Chọn lựa và "Phân rẽ"

Tuy nhiên, vì tinh thần, vốn là ý thức phản tỉnh, trong yếu tính là tự do (123) — “sự đi lên của tính thấp kém” đồng nhất với sự đi lên của “tự do” — nên tất cả điều đó không hề ức đoán [prejudice] số phận cuối cùng của mỗi cá nhân, nghĩa là, dấu hiệu tích cực hoặc tiêu cực phải đánh dấu sự thành toàn cuối cùng của họ. Bởi vì, dựa trên con người, và qua con người, "giờ đây, biến hóa phải tự đưa ra các lựa chọn của riêng nó" (124); mỗi người đều có thể sử dụng tốt hoặc kém sức mạnh ghê gớm này tức ý chí tự do: một lựa chọn đạo đức và tôn giáo luôn được Teilhard nhắc đến trong tâm trí, hoặc đối với các cá nhân của mọi thời kỳ hoặc đối với thế hệ cuối cùng của con người. Thậm chí chúng ta còn tìm thấy nó trong những bối cảnh mà nó dường như không nhất thiết phải có. Vì vậy, vào cuối các khóa giảng ở Sorbonne, vốn có tính kỹ thuật khoa học tuyệt vời, được dành cho cuốn Groupe zoologique humain (Nhóm Sinh học Người). Sau khi đã cho thấy, đối với loài người, phải có một “lối thoát”, qua đó, vào cuối diễn trình của nó, nó có thể thoát khỏi “cái chết hoàn toàn”, trở lại với ngày nay của chúng ta, Cha Teilhard nói thêm,: “Rõ ràng không có gì có thể ngăn cản loài người tiếp tục lớn mạnh (giống như con người cá nhân, về điều tốt.... hay điều ác).... ” (125).

Phương thức đáng lưu ý này cũng được trình bày, vào nhiều thời điểm khác nhau, như là phương thức của thái độ Titan hoặc Prometheus, hoặc thái độ của Jacob; thái độ "nổi dậy" hoặc "tôn thờ"; thái độ "Lực lượng ngạo mạn" hoặc thái độ "thánh thiện Tin mừng"; thái độ "tự chủ cao ngạo" hoặc thái độ "lệch tâm yêu thương" [loving excentration]; thái độ bác bỏ hoặc chấp nhận Omega (126). Ngoài “thuật ngữ mơ hồ Thần Đất” [Spirit of Earth], thế lưỡng nan được đặt ra giữa “tinh thần vũ lực”, nghĩa là “tinh thần tự chủ và đơn độc”, và “tinh thần yêu thương”, nghĩa là “tinh thần phục vụ và cho đi” (127) Cha Teilhard đôi khi tỏ hy vọng rằng, nhờ tác động của tiến bộ tinh thần, toàn thể nhân loại sẽ nghiêng nhiều hơn về giải pháp cứu rỗi; nhưng, ngay cả khi đó, ngài vẫn luôn duy trì sự cần thiết phải chọn lựa. “đối với ngài, thế giới không tự mở ra như một bông hoa, khi nó chạm vào điểm kết thúc không thể tránh khỏi của lịch sử; nó lại phân chia trong một kiểu phân nhánh cuối cùng trước khi nở rộ trong sự ấm áp của Chúa Kitô" (128). Như thế, nếu có một triết lý theo đó “cái ác mờ đi như một cái bóng tỷ lệ với việc tư tưởng chứng tỏ có khả năng mở rộng quyền kiểm soát hoàn toàn của nó về phía trước”, thì triết lý đó không phải là của ngài.

Trong ngôn ngữ của Cha Teilhard, có một hạn từ chủ chốt, với các ý nghĩa phẩm trật loại suy, dùng để chỉ sự nhất trí của phương thức thực chất này, nghĩa là về nguy cơ bị trầm luân, với tính không thể sai lầm trong việc làm của Thiên Chúa. Đó là hạn từ "phân rẽ" [segregation], có tương quan qua lại với hạn từ "tập hợp" [aggregation].

Miễn là người ta loại bỏ khỏi nó bất cứ âm sắc định lượng nào, thì “sự phân rẽ” của Cha Teilhard có thể được so sánh với ý niệm “số còn sót lại” [remnant] trong Kinh thánh của Israel. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng nó được tìm thấy trong mọi cách thế cũng như mọi bình diện của hữu thể: có sự phân rẽ địa chất (129), có sự phân rẽ vũ trụ, sự phân rẽ tinh thần, sự phân rẽ Kitô [christic segregation]. Trong mọi trật tự cũng như ở mọi mức độ, “sự tổng hợp sáng tạo bao gồm việc xé bỏ, mọi tập hợp đi kèm với phân rẽ”. Phân rẽ vũ trụ: vũ trụ của chúng ta, một cách nào đó, được cấu tạo bởi hai phần, lúc đầu là hỗn hợp (Teilhard thậm chí có lần đã nói: từ hai vũ trụ), chúng tiếp tục tự tách rời nhau, tự phân rẽ nhau. Sự phân chia bắt nguồn từ tận gốc rễ: một bên là “vũ trụ tự phân rẽ bởi sự sống”, sau đó bởi suy nghĩ; mặt khác, "vũ trụ không được kết nối, không được thông tri, sẽ chết và bị phân tán". Ở đây, chúng ta nhận ra điều, mà ở nơi khác, ngài gọi là điều được sắp xếp và điều không được sắp xếp, hay, theo thuật ngữ năng động, là hai hiện tượng nghịch đảo lớn của Hội tụ và Thoái giảm Nội lực [Entropy] (130).

Cùng quy luật này cũng được kiểm chứng một cách loại suy trong đời sống tinh thần. Chẳng hạn, Cha Teilhard lưu ý rằng khuynh hướng bản năng của ngài trong tư cách một tín hữu là “hòa nhập tất cả trong Chúa Kitô”. Nhưng, ngay lập tức, ngài xác định rõ, ngài không hề muốn nói rằng ngài muốn “giữ tất cả”. Ngài biết rằng sự hòa nhập, dù có thể phổ quát nhất, trong yếu tính, bao gồm sự phân rẽ, mà ở đây có thể nói, một cách tương quan qua lại với nhau, như một sự “từ bỏ”. Điều mà ngài mong muốn, điều mà ngài đang phấn đấu để giành lấy, là, qua một diễn trình cũng có thể được so sánh với diễn trình chưng cất, để “có được toàn bộ nỗ lực (nisus), toàn bộ xung lực và sức mạnh của sự sống của vũ trụ”. Ngài muốn "không một phân tử năng lực nào bị mất đi".

Cuối cùng, về mặt khách quan, cùng một điều này cũng đúng đối với Thân Thể Chúa Kitô. Ở trạng thái cuối cùng, nó chính là nhân tính (= vũ trụ) được hoàn thành trong Thiên Chúa. Nhưng “Cơ thể toàn bộ” này (nói như Origen) được hình thành trong khoảng rất nhiều thời đại và cuối cùng chỉ đạt được bằng một sự phân rẽ nghiêm ngặt. Ở đây, một lần nữa, Cha Teilhard nhấn mạnh phải chuyên biệt hơn. Trong năm 1916, vào lúc suy nghĩ có tính bản thân nhất của ngài đang được hình thành, ngài lưu ý (vào ngày 7 tháng 10): “Khi viết 'Le Monde dans le Christ' [Thế giới trong Chúa Kitô], tôi phải đồng thời tiết lộ việc làm cứng cáp [innervation] mọi người trong Chúa Kitô hoặc qua Chúa Kitô, và đặc tính phân rẽ của sự cấu tạo này". Thực vậy, đây quả là những gì ngài đã làm. “Đất mới đang hình thành ở khắp mọi nơi. Xung quanh Trung tâm đã hoàn thành, là Nhân tính của Chúa Kitô (và của Mẹ Người), tinh vân đang trong quá trình phân rẽ và tập trung, các yếu tố của nó ở khắp mọi nơi, mặc dù vẫn còn hỗn hợp và phân tán, khắp nơi đều tách biệt đặc biệt trong tương lai của chúng (nhiều hơn hiện tại của chúng: cỏ dại vẫn chưa được phân biệt một cách thích hợp với các loại hạt tốt).... ”

Học thuyết về sự phân rẽ Kitô này được Cha Teilhard đối lập với các học thuyết về điều mà ngài gọi là “sự phân rẽ sai lầm”, được rao giảng bởi “những Kitô giả”; chẳng hạn, với huyền thoại về “nhân loại tương lai” (rõ ràng không phải ngài không tin vào “tương lai loài người”, nhưng ngài quan niệm nó cách khác và không tuyệt đối hóa nó). Ngài cũng đối lập nó với “thuyết phiếm thần ngoại giáo”, vốn loại trừ ý niệm phân rẽ và chỉ xem xét “sự hợp nhất với Toàn thể ban đầu: và rồi, không xem xét mức độ thực sự trong hiện hữu, cũng như tiến bộ, cả những cụm phụ bên và việc giảm thiểu cũng không”. Và học thuyết này cũng giúp ngài phân biệt rõ ràng giữa hai chân lý có liên hệ với nhau nhưng rất khác nhau, điều mà hơn một nhà thần học thời đại chúng ta khó có thể không nhầm lẫn: một mặt, việc mặc lấy trọn bản chất con người bởi Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, từ đó phát sinh mối liên hệ thiết yếu và không thể chuyển nhượng của mọi con người với Chúa Kitô, và mặt khác, cơ cấu của Nhiệm thể Chúa Kitô, trong đó không ai là chi thể chỉ do duy nhất sự kiện là một con người (131). Nói cách khác, nếu Chúa Kitô xuất hiện với Cha Teilhard “được đội hào quang bằng vinh quang của thế gian”, thì điều này đối với ngài có nghĩa là “được đội hào quang bằng tất cả những gì thuộc về những người được chọn trong Cõi Thực” (132).

Phân tích ý niệm phân rẽ này kỹ hơn một chút và từ một quan điểm khác, Cha Teilhard tự nhận thấy mình được dẫn đến chỗ nhìn nhận rằng nó bao hàm ba yếu tố chính sau đây:

“1. Sự kết hợp ban đầu với Toàn thể (và do đó ít nhất cùng hiện hữu triệt để với nó mãi mãi);

2. Khuynh hướng tách rời, cô lập, hy sinh nhiều thứ cấu thành Tổng thể, và sự thành tựu dần dần của sự cô lập này;

3. Cuối cùng, tiến bộ, không phải hướng tới sự phân tán cá nhân, nhưng hướng tới sự hiệp thông chặt chẽ nhất với một Tổng thể mới, giản lược hơn nhưng thanh lọc hơn, đồng nhất hơn, có tổ chức hơn. Và những yếu tố đa dạng này, trong sự phân rẽ nền tảng trong đó, sự sống của vũ trụ tham dự vào (giống như sự thành công của cây trong hạt của nó), được lần lượt gọi là: tình yêu thế giới, sự hy sinh, sự hình thành của Thân thể Chúa Kitô (133).

“Sự chuyển động nhằm kết hợp vũ trụ trong Chúa Kitô trên thực tế là một sự phân rẽ”, và “đó là một mầu nhiệm ghê gớm” (134).

Với lợi ích của những phân tích này, vốn không ngừng hướng dẫn tư tưởng của ngài, mặc dù chính hạn từ phân rẽ có thể trở nên ít thường xuyên hơn trong các trước tác của ngài (135), Cha Teilhard de Chardin vẫn có thể lặp lại theo Thánh Phaolô: “Và Thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả” (136).

Kết luận

Ngay từ đầu, chúng ta đã nói rằng toàn bộ công việc của Cha Teilhard de Chardin có thể được hiểu, xem xét, theo một định kiến nào đó, như một nỗ lực đổi mới nhằm thiết định sự hiện hữu của Thiên Chúa qua việc truyền tải bằng chứng về tính không thể đảo ngược của vũ trụ, nghĩa là, về sự bất tử của linh hồn cá nhân, để dẫn con người đến với Chúa Kitô. Trong phần kết luận, chúng ta có thể nói một lần nữa, bằng ngôn ngữ có lẽ đương thời hơn, rằng tác phẩm này là một cuộc đối thoại không ngừng với một trong những loại dị bản phổ biến nhất của chủ nghĩa vô thần thế kỷ XX. Nó là một cuộc đối thoại thực sự, được thực hiện và theo đuổi trong nhiều thập niên với nhiều đại diện của chủ nghĩa vô thần này, gặp gỡ hoặc trong thế giới học giả hoặc giữa những người được đào tạo trong trường phái khoa học vô thần. Bất cứ ai biết rõ về cuộc đời của Cha Teilhard, cũng như các tác phẩm của ngài, có thể đặt ở đây một loạt các tên riêng; ngài có thể nhớ lại các hoàn cảnh cụ thể, các cuộc đàm đạo và các cuộc tranh luận có thực chất, tất cả đều có kết quả tốt đẹp. Giọng điệu thường có tính bản thân được đưa ra trong cuộc tranh luận là, chúng tôi nói cho qua, do đó cần được giải thích. Cha Teilhard de Chardin không phải là một triết gia ngồi ghế bành: ngài là một người nói chuyện với người ta.

Cuộc đối thoại này không bao giờ là cuộc đối thoại về thỏa hiệp hay thoải mái. Càng không phải nhượng bộ hoặc nhẫn nhục. Pierre Teilhard tiếp cận người đối thoại của mình với một thiện cảm nhân bản lớn nhất; ngài tự đặt mình trên cùng một tuyến xuất phát với họ, ngài lái đường đi của ngài với họ. Nhưng ngài tôn trọng họ và yêu họ nhiều đến không thể hỗ trợ họ trong các ảo tưởng của họ. Vì đối với ngài, ngài không nhượng bộ bất cứ chủ nghĩa tương đối nào. Khiêm tốn, mặc dù nhiệt thành, trong việc đề xuất quan điểm đích thân của mình, ngài coi mình đúng khi có ngôn ngữ riêng của mình, điều mà ngài cố gắng giải thích tốt hơn. Ngài không bị bất cứ mặc cảm tự ti nào, trong các xác tín của mình. Ngài không giảm thiểu đức tin của mình nơi Chúa Kitô để sở hữu một “giá trị” nào đó, mà tinh thần nghèo khó có thể khiến ngài tự để mất để có thể hoan nghênh tốt hơn giá trị của người khác.... Ngài đã có thể nói “Không ai từng coi tôi ít niềm tin”. Cuộc đối thoại của ngài- phải kết thúc ít nhất bằng cách trở thành một cuộc đối thoại hoàn toàn nghiêm túc trên bình diện trí thức - luôn là cuộc đối thoại đầy thách thức. Đó là một tấm gương lành mạnh cho chúng ta ngày nay.

Người ta có thể lưu ý nơi Cha Teilhard, cùng với một số công lao nổi bật, một số khuynh hướng nào đó, nếu xét cô lập,, có thể dẫn đến hậu quả lạm dụng. Nhiều thiếu sót cũng có thể được thấy rõ. Liên quan đến chủ đề được xử lý ở đây, một số khiếm khuyết trong số này là do sự kiện các liên kết của chuỗi khoa học được khai triển bằng lập luận không phải thẩy đều vững chãi như nhau, hoặc được chứng minh có độ vững chãi như nhau. Các khiếm khuyết khác là do Cha Teilhard, một người của khoa học và trực giác, khá ít quan tâm đến các khía cạnh chính thức của nhận thức triết học. Suy nghĩ của ngài thường không “có tính phê phán và phản tỉnh” (137). Liên quan đến một số trình bày như vậy, Cha Maurice Corvez, với lý do chính đáng, nói về bằng chứng "ngây thơ" về mặt triết học, và triết lý của ngài quả thực là “ngây thơ”, hơi giống bức tranh của nhân viên hải quan Rousseau (điều này hoàn toàn không có nghĩa là bản thân ngài ngây thơ, thậm chí cũng không phải ngài không nhận thức được một số vấn đề nào đó, mà chỉ là vì ngài đã không xử lý với chúng ex professo [một cách chuyên nghiệp]). Nhưng khi một triết lý "ngây thơ" là triết lý của một người mà trong họ "sự mặc khải nội tâm và kinh nghiệm khoa học được kết hợp một cách độc đáo" (138), thì nó có cơ hội chứa đựng một chân lý mạnh mẽ và hành động hiệu quả đối với sự tiến bộ của tư tưởng hơn nhiều triết lý có tham vọng hơn (139). Và sự nghiêm túc mà Cha Teilhard de Chardin đặt vào việc chống lại chủ nghĩa duy vật vô thần đã tạo cho tác phẩm của ngài một sức nặng mà nhiều tác phẩm bề ngoài được coi như tinh tế hơn sẽ không bao giờ có được. Đây là lý do tại sao nhiều người, ngày nay, cho rằng cần phải coi trọng nó.

Ghi chú

Bài báo này là một báo cáo được trình bày trước Đại hội Thomist Quốc tế lần thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 1965, tại Rome, trong Đại sảnh Cung điện Cancelleria, theo yêu cầu của Cha Charles Boyer, S.J., thư ký của Học viện Thánh Tôma Aquinô và là người tổ chức Đại hội Thomist, theo yêu cầu của Đức Phaolô VI.

1 Oeuvres, 3: 75-111.

2 Ibid., Vol. 6. Xem Étienne Borne, “Matière et esprit dans la Philosophie de Teilhard de Chardin ”, Recherches et débats, 40 (1962), 50: “ Tiến bộ của Teilhard... diễn tiến trong một bằng chứng rộng lớn về sự hiện hữu của Thiên Chúa".

3 Chúng tôi đã phân tích tiểu phẩm này trong La Prière du Père Teilhard de Chardin, trong loạt ấn phẩm “Le Signe” (1964), phần thứ hai: “Note sur l’Apologétique teilhardienne” [Bản chuyển ngữ tiếng Anh: Teilhard de Chardin: the Man and His Meaning (New York: Hawthorn Books, 1965), phần hai, chương một: “Note on Teilhard’s Apologetics”, 129-32].

4 Oeuvres, 9: 161.

5 Lời giải thích của ba bằng chứng sẽ được tìm thấy trong: Msgr. Bruno de Solages, “Les Preuves teilhardiennes de Dieu”, trong tuyển tập L’Homme devant Dieu, loạt ấn phẩm “Théologie” (1964), 125-32.

6 Lettres de voyage (1951). Xem tác phẩm của chúng tôi, La Pensée Relgieuse du Père Pierre Teilhard de Chardin (1962), 261-62 [Bản dịch tiếng Anh: The Religion of Teilhard de Chardin (New York: Desclée, 1967)].

7 L’Énergie humaine (1937); Oeuvres, 6: 173.

8 La Grande option (1939); Oeuvres, 5:61. xem 9:68 và xem Le Christianisme dans le Monde (1933): bất cứ giả thuyết nào "làm cho Vũ trụ vô lý ” phải bị loại bỏ: Oeuvres, 9: 136.

9 L’Énergie humaine, loc. cit.

10 Lettres à Léontine Zanta, loạt “Christus”, (1965), 89: lá thư ngày 22 tháng 8, 1928.

11 Paris: Éditions Universalitaires, 1961, 105. Xem La Prière du Père Teilhard de Chardin, 151-54 và 220.

12 xem Du cosmos à la Cosmogénèse (1951); Oeuvres, 7: 265. Cũng nên xem 5: 335.

13 Xem đặc biệt 26-31, ấn bản thứ 4. (Paris: Armand Colin, 1909).

14 Le Phénomène humain, Oeuvres, 1: 164. Xem Le Groupe zoologique humain (Ấn bản năm 1965), 121-23.

15 Le Phénomène humain, 152, chú thích 1: “Thiên hà của các hình thức sống cấu thành... một chuyển động cuộn lại (involution) trực tuyến lớn lao của tính phức tạp và ý thức ngày càng lớn hơn”.

16 Le Place de l’homme dans l’Univers, réflexions sur la complexité (Ngày 15 tháng 11 năm 1942); Oeuvres, 3: 312-19. La Centrologie (ngày 12 tháng 12 năm 1944); Oeuvres, 7: 103-4. Comment je vois (ngày 26 tháng 8 năm 1948), nos. 1-5. Le Groupe zoologique humain, 21, v.v.

17 L’Atomisme de l’Esprit (1941); Oeuvres, 7:35.

18 xem A. D. Sertillanges, O.P., người được truyền cảm hứng bởi Teilhard, trong Dieu ou rien (Paris: Flammarion, 1933), 1: 117: “Trí hiểu... trong hiện tượng, là thành công tối cao của cuộc sống trên trái đất” Gửi Auguste Valensin, ngày 31 tháng 12 năm 1926: “Trong hơn hai năm, tôi đã có ấn tượng về việc dần dần bị thu hút bởi nghiên cứu về loài người, không phải thời tiền sử, mà là hiện tại”. Norbert M. Luyten, O.P., "Reflexions sur la méthode de Teilhard de Chardin", trong Festschrift đề nghị với Cha Bochenski (Fribourg, Thụy Sĩ, 1965), 294: “Trong suốt công trình cổ sinh vật học, Teilhard coi con người là điểm hội tụ của diễn trình biến hóa bao la.... Người này không những chỉ là di chỉ hóa thạch mà ngài đã gặp, trong những cuộc khai quật này nọ mà còn cũng là và nhất là người hiện sống ngày nay. Vì, người vừa kể, đối với Teilhard là một xác tín không thể lay chuyển, nếu chúng ta có thể đọc được những mảnh vụn mà quá khứ đã để lại cho chúng ta, thì họ là một hàm số (function) của hiện tại mà chúng ta có dưới mắt chúng ta”.

19 L’Esprit de la terre; Oeuvres, 6:35.

20 Le Phénomène humain, 30. “Không phải sự tiến triển đơn giản của sự sống, mà là sự nở rộ của tất cả sự sống ”, Jean Piveteau nhận xét, khi nói về sự xuất hiện của con người (Colloque de Vézelay, 1965).

21 “Les Singularités de l’espèce humaine”, Annales de Paléontologie, 12 (1955), 51. Évolution de l’idée d’évolution (1950): “Thoạt đầu, nghĩa là, một thế kỷ trước, Con người trước hết được coi là một nhà quan sát đơn giản, rồi, sau Darwin, như một nhánh đơn giản của Biến hóa. Bây giờ ở đây, trong chính hậu quả của việc kết hợp này trong Sinh quyển [biogenesis], họ bắt đầu tri nhận rằng qua họ thân chính của cây Sự sống trần gian đi qua. Sự sống không đa dạng hóa một cách ngẫu nhiên, theo mọi hướng. Nhưng nó cho phép chúng ta nhìn thấy một hướng tiến bộ tuyệt đối hướng tới các giá trị của ý thức ngày lớn dần; và, trên trục chính này, Con người là kết thúc tiến bộ nhất mà chúng ta biết.... Ở đấy, họ đang trong diễn trình chiếm hàng đầu: không phải trong ổn định nhưng trong chuyển động; không còn ở tư cách là trung tâm nữa, mà ở dạng một mũi tên của Thế giới đang lớn lên. Thuyết tân nhân trung [Neoanthropocentrism], không còn nói về vị trí, mà nói về hướng đi trong Biến hóa” (Oeuvres, 3: 349).

22 Và một lần nữa: “Qua không gian, vũ trụ bao gồm tôi và nhấn chìm tôi như một điểm; qua suy nghĩ, tôi hiểu điều đó”.

23 La Peur de l’existence (1949); Oeuvres, 7: 191-95.

24 Etienne Borne, De Pascal à Teilhard de Chardin (Clermont-Ferrand, 1962), 36 và 42.

25 Letter of 1935.

26 M. de Gandillac, “Pascal et le silence du monde”, trong Blaise Pascale, l’homme et l’oeuvre, Cahiers de Royaumont, Philosophie 1 (1956), 342-85. Xem Georges Poulet, “Pascal et la sphere admirable”, Esprit, 233 (tháng 12 năm 1955), 1833-49.

27 “L’Incroyance Modernne, cause profonde et remède”, La Vie intellectuelle (October 25, 1923)). Xem Étienne Borne, De Pascal, 49: “Vấn đề thời gian không thể đối xứng với không gian. Trong khi Pascal chỉ thấy trong trương độ (extension) một bất định câm lặng, một tái bắt đầu vô dụng, trong đó không tình huống nào được ưu tiên về phẩm chất’ trong đó không có gì có thể được cho là bắt đầu, ở giữa hoặc kết thúc, thì Teilhard de Chardin mô tả kỳ gian [duration] phát triển theo nhịp điệu tăng tốc từ từ hướng đến điểm cuối cùng và tận cùng mà sau đó sẽ được đặt tên đúng là ‘Điểm Omega ’... ”. “Lời cuối cùng của triết gia Pascal là một câu hỏi.... Lời cuối cùng của triết gia Teilhard là một lời khẳng định... ” (50).

28 Comment concevoir et espérer (1950), Oeuvres, 5: 372.

29 L’Union créatrice; Écrits du temps de la guerre (1965), 177-78. Ngài thậm chí nói thêm — nhưng chúng ta vẫn chưa ở điểm này trong cuộc hành trình của chúng ta— rằng điều này giả định một "Hoạt động sáng tạo đúng cách". Ghi chú ngày 18 tháng 2 năm 1916: “Thế giới là một chuỗi sự vật được tạo ra vì lợi ích của nhau, sự sống vì lợi ích của một trạng thái quân bình năng động nào đó — tư tưởng tâm linh vì lợi ích của một phát triển bộ não nào đó— ân sủng vì lợi ích của một sự hoàn thiện đạo đức nhất định nào đó... ” Xem Étienne Borne, Recherches et débats, 40:57: “Tính nhị nguyên của vật chất và tinh thần không hề bị áp chế bởi Teilhard”, v.v..

30 J. G. Donders, P.A., L’Intelligibilité de l’évolution selon A. D. Sertillanges,O.P., luận án tại Đại học Gregorian (1961), 3 và 21.

31 Thư ngày 4 tháng 5 năm 1031: "Ông ta không thấy rằng các vũ trụ kết hợp với nhau, không phải bằng vật chất, nhưng bằng tinh thần ”(Lettres de voyage, 140), v.v.

32 Le Phénomène humain, 37. Du Cosmos à la Cosinogénèse (1951), về Materia mattrix; "Điểm cân bằng cuối cùng của Chuyển động vũ trụ" nằm ở phía " siêu kiến trúc, hoặc của" siêu phức hợp" [super-compound], có nghĩa là, của tinh thần." Oeuvres, 7: 266-67.

33 Science et Christ (1920); Oeuvres, 9:55. xem Pierre Smulders, La Vision de Teilhard de Chardin (Paris: Desclée de Brouwer, 1964), 71-78.

34 Esquisse d’un Univers personnel (1936); Oeuvres, 6: 747; L’Union créatrice (1917); Écrits du temps de la guèrre, 178-79.

35 Vì vậy, đoạn thứ ba của Comment je crois (1934) có tựa đề: “Niềm tin vào tính bất tử”. Xem L’Énergie humaine (1937): “Hiện tượng vũ trụ tinh thần hóa phải không thể đảo ngược”; Oeuvres, 6: 196. Xem thêm 3: 322-23; 9: 125, 279-80, v.v.

36 Les Singularités de l’espèce humaine (1954); Oeuvres, 2: 304.

37 Le Groupe zoologique humain, 154.

38 La Vie cosmique (1916); Écrits du temps de la guèrre, 37, v.v. Note sur le Christ Universel (1920): “Giá trị của linh hồn trong chính nó, nghĩa là, giá trị của Thế giới... ”; Oeuvres, 9:42. Xem La Prière, 166-68.

39 Le Phénomène humain, 58.

40 Oeuvres, 7: 302-3. Le Groupe zoologique humain, 37: “Thế giới của chúng ta thực sự là một điều gì đó đã được an bài”. Les Singularités; Oeuvres, 2: 304.

41 Esquisse d’un Univers personnel (1946); Oeuvres, 6:87. Lần cuối cùng thế lưỡng nan sẽ được đặt ra, và cuộc đọ sức tay đôi được mô tả, trong Le Christique (1955): “Thoái giảm năng lực [Entropy] hay hội tụ? Nói cách khác, Vũ trụ, tự cân bằng, cuối cùng sẽ ngã theo hướng của vô thức không sắp xếp (giải pháp duy vật) hay ngược lại, của ý thức được sắp xếp (giải pháp duy linh)?"

42 La Convergence de l’Univers; Oeuvres, 7: 302. Xem François Meyer, “L’Évolution se dirige-t-elle vers un terme défini dans le temps?”, Cahiers Pierre Teilhard de Chardin, 4 (1963), 90-98.

43 Xem Vie et Planètes (1945); Oeuvres, 5: 155-56. Le Phénomène humain, 251- 58, v.v.

44 Oeuvres, 7: 151-52. Super-Humanité (1943); 9: 208. Le Groupe zoologique humain, 155.

45 Aldo Locatelli, Dio eracleolo conoscibile at di la delta scienza (Éd. La Scuola cattolica, 1963), 121.

46 Chúng tôi đã giải thích điều này trong La Pensée Relgieuse..., đặc biệt là chương 19: "một ngoại suy rủi ro chăng?"

47 Réflexion sur la probabilité scientifique et les conséquences Relgieuses d’un Ultra-humain (1951); Oeuvres, 7: 279-91.

48 157-58.

49 Chúng tôi đã phác thảo một cuộc khảo sát có phê phán về vấn đề này trong chương 16 của La Pensée Relgieuse: “Foi et intelligibilité”.

50 Msgr. Bruno de Solages, “Preuves”, 59. Tác giả tiếp thu chủ đề một lần nữa một cách sâu sắc hơn trong một công trình sẽ sớm xuất hiện sau đó.

51 De la science à la foi, Teilhard de Chardin (1965), 150-53: a. Đòi một sự hội tụ hoàn thành; b. trong quan điểm chính xác hơn về tư tưởng; c. trong quan điểm chính xác hơn về tình yêu.

52 Cha Valverde, thuộc Đại học Comillas (Tây Ban Nha), đã trình bày với Đại hội Thomist quốc tế tại Rome (tháng 9 năm 1965) một báo cáo về Evolucionismo Teilhardiano y quinta Via (Acta 1: 295-301). Trong một báo cáo khác cũng từ đại hội này, Abbé Marcel Duquesne, thuộc Phân Khoa Công Giáo của Lille, cũng đưa ra một so sánh tương tự (“La Preuve de Dieu par le gouvernement des choses”).

53 Oeuvres, 9: 226.

54 Claude Cuénot, Pierre Teilhard de Chardin (1958), 336-37.

55 Năm 1951, ấn bản năm 1956, 162. Xem Comment je vois (1948), no. 13.

56 Comment je vois, no. 20. “L’Union créatrice”, trong Écrits du temps de la guèrre, 181-84.

57 Smulders, La Vision, 278-79; “Đây là sự chuyển động trong tư tưởng của Teilhard về cơ bản không khác với các hình thức hộ giáo cổ điển".

58 Le Phénomène humain, 299-300. La Messe sur le Monde (1923): “công việc của Thế giới bao gồm, không phải trong việc tạo ra một Thực tại tối cao nào đó, mà là được hoàn thành qua sự kết hợp với Hữu thể tiền hữu".

59 Action et activation, August 9, 1945; Oeuvres, 9: 226. La Vie cosmique; Écrits, 5 và 183. L’Union créatrice, v.v.

60 Comment je crois (1934). Sommaire de ma perspectivep hénoménologique du monde (1954), 2, v.v. La Transposition conique de l’action (1942): “siêu ý thức, siêu bản vị, siêu thực tại”; Oeuvres, 5: 121.

61 L’Énergie humaine (1937); Oeuvres, 6: 180.

62 Le Rebondissement humain de l’Évolution (1947); Oeuvres, 5: 265.

63 Esquisse d’un Univers personnel (1936); Oeuvres, 6:89.

64 Le Phénomène Spirituel (1936); Oeuvres, 6: 136.

65 Esquisse d’un Univers personnel (1936); Oeuvres, 6: 103. Du Cosmos à la cosmogénèse (March 15. 1951), 7: 271, v.v.

66 Le Phénomène humain, 305; "Tiêu điểm trung tâm nhất thiết tự trị" (292, Ghi chú). La Place d l’Homme dans l’univers (1942): “Tiêu điểm không thể đảo ngược”; Oeuvres, 3: 323. Về sự đơn giản và "phức tạp" của Hữu thể Thiên Chúa: Esquisse d’un Univers personnel; 6:75 và 86.

67 Xem thêm La Centrologie, no. 24; Oeuvres, 7: 119.

68 Le Milieu divin, 175.

69 La Centrologie, no. 24; Oeuvres, 7: 110.

70 Comment je vois, no. 20. Réflexions sur le bonheur; Cahiers, 2:63.

71 Le Phénomène humain, 299-300. Les Singularités de l’espèce humaine. Phụ lục, ngày 25 tháng 3 năm 1954; Oeuvres, 2: 373-74. Như chúng ta thấy, Cha Teilhard đã không chịu bắt chước cử chỉ tham vọng nhằm “vượt qua giá trị tối thượng của tình yêu và vượt lên trên sự siêu việt của Thiên Chúa bản vị”, một cử chỉ trên thực tế "tự để nó bị cuốn đi bởi dòng tâm linh tiền Kitô giáo và tiền bản vị”: Jacques-Albert Cuttat, introduction to R. C. Zaehner, Inde, Israël, Islam, bản tiếng Anh của Eva Meyerovitch (1965), 17.

72 Chúng ta nên nhớ rằng, theo ngôn ngữ của Cha Teilhard, sự thống nhất và đồng nhất đối lập nhau. Điều đầu cũng là sự dị biệt hóa, bản vị hóa. Cực kỳ hợp nhất hóa, Thiên Chúa đang “cưc kỳ bản vị hóa”: Comment je vois, no. 20, v.v.

73 Essai d’une dialectique de l’esprit (1946); Oeuvres, 7: 154-56. Comment je crois (1934): “Và vì theo cách đó, bây giờ người ta đã phác họa cho tôi một lĩnh vực Bản vị và các liên hệ bản vị, tôi bắt đầu ngờ rằng các lôi kéo và hướng dẫn có bản chất trí thức có thể bao bọc tôi và nói với tôi".

74 Teilhard de Chardin et la pensée catholique, Colloque de Venise (Paris,1965), 88-89.

75 Thư ngày 25 tháng 5 năm 1923.

76 Comment je vois, no. 22.

77 Xem các thuật ngữ được trích dẫn trong Maurice Blondel and Pierre Teilhard de Chardin, Correspondance commentée by Henri de Lubac, chương có tựa đề: “Descente et Montée dans l’oeuvre du Père Teilhard ”(129-53). Như Georges Crespy đã nói, 107, Teilhard: "không che giấu việc ‘chuyển sang thể loại khác’cấu thành hành vi đức tin.... ”

78 Mon univers of 1924: Oeuvres, 9:81. Chúng ta có thể áp dụng ở đây những gì Cha Henri Bouillard nói về Blondel, trong Blondel et le christianisme (1961), 162: “Nói rằng mầu nhiệm của Đấng Trung gian giải quyết vấn đề bí ẩn triết học là không yêu cầu việc Nhập thể, nó phải hưởng lợi nhờ ánh sáng mà ý niệm của nó mang lại và người ta đã tìm thấy từ một nguồn khác".

79 Đã dẫn, 84.

80 Hérédité social et progrès (1938); Oeuvres 5:51. Đó là “viễn kiến của người Kitô hữu theo chủ nghĩa nhân bản” về sự vật.

81 Ghi chú ngày 17 tháng 10 năm 1918. L’Union créatrice (November 1917): “Chúa Kitô, tất nhiên, không phải là Trung tâm mà tất cả mọi vật, ở đây bên dưới này, có thể tự nhiên khao khát được kết hợp. Chúa Kitô như đích đến là một ân huệ bất ngờ và nhưng không của Đấng Tạo Hóa. Vẫn sẽ luôn luôn đúng là... ” (Écrits du temps et de la guèrre, 195). Như thế, lập luận từ bên trong thế giới của chúng ta, Cha Teilhard sẽ không còn thường xuyên xem xét giả thuyết về "bất kỳ trung gian nào" hoặc về một "tiêu điểm hội tụ mơ hồ”. Ngài làm như vậy, ít nhất, một lần trong L’Ame du Monde (1918). Xem ở đó ghi chú trước bản văn này trong Écrits du temps de la guerre, 217-19. Ở đây, suy nghĩ của Teilhard, ở một mức độ nào đó, là tiếng vang của Pierre Rousselot, như được giải thích bởi nghiên cứu chưa được xuất bản về “Idéalisme et Thomisme”, viết năm 1908 và sửa chữa năm 1911.

82 Mon Univers of 1924; Oeuvres, 9:82 (ngày 29 tháng 1 năm 1918): “Chúa Kitô, qua tin mừng của Người về sự từ bỏ, đã tạo thành một Omega mới trong Kosmos, nhưng tùy thuộc chúng ta (Vos estis sine intelligentia?[các con không có trí khôn hay sao]) phải tạo nên sự hợp nhất giữa Omega này và tương lai tự nhiên của Kosmos". Xem Le Phénomène humain, 332, ghi chú.

83 Ma position intellectuelle (New York, April 1948).

84 La Mystique de la Science (1939); Oeuvres, 6: 220-21.

85 Ma position intellectuelle (April 1948); bản văn công bố trong Les Études philosophiques năm 1955, dưới tựa La Pensée du Père Teilhard de Chardin par lui-même, 580.

86 Que faut-il penser du Transformisme? (1930); Oeuvres, 3: 122.

87 Trả lời câu hỏi từ tạp chí Esprit, Catholicisme et science (1946); Oeuvres, 9: 238-40. Xem Réflexions sur deux formes d’esprit (1950); 7: 236.

88 La Vie cosmique (1916); Écrits, 9.

89 La Centrologie, ngày 13 tháng 12 năm 1944, dẫn nhập; Oeuvres, 7: 105-6. La Place de l’homme dans l’univers, Réflexions sur la Complexité, ngày 15 tháng 11, Năm 1942; Oeuvres, 3: 306. L’Union créatrice, Écrits..., 180, và các bản văn tương tự khác.

90 Thư ngày 25 tháng 2 năm 1929.

91 Thư ngày 20 tháng 11 năm 1918, Genèse d’une pensée, 334. La Peur de l’existence, ngày 26 tháng 1 năm 1949; Oeuvres, 7: 196.

92 Chúng tôi đã đề cập tới chủ đề này nhiều lần trong La Pensée Relgieuse..., đặc biệt là trong chương 15 (“Un Renversement de méthode”), trong Blondel et Teilhard de Chardin, Correspondance commentée, 109-26: “Envergure et limites de l’oeuvre teilhardienne”.

93 Teilhard de Chardin et la penée catholique, Colloque de Venise, 19.

94 “Réflexions sur la méthode de Teilhard de Chardin”, trong tập Festschrift được cung cấp cho Cha Bochenski, 295 và 317.

95 De la science à la foi, 9.

96 Colloque de Venise, 33. Một phán đoán tương tự như phán đoán của Cha Sertillanges về Claude Bernard sẽ được áp dụng tự do vào Teilhard: “Ông xây một cầu nối giữa sinh lý học và siêu hình học”: La Philosophie de Claude Bernard (1964), 7.

97 Le Rebondissement humain de l’Évolution et ses conséquences (Tháng 9 23 năm 1947); Oeuvres, 5: 268-69.

98 Về một số khía cạnh khác của sự lạc quan này: Jean Bastaire, “Teilhard l’impatient”, Cahiers universitaires catholiques (December 1965-January 1966),146-59.

99 xem La Prière du Père Teilhard de Chardin, phần thứ hai, chương 3: “Foi et analogie”.

100 Comment je crois.

101 Ngài viết cho Cha Auguste Valensin, ngày 27 tháng 5 năm 1923: “Bằng mọi giá, tôi tin rằng, cần phải bám vào niềm tin, vào một hướng, vào một cùng đích, ra khỏi sự xáo trộn của con người (cả tự nhiên), vì không có đức tin này, không có gì hơn xuất hiện để hợp pháp hóa luật hành động cho lý trí của chúng ta. Nhưng, thoạt nhìn, các biểu kiến trái ngược lại, và đổ nát, phân rẽ, hình như thống trị lịch sử của Sự sống”.

102 L’Énergie humaine (1937); Oeuvres, 6: 173-74.

103 xem La Lutte contre la multitude; Écrits, 120-22.

104 Réflexions sur le bonheur (Bắc Kinh, ngày 28 tháng 12 năm 1943); Cahiers Pierre Teilhard de Chardin, 2: 55-58.

105 Esquisse d’un univers personnel (1936); Oeuvres, 6: 105; "Không gì làm đẹp hơn bằng sự kết hợp đã đạt được: không gì cần cù hơn việc theo đuổi sự kết hợp".

106 Les Singularités, 43. Genèse d’une pensée, 278. Parole attendue (1940); Cahiers, 4:28. La Vie cosmique; Écrits, 54-57. Lời nói đầu cho Marguerite Teilhard de Chardin, L’Énergie Spirituelle de la souffrance (1951), 9-11. Mon Univers de 1924; Oeuvres, 9: 88-92 và 97-102, v.v. Ngài cũng biết rõ rằng đức ái Kitô giáo không tự nhiên đối với con người — và ngài thậm chí còn bị khiển trách, một cách rất không thận trọng, vì đã tuyên bố như thế với chủ nghĩa hiện thực. Fiunt, non nascuntur christiani (Kitô hữu như thế chứ không sinh ra như thế).

107 Esquisse d’un univers personnel; Oeuvres, 6:89.

108 Comment je crois (1934).

109 Chẳng hạn, hãy xem Le Coeur de la Matière (1950), 32. La Grande monade (1918); Écrits, 237-48. Le Milieu divin, 172: “Để tôi không sa cơn cám dỗ nguyền rủa Vũ trụ và người đã tạo ra nó.... ” Xem La Prière du Père Teilhard de Chardin, 12123. M. Barthélemy-Madaule, Bergson et Teilhard de Chardin (1962), 411-21. Claude Cuénot, “L’Angoisse contemporaine, un essai de réponse ”, trong Cahiers de vie franciscaine, 33 (Năm 1962).

110 La Fin de l’Espèce (ngày 9 tháng 12); Oeuvres, 5: 395. Xem Le Goût de vivre (Tháng 11 năm 1959); 7: 239-51. Le Retentissement Spirituel de la bombe atomique (Năm 1946); 5: 184-85.

111 La Peur de l’existence (1949); Oeuvres, 7: 197.

112 Réflexions sur le bonheur (1943); Cahiers, 2:60.

113 Xem Pierre Rousselot, S.J., Études ngày 5 tháng 9 năm 1911: “Ai sẽ làm cho những người đương thời của chúng ta cảm nhận được hương vị hiện hữu, tình yêu hiện hữu sâu sắc và không thể diễn tả được này, sự lạc quan nhiệt thành này, tình âu yếm trang trọng, sâu sắc, gần như vô hạn này đối với nhân tính, tỏa ra từ mọi trang sách của Tiến sĩ thiên thần?”

114 Xem Étienne Borne, De Pascal à Teilhard de Chardin (Clermont-Ferrand, 1962), 67-68: “Bất chấp những luận điệu đáng ngờ che khuất tầm nhìn của chúng ta, tư tưởng của Teilhard nằm trong truyền thống Thomist, tuy nhiên, có nhiều đặc điểm bị dị ứng với Teilhard de Chardin: phục hồi một bản nhiên đáng tin cậy và tốt đẹp ngay trong nó, mô tả hợp lý về con người và thế giới theo các khái niệm vay mượn từ khoa học thực nghiệm và thực chứng, bằng chứng về sự hiện hữu của thể tuyệt đối bằng chính chuyển động của các sự vật vốn cho thấy người chuyển động đầu tiên hoặc điểm Omega, tất cả những đặc điểm này đều là của chung Thánh Tôma Aquinô và Teilhard de Chardin”. Xem thêm M. Labourdette, O.P., Le Péché originel et les origines de l’homme (1953), 127 và 145-46. Olivier A. Rabout, O.P., Dialogue avec Teilhard de Chardin (1958), 167. Claude Cuénot, Situation de Teilhard de Chardin, Bulletin de la Société industrielle de Mulhouse, no. 712 (1963), tr. 25, và trích dẫn E. Borne, 26. Blondel et Teilhard, Correspondance commentée (1965), 96 và 99-100, v.v.

115 Thư gửi Leontine Zanta, ngày 26 tháng 1 năm 1936, 127-28, v.v. Xem thư ngày 16 tháng 3 năm Năm 1919: “Điều nuôi dưỡng toàn bộ đời sống nội tâm của tôi là hương vị Hữu thể, được thỏa lòng trong Thiên Chúa, Chúa của chúng ta”; “Cầu xin Chúa của chúng ta bảo vệ hương vị Hữu thể trong tôi, và viễn kiến Người chính là Hữu thể!” Xem Prière, 95.

116 Ngày 25 tháng 2 năm 1929, ngài viết, “Đối với tôi, xem ra tôi đã gần như đem vào tập chú một 'Vật lý học về Thần khí' nào đó.... Đây là một loại giản lược Vũ trụ vào thể tâm linh trên bình diện vật lý (không siêu hình), một bình diện đối với tôi, có hệ quả may mắn của việc hợp pháp hóa việc bảo tồn các bản vị (nghĩa là, sự ‘bất tử’ của các linh hồn) trong Vũ trụ”.

117 L’Activation de l’Énergie humaine (1953); Oeuvres, 7: 413.

118 Joseph Perini, CM., “Utrum argumentando ex desiderio naturali immortalitatis, S. Thomas apodictice evincat animan humanam esse immortalem” [bằng cách lập luận từ ý muốn tự nhiên được bất tử, Thánh Tôma đã chứng minh một cách đầy kết luận rằng linh hồn con người là bất tử], trong Divus Thomas (Piacenza, 1965), 383: “Certissime agitur de demonstratione apodictica, quae sc. ex se valet gignere in intellectu perfectam certitudinem” [đó hết sức chắc chắn là trường hợp chứng minh hộ giáo, một chứng minh tự nó có năng lực tạo ra một sự chắc chắn hoàn hảo trong trí hiểu]. Xem La Pensée Relgieuse, 253-60.

119 Le Phénomène humain, 258-59.

120 Thư ngày 10 tháng 4 năm 1934; Lettres de voyage, 1923-1955 (1961), 176, v.v. Xem Lettres à Léontine Zanta (1965), 134-35.

121 Le Goût de vivre (1950); Oeuvres, 7: 246.

122 Le Christique (1955).

123 L’Hominisation; Oeuvres, 3: 103 và 107. Le Groupe zoologique humain, 132, 154-55, v.v.

124 Place de la technique dans une biologie générate de l’humanité (1947); Oeuvres, 7: 168.

125 161. Xem La Vie cosmique (Écrits, 56): “Tất cả năng lực đều mạnh mẽ như nhau đối với điều thiện và điều ác”. Mon Univers de 1924; Oeuvres, 9: 112-13. Xem La Prière, phần đầu, chương 13. Chính trong nghĩa này, Teilhard sẽ đồng ý nói với Albert Vandel (“L’Évolutionnisme du Pere Teilhard de Chardin”, trong Les Études philosophiques [1965], 463): “Con người có thể thành công trong mọi sự nhưng cũng có thể thất bại trong mọi sự" Tương tự như vậy, khi nói rằng “thà người ta ngăn cản Trái đất đừng quay hơn là làm nhân loại khỏi toàn thể hóa [totalized] ”, hoặc một lần nữa, rằng nhóm người không thể "thoát khỏi một số quy luật biến đổi không thể đảo ngược", ngài thực sự có ý định không nói điều gì có thể trở thành "một cuộc tấn công nhục nhã vào tự do của chúng ta": Les Directions et les conditions de l’avenir (1948); Oeuvres, 5: 295-98. Tuy nhiên, định kiến chống Teilhard thành nếp đã khiến một người thông minh viết: “quan niệm về diễn trình phát sinh trí khôn [noogenesis] bảo đảm, không thể đảo ngược có thể chỉ là một sự biến chất của chủ nghĩa tịch tĩnh [quietism] nơi chủ nghĩa Pelagiô dẫn chúng ta tới một cách chết người”(André Thérive, trong Écrits de Paris [tháng 2 năm 1964], 102).

126 Xem La Pensée Relgieuse, chương 10, “Évolution et liberté”; Blondel et Teilhard, Correspondance commentée (1965), 91-94 và 151. Xem Note sur le Progrès (1920); Oeuvres, 5:31, v.v. “Sinh ra với trí thông minh, cơn cám dỗ nổi loạn hẳn phải thường xuyên thay đổi và phát triển cùng với nó” (C. Cuénot, Hoàn cảnh, 11).

127 Le Retentissement de la bombe atomique (1946); Oeuvres, 5: 187.

128 Georges Crespy, De la science à la théologie, essai sur Teilhard de Chardin, Cahiers théologiques, 54 (Neuchâtel, Switzerland: Delachaux et Niestlé, 1965), 105.

129 Le Phénomène humain, 123 và 161. Bulletin de la Société géologique de France (1946), 501, v.v. Blondel et Teilhard, Correspondance commentée, 93-94.

130 Xem thêm La Vie cosmique; Écrits, 25-28: “La Ségrégation de l’humanité”.

131 Đây là học thuyết của các Giáo phụ. Vì vậy, Thánh Hilary thành Poitiers: “Ipse autem, Universalitatis nostrae in se continens ex carnis assumptione naturam; —Naturam in se Universalae carnis adsumpsit; —omnium nostrum corpus adsumpsit ” [Tuy nhiên, Người chứa đựng trong Người bản chất phổ quát của chúng ta từ lúc mặc lấy thân xác; Người đã mặc lấy nơi Người bản chất phổ quát của thân xác; của mọi thân xác của chúng ta] (Migne, PL 10, 409; 9, 1025; CSEL 22, 108), v.v. Origen, In psalmum 36, horn. 2, n. 1: “Christus enim, cujus omne hominum genus, immo fortasse totius creaturae universalitas corpus est ” [Vì Chúa Kitô, mà thân xác là tính phổ quát của nhân loại, và có lẽ của toàn bộ sáng thế] (Migne, PG 12, 1330). Xem Thánh Cyril thành Alexander, Chống Nestorius c. 1, c. 1 (Migne, PG 76, 17). Saint Thomas, Summa, tertia pars, q. 8, art. 3: “Accipiendo generaliter secundum totum tempus mundi, Christus est caput omnium hominum, sed secundum diversos gradus.... ” [Xét chung, theo toàn bộ thời gian của thế giới, Chúa Kitô là đầu mọi con người, nhưng ở các mức độ khác nhau]

132 Thư ngày 9 tháng 10 năm 1916. Genèse d’une pensée, 166. Le Prêtre (1918): “Chúa đã tiết lộ cho con ơn gọi thiết yếu của Thế giới để vươn tới sự trọn vẹn qua phần được tuyển chọn của toàn bộ hữu thể của nó trong sự viên mãn của Ngôi Lời nhập thể của Chúa”; Écrits, 286.

133 Ghi chú ngày 8 tháng 2 và ngày 19 tháng 7 năm 1916, ngày 9 tháng 4 và ngày 16 tháng 11 năm 1918.

134 Les Noms de la matière (1919); Écrits, 429. Thư ngày 9 tháng 1 năm 1917: “Trái đất đích thực đối với tôi là phần được tuyển chọn của Vũ trụ, vẫn còn hơi lan rộng ở khắp mọi nơi, và đang trên đường đến phân rẽ từ từ, nhưng từng chút một mặc lấy thân thể và hình dạng trong Chúa Kitô ”(Genèse d’une pensée, 213).

135 Nó được tìm thấy một lần nữa trong Le Milieu divin: “Quá trình hoàn chỉnh mà từ đó Đất mới dần dần được sinh ra là một tập hợp đi đôi với một phân rẽ” (187); “Phân rẽ và tập hợp. Tách biệt các yếu tố xấu xa của Thế giới và sự 'hợp sinh' [coadunation] của các Thế giới sơ đẳng [elementary Worlds] mà mỗi tinh thần trung thành xây dựng xung quanh mình trong việc làm và trong khó khăn...” (195).

136 Khi Thánh Phaolô nói, Rm 11:26: “Trọn dân Israel sẽ được cứu”, ngài cũng không cho là quyết định số phận của mỗi cá nhân. Xem Thánh Augustinô, In Joannem, tract. 6, no. 26, liên quan đến các ly giáo, ám chỉ đến Diễm ca 6: 9: “Tại sao bạn lại xé chim bồ câu của tôi? Không, bạn đã không xé nát nó: bạn đã xé lòng dạ của riêng bạn; vì, trong khi bạn bị xé nát, chim bồ câu vẫn còn nguyên vẹn". Xem Catholicisme, loạt sách “Foi vivante” (Ed. Du Cerf, 1965), chương. 8, 174-76. [Bản dịch tiếng Anh: Catholicism (San Francisco: Ignatius Press, 1988)].

137 Étienne Borne, trong Recherches et débats, 40 (1962), 64.

138 Helmut de Terra, Mes voyages avec Teilhard de Chardin, bản dịch của André Tintant (Paris, Éd. Du Seuil, 1965), 136.

139 Cha Norbert M. Luyten đã ghi nhận một cách thận trọng về khía cạnh này rằng, "vì sợ một vũ trụ luận quá ngây thơ - hoặc quá khó khăn -, suy nghĩ của chúng ta phần lớn đã trở thành phi vũ trụ [acosmic] và vẫn bị giam cầm bởi một tự phản tỉnh khá vô vị”. Ngài kết luận,Teilhard ít nhất cũng có công khi chỉ ra “nhiệm vụ to lớn và cấp bách đang chờ đợi chúng ta ”. Teilhard de Chardin, Nouvelles perspectives du savoir? (Fribourg, Switzerland, 1965), 66-67.

Kỳ sau: Chương Hai: Sự đóng góp của Teilhard vào việc hiểu biết Thiên Chúa