Tư liệu FABC số 52
CHƯƠNG 4: SUY TƯ THẦN HỌC


Phần 1: Một loại hình Thần học cho Thời đại Chúng ta

Đọc được những Dấu chỉ Thời đại. Một đặc điểm của Công đồng Va-ti-can II chính là sự quan tâm hoàn toàn mới mẻ của Giáo hội trong việc xem xét kỹ lưỡng “các dấu chỉ của thời đại”. Rõ ràng thần học đóng vai trò trợ giúp Giáo hội làm việc này nhờ Kinh thánh, Thánh truyền và Huấn quyền. Những gì đang diễn ra xung quanh và trong Giáo hội được các nhà thần học nhận định là “cứ liệu thần học” – đại loại là những gì họ phải để tâm lắng nghe. Thần học thực hiện được điều này cũng cần tới mọi ngành khoa học xã hội. Khá nhiều tiền lệ rõ ràng đã tồn tại, khi nhờ đến các nguồn liệu thế tục.

Nền thần học nhận thức từ lâu nhu cầu cần khám phá, cũng như trình bày kho tàng đức tin với sự hỗ trợ từ các khái niệm và dụng cụ triết học. Cùng với xác tín, thần học luân lý đang xem xét và sử dụng chọn lọc những tư tưởng của tâm lý học đương thời. Tuy nhiên, công việc suy tư thần học không được ngăn trở việc nhìn nhận và nêu ra luận điểm tương đồng hệ trọng trong tư tưởng các môn khoa học xã hội, khởi sự với việc dùng nó mà giải đáp nghi vấn: Đối tượng suy tư thần học? Đến từ đâu? Ảnh hưởng thế nào đối với các nhóm cấu thành xã hội?

Nói cách khác, Công đồng Va-ti-can II không hạ thấp một nền thần học mà chủ yếu lắng nghe Lời Chúa như dân Is-ra-en hay các thế hệ Ki-tô hữu đã làm; hơn thế, biết truy tầm nâng cấp trải nghiệm thời đại hiện nay, cũng như nhận nó làm chất liệu suy tư. Chúng ta mong mỏi chấm dứt chính sách độc quyền mà trong đó chỉ tận hưởng một kiểu suy tư thần học. Tại nhiều nơi thuộc Thế giới thứ Ba, chính sách độc quyền này bị tan vỡ nhờ tính hiệu quả minh chứng của một nền thần học biết chú tâm lắng nghe cảm nghiệm người nghèo ngày nay.

Cách thức Suy tư Thần học Mới mẻ. Thần học có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, khi linh mục thuyết giảng, bố mẹ giải thích cho con gái biết tại sao “mọi người hành động như vậy” chẳng phải vì lí do nó làm, tất cả những điều này được gọi là suy tư thần học, cụ thể, họ cùng với người khác tìm kiếm Lời Chúa cho chúng ta hôm nay. Còn theo nghĩa hẹp, thần học là sinh hoạt của giới chuyên môn được đào luyện. Cốt lõi bé xíu trong giới thần học gia điêu luyện tự mình không thể thay đổi phong cách chiếm lĩnh của lối suy tư thần học. Họ có trách nhiệm trong chương trình đào tạo chủng sinh, việc lệ thuộc kinh tế vào trợ cấp Giáo hội cũng như cách tiếp cận cuộc sống theo khía cạnh tri thức, và giới hạn bản thân. Các linh mục ở những nơi đối mặt với 30% số người tham dự Thánh lễ và thấp hơn nữa, hoặc bố mẹ trăn trở tìm hiểu tình trạng con cái họ nhớ hết nội dung từ phương tiện truyền thông, những điều này tự nó không tạo ra cách thức suy tư thần học mới mẻ. Một vài phong trào mở rộng nhờ toàn thể Giáo hội địa phương mà họ là thành viên như nhà thần học chuyên môn, cha phó, bố mẹ, nếu xét một cách lý tưởng, họ cần đối thoại thật sự và cùng nhau kiếm tìm.

Nhà thần học mong muốn trau dồi cách thức suy tư thần học mới mẻ, chính là những ai sẽ phải tự làm quen hoàn toàn với cảm nghiệm sống nơi người nghèo ở một đất nước nào đó (qua cảm nghiệm đầu tay và lựa chọn chuyên tu) cũng như truyền thống và trải nghiệm của giai cấp lao động. Trong các lĩnh vực thần học cũng như khoa học xã hội, điều thiết yếu chính là con người với kỹ năng phân tích đáng kể và tư duy. Hơn cả sách vở, họ nắm bắt dữ liệu thô để suy tư từ cảm nghiệm của người nghèo và trăn trở chiến đấu nhằm thay đổi xã hội. Hơn nữa, những khả năng của giới chuyên môn dành hết cho công cuộc phục vụ này ắt hẳn muốn tạo ra một khuôn hình lý thuyết đa dạng mà có thể chứng tỏ kỹ năng nối kết thần học với các ngành khoa học xã hội trong cách thức hữu hiệu, và được bổ trợ nhờ trải nghiệm của người nghèo.

Phần 2: Giáo hội và Giới Lao động

Về phía Người lao động. Người lao động hiện diện tại AISA đã chú tâm lắng nghe khi Đức ông Ralph Salazar trình bày: “Vào năm 1891, Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII kiên định đặt Giáo hội về phía người lao động như Ngài viết trong thông điệp Rerum Novarum. Đức Giáo Hoàng khẳng định: người công nhân sở hữu quyền tự nhiên nhằm hình thành các tổ chức với cấu trúc thích hợp, để tự do hành động theo sáng kiến của bản thân”. Các tham dự viên công nhân đã bàng hoàn trước sự thật này mà họ chưa từng được nghe.

Tiếp đó, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI quả quyết giáo huấn xã hội của Giáo hội “đồng hành với con người trong việc kiếm tìm”, nhưng không chỉ dừng lại ở việc khơi gợi lại những nguyên lý chung chung. Còn Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II diễn giải: bởi vì học thuyết xã hội của Giáo hội có nguồn gốc từ Tin Mừng, được lãnh nhận, rao truyền và thực hành trong Giáo hội, cho nên, nó luôn luôn tồn tại. Ngài gọi đó là “tiếng vang vọng của lương tâm con người” (tiếng lòng). Trước đó, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã khẳng định: những giáo huấn xã hội chẳng phải là mô hình được thêu dệt, mà là di sản sống động – giáo lý và thực hành – được phát triễn theo hoàn cảnh chuyển biến của thế giới. Theo lời quen thuộc của Ngài, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI trực tiếp nêu rõ: “Điều đó phụ thuộc vào cộng đoàn Ki-tô giáo trong việc phân tích khách quan hoàn cảnh phù hợp với đất nước nơi họ đang sinh sống, để ánh sáng lời hằng sống của Thiên Chúa chiếu rọi và từ đó rút ra những nguyên lý suy tư, chuẩn mực đánh giá, cũng như đường hướng thực hiện dựa vào giáo huấn xã hội của Giáo hội” (Octogesima Adveniens, số 4).

Suy tư nối tiếp suy tư, tuyên bố này đến tuyên bố kia của các Đức Giáo Hoàng gần 100 năm qua lột tả những giáo huấn xã hội sau:
- “Công đoàn hay liên hiệp lao động, chỉ sử dụng luật lệ làm phương thế bảo vệ người lao động” (Lê-ô XIII);
- “Lương bổng được quyết định không nên bởi quan điểm lợi ích cá nhân, mà phải dựa trên hành động tạo ra công ăn việc làm càng nhiều càng tốt” (Pi-ô XI).

Trong thông điệp vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II năm 1981, hàng loạt quả quyết về nỗ lực của người lao động:
- “Người lao động có quyền lập hội”.
- “Công đoàn Lao động chính là tiếng nói cho cuộc đấu tranh dành sự công bằng xã hội, cho quyền lợi người lao động, nhưng không phải là cuộc chiến chống lại người khác”.
- “Người lao động được hưởng những quyền lợi xã hội như chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi và giải trí, trợ cấp, bảo hiểm và môi trường làm việc lành mạnh”.
- “Học thuyết xã hội Công Giáo công nhận đình công hợp lệ theo những điều kiện và giới hạn thích hợp. Người lao động phải được đảm bảo quyền đình công, mà không phải chịu một hình phạt nào, kể cả cá nhân hay hình sự”.
- “Công việc là phương tiện mà nhờ đó con người trưởng thành trong tình hiệp thông với Chúa và được tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua”.
- “Lao động gắn liền với mầu nhiệm hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa; qua lao động, mỗi người được thông phần vào kỳ công sáng tạo của Người”.

Vào năm 1961, Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII cũng tách biệt Giáo hội khỏi các lực lượng xã hội mà họ hầu hết chống lại sự thay đổi cơ cấu. Hơn nữa, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI khẳng khái tuyên bố trong thông điệp Phát triển các Dân tộc (năm 1967): “Cuộc cách mạng nổi dậy – trừ phi tồn tại nghi vấn về một bạo chúa lâu đời rành rành đã xâm phạm nhân quyền cơ bản và gây ra thương tổn khủng khiếp cho công ích – sẽ sản sinh tình trạng bất công dưới dạng mới khác, huỷ hoại, và làm phương hại người dân hơn”. Nhờ ánh quang giác ngộ ròng rã 20 năm dưới thời độc tài chuyên quyền của Ferdinand Marcos, những lời này mang một tầm mức quan trọng tột bậc.

Tương tự, Hội đồng Giám mục năm 1971 cũng đã đưa ra tuyên ngôn xúc tiến công bình là một chiều kích hiến pháp cho việc rao truyền Tin Mừng. Và Giáo hội coi công cuộc loan báo công bằng cho thế giới, thì phải thực hành nó trong đời sống, cũng như cơ cấu của mình.

Phần 3: Những Suy tư tại AISA I

Ăn chay vì tình Hiệp nhất. AISA I bắt đầu giai đoạn suy tư thần học với một ngày ăn chay trong tình liên đới với người lao động. Các tham dự viên đồng ý chỉ dùng một bữa ăn và san sẻ với người công nhân mà họ viếng thăm suốt chương trình gặp gỡ–hoà nhập số tiền mà ban tổ chức góp nhặt để giúp họ phần nào. Cảm nghiệm qua sự đói nghèo của người lao động cũng là hành động liên đới với họ.

Giai đoạn suy tư thần học không thiên nhiều về mặt trí tuệ như phân tích, nhưng dành nhiều thời gian suy tư, biện phân trong tâm hồn sâu thẳm rằng Thiên Chúa hoạt động ra sao trong thực tế của người lao động. Chúng ta cảm nghiệm Chúa giữa họ thế nào? Chúng ta cảm nhận Chúa hiện diện trong lĩnh vực nào của cuộc sống người công nhân đang thách thức chúng ta giải đáp?

Suy tư của những Tham dự viên AISA

A. Tôi đã cảm nhận Chúa hoạt động nơi nào trong cuộc sống người lao động mà tôi gặp gỡ hay làm việc chung?

1. Tham dự viên Phi-luật-tân
- Chính Thiên Chúa sống trong sự nghèo khó của người lao động. Người thật sự hiện diện giữa dân của Người đang đau khổ. Như trong lịch sử, Thiên Chúa lắng nghe tiếng khóc than của muôn dân.
- Trong lời cam kết, niềm xác tín, lòng kiên trì nhẫn nại, niềm hy vọng và hiệp nhất mà họ sẽ đạt được chính nghĩa nhờ Chúa trợ giúp và hướng dẫn.
- Qua câu chuyện một công nhân đã san sẻ hết số tiền thu nhập 400 pê-sô/1 tuần với gia đình của ba công nhân khác đang bãi công. Thật sự, họ chia sẻ số tiền như vậy minh chứng cho sự hiện diện của Chúa giữa họ.
- Trên thực tế, là những người làm việc cho Giáo hội, chúng tôi vẫn ở đây cho dù người khác lên án chúng tôi.
- Tại làn ranh trực giác, nơi mà công nhân đấu tranh sinh tồn và khẳng định nhân phẩm của họ, và qua những người tổ chức luôn kiên định trong phận vụ, không mong được đền bù vật chất.

2. Tham dự viên Đông Á
- Thông qua khả năng chăm sóc người khác của người lao động, mặc dù họ đang khó khăn. Chúng tôi chứng kiến đời sống tâm linh giữa những người thể hiện lòng quan tâm đến người khác.
- Qua các bạn trẻ Hồng-Kông là những người bắt đầu đi tìm ý nghĩa cuộc đời dù cuộc sống vật chất sung túc. Chúng tôi cảm nhận được sự hiện diện của Chúa khi họ vươn lên trong đời sống đạo đức.
- Mặc dù không nhận được hỗ trợ, nhưng nhờ sự kiên trì, một phụ nữ trẻ Hàn Quốc tự thân lập nên công đoàn.
- Cuộc chiến của những người công nhân tại vùng giới ranh trực gác. Cốt lõi của đức tin chúng tôi chính là mầu nhiệm cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Chúng tôi gặp gỡ Người qua đau khổ của mình. Là thành phần của nhiệm thể Chúa Ki-tô, chúng tôi cảm thấy chi thể khổ đau mỗi khi chứng kiến người lao động đau khổ.
- Qua sự giản dị đơn sơ của người lao động, không chỉ về phương diện vật chất, mà còn về lối sống. Những người giản đơn dễ kết hiệp với Chúa hơn những ai cầu kỳ phức tạp.
- Qua những người bị áp bức. Các quốc gia giàu có nên san sẻ của cải với nước nghèo.

3. Tham dự viên Nam Á
- Nhìn thấy khi người nghèo vất vả, gian khổ, đói nghèo, bị quấy rồi hay bị lạm dụng. Qua người lao động, chúng tôi chứng kiến sự đói khát mà Đức Giê-su chịu trên thập giá, cuộc thương khó Người đã trải qua, cũng như bao nhiêu phiền nhiễu, lạm dụng mà Người phải đối mặt trước quan Phong-xi-ô Phi-la-tô. Một số khác nhận được nguồn cảm hứng tiếp tục sống từ cảnh ngộ của người lao động.

B. Qua giáo huấn xã hội của Giáo hội, tôi đã được nghe Chúa nói những gì?

1. Tham dự viên Phi-luật-tân
- tiếp tục kết nối không chỉ với người công nhân mà còn với ban quản lý, bởi lẽ mỗi cá thể thật sự quan trọng,
- Người lao động phải có quyền tham gia đưa ra quyết định cũng như lập nên chính lịch sử của mình. Nhân phẩm, khả năng tạo ra và định hình vận mệnh cho bản thân; liên đới với người nghèo.
- Với nhân quyền, Giáo hội có khả năng giải quyết, giúp đỡ người dân, đặc biệt người nghèo, xoá đi những điều kiện kinh tế–chính trị và xã hội–văn hoá. Trách nhiệm của Ki-tô hữu là phục vụ, công bố công lý thay cho người nghèo. Giáo hội mở lòng trước cảnh ngộ họ như một phần chính yếu trong giáo huấn xã hội của Giáo hội.
- Bảo vệ quyền tổ chức và thành lập công đoàn, nâng cao quyền phụ nữ, và từ chối hai thái cực của chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản.

2. Tham dự viên Đông Á
- Chúng tôi phải hành động theo Lời Chúa. Giáo hội không chỉ có trách nhiệm nói lên lập trường, mà còn thực thi nữa. Giáo huấn xã hội cho chúng tôi thấy chiều kích rõ ràng hơn những gì Kinh Thánh nói nên hành động ra sao trong đời thường và giữ vững tầm nhìn mà chúng tôi cần trong công việc.
- Linh mục không nên bỏ lỡ cơ hội trình bày chống lại sự bất công. Một phần sứ mạng của ngài cũng là giúp đỡ các linh mục, tu sĩ khác hiểu rõ hơn về những vấn đề lao động.
- Một thành viên trong nhóm chúng tôi cảm nhận rằng thường dân chưa được tham gia trong tiến trình soạn thảo các giáo huấn xã hội này. Một thách đố cho Giáo hội chính là cho phép người dân thường tham dự vào việc triển khai xa hơn của giáo huấn xã hội.

3. Tham dự viên Nam Á
- các tín hữu nên lao động với số tiền lương công bằng và liên đới với người nghèo. Những linh mục nên học biết về giáo huấn xã hội của Giáo hội.
- Nên có chuyển biến về thái độ và cơ cấu trong Giáo hội, thay đổi trong hệ thống. Hầu hết các tín hữu đều cho rằng tính dục và đạo đức tính dục là vấn đề to lớn, trong khi chẳng bao giờ bàn về giáo huấn xã hội của Giáo hội. Có lẽ, họ lo sợ cuộc sống gặp nguy hiểm do những hậu thuẫn như vậy.
- Thiên Chúa có thể hoạt động qua các nguồn lực khác biệt, cho nên chúng tôi phải luôn sẵn sàng chung tay với họ. Hệ thống kinh tế khác có lẽ sẽ khởi sự từ mức độ cực nhỏ nhằm phá vỡ hệ thống tư bản chủ nghĩa đang chiếm lĩnh.

C. Tôi gặp phải vấn đề nào khi đối diện với thử thách của Chúa?

1. Tham dự viên Phi-luật-tân
- Nhu cầu tài chính không được đáp ứng vì sự kiểm soát liên miên từ nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá chúng tôi.
- Nhu cầu cá nhân cũng như gia đình.
- Nghi ngờ và những điều bất định: đức tin và lời cam kết của tôi mạnh mẽ hay sâu sắc rao sao? Chúng tôi thật sự đảm nhận được những công việc này chăng? Tôi có thể đi xa tới đâu? Người khác nói gì nếu tôi hành động thay cho người nghèo?
- Cảm thức thiếu thốn cao lương mỹ vị và cuộc sống sung túc.
- Hiểu biết nông cạn về những điều kiện của người nghèo và công việc điều hành ra sao, vd: hệ thống chính phủ và mọi sự ảnh hưởng đến người nghèo.
- Lo ngại an nguy. Làm việc cho người nghèo phải chịu rủi ro bị gán ghép là người theo cộng sản chủ nghĩa và bị các nhóm lực lượng vũ trang canh phòng và quân sự điều tra khám xét.
- Bị quân khủng bố đánh thuê và quân đội quấy nhiễu suốt thời gian đình công và biểu tình.
- Tranh chấp giữa các đảng phái cấp tiến và bảo thủ trong quốc hội.
- Thiếu thời gian và nguồn lực khác, nhằm đáp ứng cảnh ngộ người lao động và nhu cầu của họ.
- Hệ thống và cơ cấu tồn tại trong nhà máy và chính sách phản tuyên truyền hạn chế giáo dục và tổ chức người lao động.

2. Tham dự viên Đông Á
- Với tư cách không phải công nhân, nên chúng tôi không thể nắm rõ tình hình thực tế của họ được. Tuy nhiên, chúng tôi tự nhận thấy chúng tôi là thành phần của các phong trào và cũng có vai trò trong đó.
- Chúng tôi sợ phải bỏ rất nhiều, thậm chí cả cuộc sống mình. Chúng tôi cảm thấy không có sự hỗ trợ đầy đủ từ Giáo hội, nhiều người hiểu lầm chúng tôi, và phần chúng tôi, chúng tôi thiếu hiểu biết về chính gia đình mình cũng như sự tham gia của họ trong phong trào.
- Tính bất định duy trì mức độ cam kết và tham gia phong trào lao động, bất kể khi mất liên lạc.
- Sự khó khăn giúp mọi người giải đáp các vấn đề tại những quốc gia khác.

3. Tham dự viên Nam Á
- Thuộc nhóm thiểu số tại nhiều quốc gia cũng là xuất xứ của chúng tôi, ước chừng vỏn vẹn 1% toàn thể dân số, cho nên khó chi phối đất nước là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, linh mục cũng như giáo dân trước hết phải biết tới giáo huấn xã hội của Giáo hội. Chúng tôi có thể đến với người lao động nghèo, nhưng còn giới quản lý, và trên hết, chính phủ thì sao?
- Đối thoại với chính quyền chuyên chế về giáo huấn xã hội tựa như gỡ bỏ hết lợi tức của hệ thống tư bản. Có lẽ, tốt hơn hết nên bắt đầu với các hợp tác xã nhỏ tại những nơi bé nhỏ.