Biên Niên Biểu Cha Trần Lục (1825 - 1899)

1825. Trần Lục (tên trong gia đình là Phêrô Hữu) sinh tại Mỹ Quan, Nga Sơn, Thanh Hóa.

Con ông bà Trần Văn Nhu. Cha quê Nam Định, mẹ quê Ninh Bình. Từ 1820, gia đình lập nghiệp tại Thanh Hóa.

-Trong gia đình có 5 trai, 2 gái. Anh cả tên Khánh mất sớm. Hữu là con thứ hai. Người thứ ba là Jean Pháp, chủng sinh, chết rũ tù, tử đạo tại Lạng Sơn. Người em khác là Nguyên, làm phó tổng.

-Thấy hoàn cảnh gia đình nghèo, bà dì ở Quảng Công, Bạch Bát, Ninh bình, luân phiên đem Hữu và các em về bên ngoại nuôi cho ăn học.

1836. Năm 11 tuổi, ông thân sinh bị bệnh, Hữu bỏ Ninh Bình về Thanh Hóa phụ giúp mẹ trong gia đình.

1840. Hữu có ý định đi ẩn tu. Cha Tiếu, chính xứ Bạch Bát chọn Hữu đem vào nhà xứ giáo dục, học Latinh, chuẩn bị nhập chủng viện.

1845. * Năm 20 tuổi, Hữu nhập học tiểu chủng viện Vĩnh Trị. Hữu được đổi tên là Triêm. Vì trùng tên với học sinh khác. Triêm được họ lớp tư, thay vì lớp sáu. Cuối năm nào Triêm cũng được xếp hạng nhất về hạnh kiểm và học vấn.

* Tình hình cấm đạo gay gắt, Vĩnh Trị phải phân tán làm bốn nơi: Long Soán, Ban Phết, Kẻ Báng và Hoàng Nguyên. Triêm chuyển qua học ở Hoàng Nguyên.

* Vĩnh Trị có tòa giám mục, luôn bị theo dõi ngày đêm. Đời sống chủng sinh bị giao động vì tình hình bắt bớ và giam cầm của các anh hùng tử đạo.

1850. * Mãn chủng viện Hoàng Nguyên, thày Triêm được chọn làm giáo sư dạy học ngay tại chủng viện Vĩnh Trị. Thày Triêm làm việc chung, cộng tác rất đắc lực trong việc giáo dục chủng sinh với thánh Lê Bảo Tịnh, khi làm giám đốc từ 1849 đến 1852.

* Ở Vĩnh Trị, Thày Triêm được chứng kiến nhiều cuộc mai táng của các thánh tử đạo, như: thánh Augustinô Scheffier Đông, thánh Gioan Bornis Bonnard Hương

1855. Thày Triêm học triết và thần học tại đại chủng viện Kẻ Non. Ông thân sinh qua đời Năm thày chịu chức Tư. Về quê chịu đại tang cha. Jean Pháp nhập tiểu chủng viện Vĩnh Trị. Cha thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh bị bắt và được tử đạo (1858)

Ngày 12-7, Thày Triêm được lãnh nhận chức Năm và Sáu.Từ đây người ta quen gọi thày là Cụ Sáu. Làm việc bên cạnh Đức cha Charles Hubert Jeantet Khiêm.

* Chủng sinh Jean Trần Văn Pháp (em thày Triêm), Phaolo Bột (học sinh lớp bảy,18 tuổi) cùng bị bắt với hai chûng sinh khác và 14 giáo dân. Jean Pháp bị đánh đập tàn nhẫn, bắt quì trên ván đóng đinh, bị kìm nung đỏ kẹp thịt. Pháp cương quyết không chối đạo. Chú bị đày lên Lạng Sơn. Phaolo Bột bị tra tấn trót dại bị lính khiêng qua Thánh giá.

Nhờ Cụ Sáu và mẹ khuyên giải, Bột ăn năn hối cải, trở lại hoán cải nộp mình cho voi giày, tử đạo, tại Nam Định.

* Tại La Mát, Đức cha Retord Liêu và Cụ Sáu đang trốn, làng bị bao vây chặt chẽ. Cụ Sáu gỉa mặc áo giám mục, đeo thánh gía trước ngực, ra trước quân lính, tự nộp mình. Quân lính tưởng là giám mục thật, liền trói Cụ Sáu lại. Đức cha trốn thoát trốn đi đàng khác. Cụ Sáu dược đm xuống thuyền giải về và tạm giam tại Hà Nôi.

* Thời gian ở trại giam, Cụ Sáu bị căng người ra mặt đất, bị đánh cùng khắp thân thể. Đau không đi được. Lính phải khiêng Cụ về chỗ giam. Nhiều lần, người ta dùng kìm nung đỏ kẹp thịt, giật ra, máu chảy lai láng. Cụ vẫn can đảm không kêu ca.

* Dù bao nhiêu lời đe dọa, dụ dỗ, hứa hẹn với những trận đòn ghê gớm. Cụ nhất mực không chối đạo. Biết không thuyết phúc được ý chí cương quyết của con người đanh thép gan dạ này. Quan ra lệnh đày Cụ lên trại Lạng Sơn.

* Lạng Sơn, nơi chuyên nhốt những tín hữu bị khắc chữ ‘tả đạo’. Cụ Sáu là người lãnh đạo tinh thần và vật chất cho trong và ngoài trại. Được quan trọng dụng cho vào dinh dạy học cho con các quan. Coi như giam lỏng. Cụ Sáu có nhiệm vụ coi sóc cả các cộng đoàn trong vùng.

1859.Cuối năm, Cụ nhận được thư với 3 nén bạc của Đức Cha, trở về Kẻ Trợ chuẩn bị chịu chức linh mục

1860. Giữa tháng Giêng, Đc Khiêm truyền chức linh mục cho Cụ Sáu. Tân linh mục trở ngay Lạng Sơn. Với chức vụ linh mục, Cha Sáu ngày đêm lặn lội sống chết bất kể mưa nắng với đồng bào ba tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

1862. Vua Tự Đức ban hành sắc lệnh ‘tự do tôn giáo’. Cha Trần Lục rời Lạng Sơn với trọng trách mới làm mục vụ ba xứ Thanh Hóa, Mỹ Điện và Kẻ Dừa.

1865. Được bổ nhiệm làm chính xứ Phát Diệm, vùng hẻo lánh sình lầy, cỏ sậy. Cha tổ chức khai khẩn ruộng đất, đắp đập ngăn chận nước mặn. Mỗi năm số lượng canh tác tăng thêm.

1872. Khởi công thu góp vật liệu, xây cất giáo khu Phát Diệm, gồm : nhà thờ chính tòa, phương đình, 5 nhà thờ nhỏ và 3 núi đá, theo kiến trúc Đông Phương. Vật liệu xây cất bằng đá và gỗ qúi. Song song với công tác xây cất, khai khẩn ruộng đất hoang, cha còn sáng tác thơ văn dưới dạng ca vè, sách kinh, vãn và tuồng kịch…

1891. Toàn khu nhà thờ hoàn tất. Cha chuyên lo tổ chức cơ sở, phân chia giáo xứ, tuyển chọn và huấn luyện giáo chức, lập hội đoàn và mở nghĩa trang.

1899. Ngày 6.7, Cha Trần Lục qua đời cách êm ái rất thánh thiện tại Phát Diệm. Đám táng được tổ chức trọng thể, với 40.000 người tham dự, cả lương giáo. Theo di chúc ‘chôn thân xác tôi ở chỗ nào cho người ta dày xéo lên’. Hiện giờ ngôi mộ Cụ Sáu được đặt giữa sân nhà thờ Chính Tòa và Phương Đình Phát Diệm.

Cha Trần Lục được ân hưởng Huy Chương

1875 : Kim Khánh và Kim Tiền của Vua Tự Đức

1884 : Đệ Ngũ Bắc Đẩu Bội Tinh (La Croix de Chevalier de la Légion d’honneur) của chính phủ Pháp

1885 : Vua Đồng Khánh phong chức Tham Tri Bộ Lễ và Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ

1889 : Vua Khải Định phong tước Phẩm Thượng Thư, Nam Tước Phát Diệm.