1. Một ngôi làng trên cao nguyên lại bị chìm sâu trong dòng nước, chỉ còn thấy ngọn tháp nhà thờ

Curon là một thị trấn miền núi trong vùng Trentino Alto Adige của Ý. Không ai đã nhìn thấy Curon kể từ những năm 1950.

Toàn bộ thị trấn đã bị nhấn chìm trong dòng nước từ năm 1950. Đó là kết quả của một dự án xây đập thủy điện gây tranh cãi. Hồi đó, người dân địa phương thậm chí đã nhờ đến sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 13 nhưng các nhà chức trách vẫn tiến hành xây dựng con đập. Rốt cuộc 160 ngôi nhà của thị trấn và ngôi nhà thờ có từ thế kỷ 14 của thị trấn này đã phải chìm sâu trong dòng nước khi đập này bị vỡ.

Điều duy nhất còn lại để nhắc nhở du khách về sự tồn tại của Curon là tháp chuông màu kem nổi lên một cách kỳ lạ giữa làn nước xanh đậm của hồ Resia. Hình ảnh đẹp như mơ, truyền cảm hứng cho các nhà văn trên toàn thế giới và thậm chí là một chương trình Netflix được đặt tên thích hợp là “Curon”. Vào mùa đông, hồ Resia đóng băng, một số du khách đã liều đi bộ trên băng để đến cạnh tháp chuông chụp một bức ảnh mạo hiểm.

Tuần này, các công trình sửa chữa trên con đập đã tiết lộ những gì còn lại của ngôi làng Alpine đã bị mất tích từ lâu. Dấu vết của những ngôi nhà trước đây, với các bậc thang, tường và mái bị hỏng, có thể được phát hiện gần với phần còn lại của nhà thờ thế kỷ 14. Công việc xây dựng trên hồ đã bắt đầu từ nhiều tháng trước và khi mùa xuân đến, lớp băng cuối cùng tan chảy, để lộ thị trấn ma dưới hồ.


Source:Aleteia

2. Công Giáo Ukraine đông phương không cải tổ lịch phụng vụ

Hôm 05/8 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo nghi lễ Đông phương ở Ukraine, cho biết Giáo hội này chỉ cải tổ lịch phụng vụ nếu có sự đồng thuận với Giáo hội Chính thống, vì không muốn gây thêm chia rẽ và căng thẳng giữa Công Giáo và Chính thống.

Giáo Hội Công Giáo Latinh và đại đa số các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang theo lịch Gregorio, là lịch do Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII ấn định hồi năm 1582. Lý do vì lịch được sử dụng cho đến bấy giờ, do Hoàng đế La Mã Giuliano ấn định vào năm 46 trước công lịch, và sau 1627 năm, lịch bị trễ mất 10 ngày, tức là mỗi năm trễ mất 11 phút 14 giây. Vì thế Đức Giáo Hoàng quyết định rằng sau ngày thứ Năm mùng 04/10 năm 1582, lịch sẽ nhảy lên 10 ngày, tức là trở thành ngày thứ Sáu 15 tháng Mười.

Lịch Gregorio dần dần được chấp nhận trong hầu hết các quốc gia, kể cả các nước theo Tin lành. Nhưng các tín hữu Chính thống, nhất định không chịu chấp nhận sự thay đổi đó và nói rằng thứ tự các ngày trong tuần là do Thiên Chúa tạo nên, do đó con người không được phép thay đổi. Vì thế, họ vẫn giữ nguyên lịch cũ. Do đó, các tín hữu Chính thống và Công Giáo mừng lễ Giáng sinh và Phục sinh vào những ngày khác nhau.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine Đông phương tách biệt khỏi Chính thống Nga và Ukraine, hồi năm 1595 để trở về hiệp nhất với Tòa Thánh, nhưng vẫn giữ nguyên phụng vụ như Chính thống, kể cả việc cử hành các ngày lễ Giáng sinh và Chính thống theo lịch Giulianô. Từ lâu, vẫn có đề nghị Giáo hội này theo lịch chung như Giáo Hội Công Giáo Latinh. Tuy nhiên, hãng tin Pro Oriente, truyền đi hôm 03/8 vừa qua cho biết, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk khẳng định rằng việc thay đổi lịch chỉ được thực hiện nếu nó góp phần vào sự hiệp nhất Giáo hội, và không tạo nên những căng thẳng. Theo Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, vấn đề lịch không thuộc tín lý, vì thế các cộng đoàn Công Giáo Ukraine ở hải ngoại thường theo lịch chung của đa số dân địa phương. Do đó tại những nước như Ý, Tây Ban Nha, hoặc Bồ Đào Nha, Australia, các tín hữu Công Giáo Ukraine vẫn cử hành phụng vụ theo đa số ở địa phương. Đức Tổng Giám Mục nói: Sự hiệp nhất của Giáo hội và dân chúng chiếm vị thế ưu tiên.

Đức Tổng Giám Mục Trưởng bày tỏ lập trường trên, đây nhân cuộc gặp gỡ với giới trẻ hành hương tại Đền thánh Saranya, trung tâm hành hương nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở miền Tây Cộng hòa Ukraine, nơi có tôn kính bức ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

3. Caritas Bồ Đào Nha lo ngại tình hình xấu nhất vẫn chưa xảy ra vì tình trạng đại dịch đang xấu đi

Chủ tịch của Cáritas Portuguesa nói với thông tấn xã ECCLESIA rằng tổ chức bác ái Công Giáo này thấy trước một viễn cảnh “không chắc chắn” trong những tháng tới, trong đó ảnh hưởng của đại dịch có thể còn tồi tệ hơn mức dự đoán.

Rita Valadas nói: “Điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn chưa xảy ra, những ai quan tâm đến tình trạng đại dịch coronavirus có thể thấy rằng tình trạng lây nhiễm vẫn đang gia tăng”.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Cáritas Bồ Đào Nha đã đưa ra một chiến lược quốc gia có tên là “Đảo ngược đường cong nghèo đói ở Bồ Đào Nha”.

Cô nói: “Mối quan tâm chính của chúng tôi hiện tại là những điều không thể chắc chắn được, yếu tố này gây khó khăn trong việc bảo vệ khả năng cung cấp các phản ứng tổng hợp và xuyên suốt; và ngăn cản việc tiếp cận số lượng lớn nhất những người yêu cầu chúng tôi giúp đỡ”.

Trong 13 tháng, chương trình đã hỗ trợ tổng cộng 16,674 người, bao gồm trong 6057 gia đình, trong đó có 2862 gia đình lần đầu tiên cần được giúp với tổng số tiề lên đến 405,670.87 euro.

“Với việc huy động 20 Caritas cấp giáo phận, chúng tôi đã thực hiện được một sự can thiệp trong phạm vi cả nước,” Rita Valadas nói.

“Chúng tôi phải kết hợp các nguồn tài nguyên để có thể can thiệp kịp thời. Không ai có thể một mình giải quyết tình hình phức tạp hiện nay.”
Source:Ecclesia