(CNA ngày 11 tháng 12 năm 2020 ).- Ba người Hồi giáo bị FBI gây áp lực cung cấp thông tin về các cộng đồng Hồi giáo có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền bạc như là một phần của vụ kiện tự do tôn giáo mà họ đang theo đuổi. Tòa án tối cao Hoa Kỳ vừa đưa ra phán quyết như trên.

Quyết định này tăng cường hành động pháp lý đối với các vấn đề tự do tôn giáo.

“Quyết định nhất trí của Tòa án tối cao nói rõ rằng các quan chức chính quyền phải coi trọng tự do tôn giáo — họ không thể thay đổi luận điệu của mình ở giữa chừng để tránh hậu quả của hành vi xấu trước đó,” là lời cuả bà Lori Windham, luật sư cao cấp cuả nhóm pháp lý Quỹ Becket, nói với CNA ngày 11 tháng 12.

Bà Windham cho biết tòa án đã phán quyết rằng Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo “mang lại cho những nạn nhân tôn giáo một cách thức mới để bảo vệ quyền lợi của họ”.

Bà nói: “Hết lần này qua lần khác, chúng ta thường chứng kiến trường hợp một quan chức chính quyền vi phạm tự do tôn giáo của một người nào đó, rồi thay đổi luận diệu khi phải ra tòa. "Điều đó khiến những nạn nhân tôn giáo không có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình trong tương lai."

Quỹ Becket, một nhóm pháp lý tập trung vào các vấn đề tự do tôn giáo, đã đệ trình một bản tóm tắt về vụ kiện ở Tòa án Tối cao gọi là “Tanzin v. Tanvir“.

Vụ kiện dựa trên vụ việc ba người đàn ông Hồi giáo là Muhammad Tanvir, Jameel Algibhah và Naveed Shinwari, đã bị đưa vào danh sách Cấm bay của FBI nhằm gây áp lực buộc họ phải hành động làm ăng teng ở các cộng đồng Hồi giáo. Họ đòi các cá nhân sĩ quan cuả FBI phải bồi thường thiệt hại, vì đó là một việc thuộc Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo năm 1993, đạo luật đó cấm chính phủ tạo ra những gánh nặng phi pháp cho việc thực hành tôn giáo.

Tòa án tối cao đã đứng về nguyên đơn với tỷ số 8-0. Vị tân thẩm phán Amy Coney Barrett đã không tham gia vì vụ kiện được tranh luận trước khi bà nhậm chức.

Vụ kiện bắt đầu từ năm 2013. Tòa án Tối cao đã không xử các tình tiết khác của vụ án, chỉ xử về việc nguyên đơn có thể yêu cầu bồi thường về tiền bạc đối với cá nhân các quan chức hay không.

“Biện pháp bồi thường không chỉ là 'thích hợp' qua lăng kính một vụ kiện chống lại nhân viên chính phủ," Theo lời Tư pháp Clarence Thomas viết trong mục ý kiến tòa án vào ngày 10 tháng 12.

Ông nói: “Đây còn là hình thức đền bù duy nhất cho một số vi phạm (theo luật khôi phục tự do tôn giáo). “Đối với một số thiệt hại nhất định, chẳng hạn như mất tiền vé máy bay, thì biện pháp bồi thường là để đền bù các thiệt hại chứ không phải là vì vấn đề có lệnh cấm cuả toà hay không.”

Tư pháp Thomas nói rằng các quan chức có thể viện dẫn quyền miễn trừ hợp pháp cuả họ để lập luận rằng họ được bảo vệ khỏi bị kiện, vì các quyền hiến pháp cuả nguyên đơn đã không được thiết lập rõ ràng vào thời điểm xảy ra những hành vi đó. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đã được đưa ra trước tòa (Tối Cao) này.

Quốc hội vẫn có thể đưa ra các đạo luật khác để bảo vệ nhân viên chính phủ khỏi phải chịu trách nhiệm pháp lý, ông (Thomas) nói, "nhưng không có lý do hiến pháp nào cho thấy tại sao chúng ta phải làm như vậy."

Các nguyên đơn đều là công dân Hoa Kỳ hoặc đã có thẻ xanh. Tanvir, nguyên đơn chính, là một thường trú nhân hợp pháp sống ở Queens. Anh là một tài xế xe tải đường dài, thường bay về nhà sau khi kết thúc tuyến đường giao hàng. Vào tháng 10 năm 2010, anh ta bị từ chối không cho bay từ Atlanta. Hai nhân viên FBI đã đưa anh ta ra xe buýt và chuyến về nhà của anh ta phải kéo dài mất 24 giờ.

Tanvir đã bỏ việc, nhưng lại phải đối mặt với những vấn đề khác khi đi thăm người mẹ đau yếu ở Pakistan. Anh ta bị từ chối bay ba lần, sau khi đã mua vé máy bay. Các nhân viên FBI nói với anh rằng anh sẽ được rút ra khỏi danh sách cấm bay nếu anh trở thành một người cung cấp thông tin.

Chính quyền Trump nói chung đã ủng hộ Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo, nhưng trong trường hợp này đã bác bỏ việc áp dụng Đạo luật vì có "các vấn đề nhạy cảm về an ninh quốc gia và việc thực thi pháp luật", theo lập luận cuả luật sư chính phủ.

Quĩ Becket lập luận rằng các cơ quan chính phủ thường thay đổi hành động hoặc chính sách có hại cho họ ngay lúc họ bị thách thức ra trước tòa, với lập luận rằng vì việc tác hại đã ngưng nên người bị ảnh hưởng không thể khởi kiện được nữa.

“Điều này không xảy ra trong mọi trường hợp, nhưng khi các quan chức chính phủ vi phạm các quyền tự do tôn giáo của ai đó một cách nghiêm trọng và cố ý, họ có thể phải chịu trách nhiệm về hành động của mình,” Bà Windham nói. “Nếu vụ việc (phán quyết cuả Toà Án Tối Cao) diễn ra theo chiều hướng khác, thì sẽ không có cách nào để minh xét những vi phạm nghiêm trọng, khi các quan chức chính phủ lùi bước trước lập trình của tòa án”.

Bà Windham cho biết điều quan trọng cần lưu ý là tòa án không ấn định mức thiệt hại phải là bao nhiêu hay quyết định một quan chức có vi phạm luật hay không.

“Vụ kiện này chỉ cho phép nguyên đơn có dịp ra tòa và chứng minh các lời cáo buộc của họ,” bà nói với CNA. “Chúng tôi đã thấy nhiều thành phần chính phủ vi phạm tự do tôn giáo, và sau đó rút lui, trong nhiều vụ, từ việc tập thể dục trong khuôn viên đại học, đến việc nhà thờ sử dụng đất của họ để làm lễ, và các tù nhân muốn thờ phượng hoặc nghiên cứu tôn giáo. Phán quyết mới sẽ chấm dứt tình trạng các quan chức chính phủ lập đi lập lại các vi phạm tự do tôn giáo ấy”.