để quí mến, cảm phục. Nhận biết giới hạn khả năng mình là ơn đặc biệt. Biết rõ về mình để giúp mình trưởng thành, đồng thời sống trong tâm tình tạ ơn. Học hỏi, phát triển khả năng cho tốt hơn, tiến thân hơn. Không biết khả năng mình, nên dễ đi sai lạc, đi quá lố dẫn đến bất bình. Phê bình người này; chỉ trích người khác. Điều này gây bất bình, tai tiếng, ảnh hưởng đến gia đình, xóm làng, cộng đoàn. Cần sửa lỗi càng sớm càng tốt. Thành viên trong cộng đoàn giúp người đó tiến lên.

Sửa đổi không mang mục đích trách phạt, nhưng giúp mang lại bình an chung, công bằng, công ích chung. Sai lầm đến do phán đoán sai lầm hay nghe lầm thường dễ thay đổi. Chỉ cần lắng nghe và cẩn trọng hơn trong phán đoán sẽ tránh được lỗi lầm. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi người đó từ chối thay đổi, không nhận mình sai mà anh em sai. Đây là vấn đề khúc mắc, khó giải quyết bởi vấn đề phát sinh do định kiến. Cố chấp đi chung với định kiến nên rất khó sửa. Sự việc trở nên khó hơn khi định kiến đó có thêm anh em khác hỗ trợ. Nguyên nhân phát sinh phe phái. Định kiến chính là tâm tư đóng kín, từ chối lắng nghe ngay cả tiếng nói của Thánh Thần Chúa. Cá nhân đó thường ở trong tình trạng bất mãn, chống đối, sống trong cô đơn, buồn bực, đổ thừa cho thành viên này, chê trách thành viên khác.

Đóng cửa bảo nhau là hình thức tốt đẹp nhất. Điều này thực hiện dễ dàng nếu cả hai đều có tinh thần cởi mở, nhân nhượng và lắng nghe. Thiếu những điều này thực là gay go. Trong trường hợp này cần cầu nguyện thêm hơn để mọi người nhận ơn Chúa. Người giúp thay đổi thêm ơn kiên tâm, bền chí; người cần thay đổi ơn hiểu biết, nhận ra lỗi lầm mình. Bất mãn thường rơi vào trường hợp, đối thoại thì có mà lắng nghe thì không, vì thế con đường hoà giải phức tạp hơn nhiều. Một khi đã cố gắng hết sức mà bên kia vẫn nhất định không thay đổi thì con đường hoà giải đi vào đường cụt. Lúc đó giải pháp duy nhất là để tùy cá nhân đó tự chọn lựa đường đi cho chính họ. Con đường đó hẳn là con đường Chúa mốn người đó đi.

Thay đổi giúp ta trở nên chân thành với chính ta và chân thành với giáo huấn của Đức Kitô. Thay đổi thực sự bắt đầu bằng lòng hảo tâm. Biết bỏ đi và biết nhận lãnh. Bỏ đi những gì trái giáo huấn của Đức Kitô và nhận lại ơn Chúa để được trở nên tốt hơn, gần Chúa hơn. Thay đổi đây không liên quan đến kết án, hay tha thứ, nhân nhượng. thay đổi cũng không nhằm mục đích bên này thắng, bên kia thua. Mục địch của thay đổi chính là tái tạo hoà khí, hàn gắn rạn nứt, nối lại tình thân, tái tạo bầu khí bình an chung cho mọi người. Tất cả những điều này thực hiện trong tinh thần bác ái, vị tha, thành tâm và tự do chọn lựa, quyết định của mọi thành viên trong cộng đoàn.

TiengChuong.org

Correction

No one is perfect, and that means everyone needs to make room for improvement and correction, simply because we all make mistakes from time to time. Some errors are genuine, and small and simple; others are more serious and complicated. When a person realizes that a simple and ordinary error happens, that person can improve his/her performance by means of self- readjustment or self-correction. Mistakes are needed. They are not there for mourning, but we learn from making mistakes and grow to be a better person. When a person behaves outside of the community's expectations. It creates a serious scandal. When it comes to the surface, other community members need to get involved. Its purpose is not to punish the offender; but rather to restore peace for the community and maintain justice for its members. Errors often happen by poor judgment or lack of active listening. Fixing these problems requires better listening skills and openness to change. They become problematic when there is resistance to change and the refusal to set aside differences. It creates hurt and drift, and disharmony among the community members. Ultimately, a mistake happens when a person refuses to listen to God's Spirit whose voice whispers in a person's heart. Ignoring this voice certainly makes that person unhappy and his internal struggle pills out to the community, and that creates angst and hurt among the community members. The healing process often happens behind closed doors to contain the scandal, avoid humiliation, and more importantly protect the reputation of the offender. When openness and honesty are not achieved, the healing process becomes time-consuming. It requires something more, namely, compassion and perseverance which are needed for the healing process. If the objective is not being met; then it is a clear sign telling us that the spirit of generosity is inactive in that person's heart. More prayer is needed for the community and for that person, in the hope that God's Spirit will change the heart of that person.

The healing process is smooth and easy when both parties are willing to change for the better. The task becomes less challenging when both parties place the need of their community above their own need. This insight is one of the great gifts of the Spirit. However, human behaviour is often more demanding and is not easy to satisfy. This case requires more than one member of the community to get involved. The healing process sometimes requires the voice of the whole community. If the community exhausts all possible means and the person continues to refuse to change, then the community respects the choice the offender has made. His way is certainly incompatible with the spirit of the community, in which God's love and compassion are its foundation. His behaviour also reveals that his heart is closed to the voice of the Spirit, and the voice of the community. The road of reconciliation becomes a no through road.

True healing changes who we are and makes us new in Christ. This change often begins with generosity. Generosity is exchanged between a giver and a receiver, and that is a sure sign of God's spirit is quietly at work.

The purpose of Christian healing is not to humiliate, or damage the reputations, but simply to restore broken relationships. Its primary purpose is not winning but to embrace everyone and maintain a healthy relationship with God and with each other. It does not condemn sinners, but opens its arm to welcome them back. Its way of operating is based on unselfish love, forgiveness, acts of charity, and free choices a person makes.