Hội luận dành riêng cho toàn thể Giám mục Á Châu về việc: Chăm sóc Mục tử, đặc biệt quan tâm đến các Linh mục đang gặp khó khăn

(theo Tư liệu FABC số 122, trích chương V được phát hành vào tháng 11 năm 2007)

V. CÔNG BỐ CHUNG CUỘC

Văn phòng Giáo sĩ FABC đã tổ chức Hội thảo Quốc tế dành cho các Giám mục Á Châu từ 27/8 đến 31/8/2007 tại Trung tâm Dòng Chúa Cứu Thế, Pattaya, Thái Lan, nhằm thảo luận vai trò, trách nhiệm của Giám mục trong việc chăm sóc giáo sĩ, đặc biệt những linh mục đang trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 74 tham dự viên, bao gồm một Hồng Y, 68 Tổng Giám mục và Giám mục, cùng với 7 diễn giả chuyên môn đã tham gia hội thảo. Hội thảo nêu ra ba mục tiêu: 1) giúp Giám mục suy tư về căn tính và tôn chỉ của sứ vụ linh mục trong bối cảnh Á Châu, 2) hỗ trợ các ngài xác định những trở ngại mà linh mục đang đối diện trong cuộc sống cũng như trong mục vụ, 3) giúp đỡ Giám mục trong việc quan tâm, săn sóc hơn nữa các linh mục trong tình cảnh khó khăn về những mối tương quan với bản thân, với giáo dân và người khác, với Giám mục, và với chính Thiên Chúa. Cuộc hội thảo được khai mạc do Đức Khâm sứ Toà Thánh, Tổng Giám mục Salvatore Pennacchio. Ngài nhắn gửi tình gắn kết thân thiết cũng như tinh thần hiệp nhất của Đức Thánh Cha đến với mọi tham dự viên, ngõ hầu cùng nhau cân nhắc các chủ đề hệ trọng đối với đời sống của Giáo hội.

Và sau đây là bản công bố chung cuộc từ tất cả Giám mục với vai trò tham dự viên:

Là những Giám mục, chúng tôi ý thức rõ vai trò chăn dắt đoàn chiên trong Giáo hội, xác định trách nhiệm của mình khi chăm sóc toàn thể Giáo phận nhằm diễn tả tình mến đặc biệt dành cho các linh mục, những cộng sự viên mục vụ gần gũi nhất của chúng tôi. Suốt buổi thảo luận, chúng tôi càng xác tín hơn về tính cấp bách của việc đào tạo trường kỳ diễn tiến dành cho các linh mục, ngõ hầu họ được thăng tiến trong ơn gọi và sống trung thành với lời cam kết thực thi sứ mệnh.

Chúng tôi hết lòng cảm kích các cộng sự viên-linh mục, nhiều vị trong số này đang phục vụ tại những nơi hoàn cảnh khó khăn và đầy cam go. Trong bối cảnh Châu Á hiện nay, nhu cầu đòi hỏi các linh mục ngày càng nhiều, và có thể dẫn tới kiệt sức, lao lực. Nhưng chúng tôi cảm thấy thôi thúc trong vai trò hỗ trợ mọi linh mục thực hiện sứ vụ một cách vui tươi và hữu hiệu, luôn noi theo gương sáng của Vị Mục Tử Tốt Lành.

1. Hoàn cảnh

Linh mục tại Châu Á đang phải nếm trải chung một nỗi lo âu lo, căng thẳng mà chính xã hội chúng ta cũng trải qua do sự thay đổi văn hoá nhanh chóng, do các thế lực thế gian, hoà lẫn trong chủ nghĩa khoái lạc và lối nhìn về cuộc đời mang tính chủ thuyết tiêu thụ chi phối. Hơn nữa, họ phải đối mặt với biết bao thử thách nảy sinh từ các quan niệm biến thiên về căn tính cũng như sứ mệnh của linh mục trong thế giới hiện đại, và tính phức tạp ngày càng tăng trong hoàn cảnh mục vụ. Không ít vị đã sống cô lập giữa nhiều bối cảnh xã hội khác nhau, chịu áp lực quá nhiều từ công việc, đôi khi rơi vào tình cảnh mâu thuẫn, thỉnh thoảng cảm thấy mọi đóng góp của bản thân không được công nhận xứng đáng.

Suy tư về tất cả nan giải của linh mục, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các vị đang phục vụ trong tình cảnh bệnh hoạn, giữa những căng thẳng về thể lý/tâm lý/tâm linh, và một số hoàn cảnh nghiêm trọng khác. Những điều này có lẽ bắt nguồn từ thời niên thiếu hoặc do trải nghiệm cuộc sống trước đây, mà chưa thật sự được chữa lành trong suốt thời kỳ đào tạo, hoặc những tổn thương khi thực hiện sứ vụ vẫn còn hằn sâu trong tâm trí. Nạn nghiện ngập và thói quen tiêu cực mà đương sự day dưa, cho phép nó trói buộc họ như: nghiện rượu, ma tuý, xem TV, tích trữ thiết bị công nghệ, hoặc những mối quan hệ không lành mạnh; chúng sẽ vét hết nguồn lực tâm linh và lấy đi mọi hiệu năng cho công việc tông đồ. Các vấn nạn này xảy ra có thể do thiếu vắng tình thân gắn kết giữa linh mục với giám mục, cho dù thất bại đến từ phía nào đi chăng nữa.

2. Xác tín của Chúng tôi

Tuy nhiên, còn có rất nhiều cơ hội chữa lành và làm sáng tỏ căn tính-sứ mệnh nơi mỗi thời kỳ trưởng thành của linh mục. Vì thế, khởi đầu với việc chọn lựa ứng viên trẻ vào chủng viện thì cần phải thận trọng, và hết sức hợp tình khi tin rằng tâm lý của những ứng viên mới này chắc hẳn được quân bình, có động lực thiêng liêng để bước vào đời sống dấn thân phục vụ Chúa và dân Người.

Suốt nhiều năm đào tạo, họ chín chắn qua việc am hiểu đúng đắn về sứ vụ linh mục, sàn lọc mọi động lực, mỗi ngày thăng tiến trong niềm tín thác và gắn kết thân tình với Đức Ki-tô. Họ hướng nhìn lên Người như vị Thầy chí Thánh và là Đấng dẫn dắt, Người là nguồn linh hứng vững chắc và đầy quyền năng, nâng đỡ họ mỗi khi đối diện với mọi thách đố cuộc đời. Họ luôn phải khắc ghi lời trong Thư gửi tín hữu Do Thái:“Vị Thượng Tế của chúng ta chẳng phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta. Trái lại, Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội”(Dt 4, 15). Linh mục không ngừng nỗ lực lớn lên để ngày càng trở nên giống Đức Ki-tô - người trọn hảo, cho tới khi Người trở thành tâm điểm của đời sống họ.

Các chủng sinh trẻ cần tạo điều kiện cho ban đào tạo huấn luyện, phải rõ ràng với chính mình, năng nỗ học hỏi trong mọi ngành cũng như truyền thống đạo đức của Giáo hội. Họ cần phát triển trí tuệ, cũng như thói quen đọc sách, mà nó sẽ giúp họ kiên định trong những năm sau này, ngay cả giữa các sinh hoạt căng thẳng và vẫn hết lòng phục vụ giáo dân hết mình.

Tuy nhiên, hầu hết chúng nhận ra rằng Giám mục và linh mục là những người của niềm hiệp thông. Trong suốt thời gian đào tạo ở chủng viện, họ biết tới cung cách sống và chia sẻ cộng đoàn, và nó đã giúp họ phát triển các kỹ năng suy luận, cũng như khả năng đối thoại. Để rồi họ biết vận dụng kỹ năng này cho đời sống gắn kết thân thiết với anh em linh mục mà họ cùng sống và làm việc. Bởi vì tình thân hữu ấm áp giữa Linh mục đoàn, với các linh mục và Giám mục luôn thấm đượm sức mạnh chữa lành, tiếp thêm động lực và nâng đỡ nhau. Trong Linh mục đoàn như một gia đình, các cha sẽ tìm thấy sự khích lệ, hỗ trợ, và góp ý sửa đổi trong tình đệ huynh mà họ cần đến trong mọi trạng huống sống. Tuy nhiên, bầu khí thân tình này phải được cần mẫn kiến tạo và không ngừng dưỡng nuôi, ngõ hầu kiên định chống lại mọi cám dỗ dẫn đến rạn nứt, chia rẽ tình huynh đệ và phá vỡ hiện trạng tự cô lập.

Sứ vụ linh mục ngày nay dấn thân sâu rộng vào nhiều hình thức phục vụ khác nhau, nhưng tính hợp lệ của nó phải được Giáo hội địa phương chuẩn nhận. Tuy vậy, đừng bao giờ thử tạo rủi ro tách biệt bản thân ra khỏi những việc thiêng liêng. Các nền văn minh Á Châu luôn mang bản sắc giá trị tinh thần, chú trọng đến mục đích thiêng liêng hơn vật chất, luôn hy sinh quên mình ở tầm mức cao và kiên trì chịu đựng mọi hình thái khổ hạnh khác nhau, nhưng vẫn nuôi dưỡng lòng kính trọng người lớn, gắn bó với cộng đoàn và những truyền thống. Các linh mục trẻ đảm nhiệm vai trò nào đó thường phớt lờ giới hạn khôn ngoan bản thân, và không tuân giữ kỷ luật thiêng liêng, hay bỏ qua những hướng dẫn của các bậc tiền bối dày dặn kinh nghiệm truyền lại. Trên thực tế, suốt thời gian đầu của sứ vụ, chính Giám mục là người đồng hành, gần gũi và trợ giúp linh mục trưởng thành trong niềm tận tuỵ, quảng đại phục vụ hơn.

Nhưng thời gian cứ thế trôi, họ phải chịu trách nhiệm lớn lao về mức độ chín chắn của mình qua các phẩm hạnh tư tế, gương chứng tá Tin Mừng, thái độ trầm tĩnh, giao tế xã hội, trong sạch, tinh thần cán đáng và có khả năng kết nối tự nhiên với mọi thành phần giáo dân, cũng như hăng hái rao truyền sứ điệp Phúc Âm với niềm xác tín. Các linh mục được khích lệ nỗ lực thực hiện tác vụ tông đồ, được hỗ trợ đánh giá bản thân cũng như các hoạt động của mình, và được giúp đỡ học hỏi ngay cả từ những kinh nghiệm tiêu cực.

Có lúc cá nhân linh mục sẽ cần trợ giúp chuyên môn nhằm vượt qua tổn thương mà họ đã tiếp nhận qua những hoàn cảnh gắng sức, cũng như mọi thứ dễ giải bước vào đời sống họ mà thiếu cảm thức trách nhiệm tương ứng. Gần đây, không thiếu những cáo buộc chống lại giáo sĩ đã khiến thế giới đảo điên. Vì vậy, thật hết sức quan trọng khi phải tận dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm phòng tránh các sự cố chẳng mấy vui vẻ đó xảy ra, và đảm bảo tiếp tục chăm sóc những linh mục đang trong hoàn cảnh thất bại tương tự. Mọi suy tư từ tất cả chuyên khoa hành xử mang lại đều có giá trị lớn lao. Tuy nhiên, chúng ta tin chắn rằng những ứng viên được chọn dẫn dắt phải có nền tảng dựa trên tôn chỉ Ki-tô giáo về con người và tuân theo mọi giáo huấn của Giáo hội. Chúng ta cũng được thừa hưởng từ sự khôn ngoan thực tiễn dựa trên vô số cảm nghiệm của Giáo hội và những truyền thống đạo đức của cộng đoàn Ki-tô giáo.

3. Các Đề xuất của chúng tôi

1. Chủng viện là tâm điểm của Giáo phận, vì thế Giám mục nên thăm viếng chủng sinh định kỳ, tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp khi có thể được, động viên ban đào tạo và bàn thảo với họ về những vấn đề hệ trọng trong việc đào tạo chủng sinh.

2. Cám linh mục tìm đến sức mạnh thiêng liêng mà họ cần qua đời sống cầu nguyện, đặc biệt nơi Thánh Thể; để họ trung thành với Kinh Thần Vụ, và tập quán đạo đức truyền thống khác như suy niệm, đọc sách thiêng liêng, xét mình, lòng sùng kính Đức Mẹ bất kể lúc nào có thể thực thiện được trong cộng đoàn. Đôi lúc cần những khoảnh khắc cầu nguyện cá nhân mãnh liệt ngay cả giữa các hoạt động mục vụ; tạo địa điểm, thời gian thinh lặng nguyện cầu trong Giáo phận, ngõ hầu giúp các linh mục có mối thân tình sâu đậm với Thiên Chúa hơn. Về phần giáo dân, họ được khuyến khích cầu nguyện cho các linh mục.

3. Những buổi tĩnh tâm, gặp gỡ thiêng liêng, hội luận và thường huấn được tổ chức định kỳ cũng như mời các linh hoạt viên có năng lực tốt, điều phối những sự kiện mang lại lợi ích cho tham dự viên. Cần chuyên tâm học hỏi các văn kiện Giáo hội như Tông huấn Pastores Dabo Vobis, Pastores Gregis, và Kim chỉ nam cho Đời sống và Sứ vụ Linh mục.

4. Một khoá học đào tạo trường kỳ cần được chuẩn bị hết sức chu đáo và thiết thực giúp các linh mục canh tân trong đời sống tu đức, và khoá học này nên được tổ chức tại mỗi Giáo phận/giáo miền; các khoá học bồi dưỡng thần học cũng như chuyên ngành khác nên được tổ chức theo nhóm đối tượng khác nhau, dựa trên tuổi đời hay kinh nghiệm hay bản chất của sứ vụ, nhằm hỗ trợ các linh mục tự cập nhật, có thêm năng lực, cũng như tìm ra động lực mới mẻ trong sứ vụ của mình. Tại những nơi chưa có Liên hiệp Tông đồ Giáo sĩ thì cần được thiết lập, và Liên hiệp này tiếp sức cho những nơi đã-đang mất đi tính sinh động nguyên thuỷ của nó.

5. Phải tạo dịp lãnh nhận Bí tích Hoà giải thường xuyên và nên mời các cha giải tội đầy kinh nghiệm đến hỗ trợ.

6. Các cha linh hướng và Tư vấn viên chuyên môn phải có mặt sẵn sàng tại Giáo phận/Giáo tỉnh, để linh mục dễ dàng tiếp cận với những vị vừa trưởng thành về mặt tu đức mà còn sở hữu chuyên môn tương xứng. Cần nỗ lực huấn luyện nhân sự cho mọi nhu cầu khác nhau của Giáo phận như: kỹ năng quản trị, quan hệ giữa người với người, kinh nghiệm mục vụ phòng mạch, hoặc những linh mục có thể đồng hành tư vấn cho anh em linh mục khác.

7. Phải tổ chức các chương trình Định hướng Mục vụ dành cho tân linh mục trong suốt thời kỳ thuyên chuyển đến đời sống giáo xứ.

8. Linh mục nuôi dưỡng quan hệ thân thiết giữa họ, thăm viếng các anh em linh mục lân cận, hợp tác-động viên nhau trong sứ vụ, khi cần thì khuyên giải-sửa lỗi nhau; chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với nhau trong mọi trạng huống cuộc đời. Giám mục sẵn sàng có mặt mỗi khi linh mục trong Giáo phận liên lạc, thăm viếng họ, và dành thời giờ cho họ khi cần.

9. Phải soạn thảo sổ tay hướng dẫn cấp Giáo phận về những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các linh mục đang trải qua trong cuộc sống cũng như trong sứ vụ như: hành vi lạm dụng tình dục bất xứng, quản trị tài chính kém, những tình trạng nghiện ngập (rượu, ma tuý,…). Các linh mục mắc phải này cần được hỗ trợ tại điểm điểm thích hợp, nhằm giúp họ cải thiện tốt hơn.

10. Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc FABC (FABC-OC) tổ chức các chương trình dành cho linh mục, nhà đào tạo và cho những ai có trách vụ giúp đỡ những linh mục trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

● Thuyết trình viên chuyên môn bao gồm: ĐTGM Evarist Pinto từ Pa-kis-tan, ĐTGM Peter Fernando từ Ấn Độ, ĐTGM Ferdinando Capalla và Orlando Quevedo, OMI từ Phi-luật-tân, Gm. Vianney Fernando từ Sri Lan-ka, cùng với các cha Vimal Tirimanna, CSsR, Francis Jayapathy, SJ, và Lawrence Pinto, MSIJ, Thư ký điều hành Văn phòng Giáo sĩ trực thuộc FABC.


TƯ LIỆU FABC:
109. Missio Inter Gentes: Towards a New Paradigm in the Mission Theology of the Federation of Asian Bishops’ Conferences [tạm dịch: Sứ mệnh Truyền giáo Giữa các Dân tộc: Hướng tới một Hệ luận Mới trong Thần học Truyền giáo của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu] do Jonathan Yun-ka Tan biên soạn, 2004.
110. Gia đình trong Truyền thông; Truyền thông trong Gia đình, do Văn phòng Truyền thông Xã hội trực thuộc FABC biên soạn, 2004.
111. Tài liệu Chung cuộc, Hội nghị Khoáng đại FABC lần thứ 8, “The Asian Family towards a Culture of Integral Life” [tạm dịch: “Gia đình Châu Á hướng tới một nền Văn hoá của Đời sống Đoan chính”], 2004.
112. Tự do Tôn giáo trong Bối cảnh Châu Á, được Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc FABC biên soạn, 2004.
113. Các Cộng đoàn Ki-tô giáo Nhỏ bé Thúc đẩy Đời sống Gia đình, do Lm. Arthur Pereira và Wendy Louis biên soạn, 2005.
114. Tổ chức khoá học cho việc Đối thoại với Hồi giáo, được Văn phòng Giáo dục và Tuyên uý Sinh viên trực thuộc FABC biên soạn, 2005.
115. Inculturation in Asia: Directions, Initiatives and Options [tạm dịch: Hội nhập văn hoá tại Á Châu: Định hướng, Sáng kiến và Lựa chọn], do James H. Kroeger, MM, biên soạn, 2005.
116. Vai trò của Tu sĩ trong việc Xây dựng Giáo hội Địa phương, được Văn phòng Đời sống Thánh hiến trực thuộc FABC biên soạn, 2005.
117. The Second Vatican Council and the Church in Asia [tạm dịch: Cộng đồng Va-ti-can II và Giáo hội tại Á Châu], do James H. Kroeger, MM, biên soạn, 2006.
118. Hôn nhân Liên tôn trong Bối cảnh Á Châu Đa thuyết: Những Thách đố, Suy tư Thần học và Phương thức tiếp cận Mục vụ, được Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc FABC biên soạn, 2006.
119. Jesus Christ the Way to the Father: The Challenge of the Pentecostals [tạm dịch: Đức Giê-su Ki-tô, Chính lộ đến với Chúa Cha: Thách đố của Giáo phái Hiện xuống], do John Mansfold Prior, SVD biên soạn, 2006.
120. Trân trọng Sự sống trong Bối cảnh Á Châu, được Văn phòng Quan tâm về Thần học trực thuộc FABC biên soạn, 2007.
121. Tư vấn mang đậm nét Á Châu về Tính Hoà hợp thông qua Hoà giải – Feisa VII, được Văn phòng Phát triển Con người trực thuộc FABC biên soạn, 2007.