Caritas Châu Phi và Caritas Liên Hiệp Âu Châu liên kết mừng Ngày Quốc tế Hòa bình 2020

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 29 Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay (2020), Caritas Châu Phi và Caritas Liên hiệp Âu Châu kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu và Châu Phi thông qua một khuôn khổ mới về mối quan hệ Liên hiệp Âu Châu -Châu Phi, đặt con người vào trọng tâm của các nỗ lực hòa bình và an ninh thịnh vượng.

(Tin Vatican - Paul Samasumo)

Lo ngại về nguy cơ của mối quan hệ đối tác trong tương lai được chỉ đạo từ trên xuống, Caritas Châu Phi và Caritas Liên hiệp Âu Châu kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu và Châu Phi hãy nhìn vào chủ đề Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay là: “Cùng nhau xây dựng hòa bình” mà cam kết thực hiện những cách thức thiết thực để xây dựng hòa bình thông qua các chương trình thiết thực.

Ban đầu dự kiến Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay sẽ rơi vào các ngày 28 và 29 tháng 10 tại Bỉ với Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) - Châu Âu (EU) lần thứ sáu, nhưng vì đại dịch COVID-19, nên Hội nghị đã được hoãn lại đến năm sau 2021.

Ngày tuân thủ và củng cố lý tưởng hòa bình

Hằng năm, Ngày Quốc tế Hòa bình được tổ chức trên khắp thế giới vào ngày 21 tháng 9. Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tuyên bố đây là ngày dành riêng để củng cố các lý tưởng hòa bình, thông qua việc tuân thủ 24 giờ ngừng chiến và ngừng bắn.

Liên Hợp Quốc cho hay: “Năm nay, thế giới ý thức hơn bao giờ hết rằng chúng ta không còn là kẻ thù của nhau! Nhưng chúng ta có một kẻ thù chung là con vi-rút, vô hình tượng đang đe dọa sức khỏe, an ninh và cuộc sống của chúng ta. COVID-19 đã khiến cả thế giới chúng ta rơi vào tình trạng hỗn loạn và dậy chúng ta rằng những gì đang xảy ra ở một phần hành tinh, có thể ảnh hưởng đến hết mọi người ở khắp mọi nơi”.

Đặt con người lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận

Ông Albert Mashika, Thư ký điều hành Caritas Châu Phi phát biểu: Đối với Caritas Châu Phi và Caritas Liên hiệp Âu Châu, "Đặt con người vào trung tâm của mọi nỗ lực hòa bình và an ninh đòi hỏi chúng ta phải vượt ra ngoài ý niệm ích kỷ, chỉ nhìn đất nước như là trung tâm, không thừa nhận năng lực của người khác, mà dựng xây các chính sách đong đầu ước vọng xây dựng hòa bình và phục hồi những chia rẽ đổ vỡ…"

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu và Châu Phi lần thứ sáu đã được hoãn lại vào thăm sau, dự kiến sẽ đưa một tuyên bố chung, đặt các ưu tiên và hành động cụ thể của Liên minh hai châu vào các lĩnh vực hòa bình và an ninh.

Từ an ninh quốc gia, hướng tới hòa bình toàn diện

Cả Caritas Châu Phi và Châu Âu đều tin rằng đã đến lúc các cuộc đàm phán giữa Liên minh Châu Âu và Châu Phi không dừng lại ở các thảo luận về các vấn đề an ninh ở cấp quốc gia mà thôi.

Theo tổ chức Caritas hai châu thì: Những cam kết của Liên minh Châu Âu và Châu Phi cho Chương trình nghị sự 2030 là kiến tạo các mối quan hệ đối tác lấy con người làm trung tâm, - chẳng hạn như đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC ) và Dịch vụ Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) và Kết luận của Hội đồng Châu Phi - luôn tập trung vào an ninh quốc gia. Tuy nhiên, quan hệ Liên minh Châu Âu và Châu Phi cần dựa trên quan hệ đối tác toàn diện, liên quan đến xã hội dân sự và các bên, không chỉ chú tập vào chính phủ mà thôi mà còn để ý tới các tổ chức liên chính phủ. Điều này hợp lý, vì xây dựng hòa bình là một quá trình tổng thể đòi hỏi phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột và đầu tư vào việc ngăn ngừa xung đột giữa các cộng đồng và những liên kết xã hội. Việc xây dựng hòa bình đòi hỏi những nỗ lực quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo khổ cùng cực, trong khi vẫn duy trì được pháp quyền.

Các nhà lãnh đạo châu Phi và châu Âu cần có những quyết định táo bạo

Bà Maria Nyman, Tổng thư ký của Caritas Liên minh Châu Âu cho hay: “Chỉ có cam kết quyết liệt trong việc cùng nhau xây dựng hòa bình, các chương trình của Liên minh Châu Âu và Châu Phi trong tương lai sẽ thành công trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, chẳng hạn như sự gắn bó và liên kết xã hội, giảm thiểu các xung đột và bất ổn, làm suy yếu các nỗ lực phát triển trong việc xây dựng lại vào thời kỳ hậu Covid-19 được tốt đẹp hơn!

Mừng Ngày này với việc ngừng chiến

Ngày Quốc tế Hòa bình được Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập năm 1981. Hai thập kỷ sau, vào năm 2001, Đại hội đồng đã nhất trí bỏ phiếu quyết định Ngày này là thời gian ngưng bắn và ngừng chiến.

Liên hợp quốc mời tất cả các quốc gia và mọi người hãy nỗ lực đóng góp phần sức vào việc hòa giải những bất đồng trong Ngày này và kỷ niệm Ngày này trong nỗ lực giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề liên quan đến hòa bình.