Thánh Giá và việc Nhập Thể

Lược trích bài phỏng vấn với thần học gia Eloy Bueno

BILBAO, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Cảm nghiệm được thánh giá không phải là một sự cảm nghiệm tách rời khỏi đời sống mà Thiên Chúa đã tạo dựng cho con người, nhưng là để cho thấy được phẩm giá cao cả hơn của người, đó là lời nhận xét của một thần học gia.

Eloy Bueno de la Fuente, khoa trưởng của Phân Khoa Thần Học thuộc trường Đại Học Duesto ở miền bắc Tây Ban Nha, đã tham gia cuộc hội thảo có chủ đề: “Thánh Giá: Gương Mặt Nhân Tính Nhất của Thiên Chúa.” (The Cross: the Most Human Face of God).

Trong bài diễn văn của mình, nhà thần học này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cây thánh giá trong đức tin Kitô Giáo, cũng như là bức thông điệp vượt thời gian cho xã hội của chúng ta ngày nay, một chủ đề mà Ông khai mở thêm qua cuộc phỏng vấn này.

Hỏi (H): Thưa Ông, tại sao cây thánh giá lại là “gương mặt nhân tính nhất” của Thiên Chúa?

Ông Bueno (T): Thưa, bằng việc Nhập Thể, đức tin Kitô giáo đã có đủ sự can đảm để có thể nói về một Thiên Chúa chịu đóng đinh. Dựa theo những lý do của tự nhiên, cây thánh giá và Thiên Chúa trông có vẽ là trái ngược nhau, hay là những khái niệm cũng như thực tế không mấy xứng hợp nhau. Thế nhưng, chính qua cây thánh giá đó, chúng ta có thể tìm thấy được cội nguồn nguyên thủy của Kitô Giáo. Cảm nghiệm được thánh giá không phải là một sự cảm nghiệm tách rời khỏi đời sống mà Thiên Chúa đã tạo dựng cho con người, nhưng là để cho thấy được phẩm giá cao cả hơn của người, và giúp cho chúng ta có đủ chứng cớ để đáng tin tưởng vào chính Thiên Chúa, vì lẽ, Ngài đã cho thấy được sự gần gũi và lòng bác ái của Ngài, bằng việc hạ mình xuống, và chết cho con người.

Đó là lý do tại sao mà thần học không thể tự nêu ra một câu hỏi rằng: Thiên Chúa đã làm gì để nên “giống con người” khi Ngài lại trở nên một con người yếu đuối, bằng xương bằng thịt như chính con người?

Câu hỏi này giúp cho việc khai mở cánh cửa về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, với Ngôi Hai nhập thể, và đây cũng chính là một mầu nhiệm nền tảng của Kitô Giáo và phẩm giá của con người.

Hỏi (H): Thưa Ông, làm sao “triết lý của việc đau khổ, chịu nạn của Kitô Giáo” lại có thể thích ứng với cái giá của việc trợ tử trong xã hội ngày nay?

(T): Thưa, tiểu đề phụ về bài diễn văn của tôi, chính xác đề cập đến “Một Nền Văn Hóa Thay Thế” (A Cultural Alternative). Qua đó, tôi hy vọng chỉ ra được rằng chính bức thông điệp Kitô Giáo đã làm phát sinh ra câu hỏi như trên, và thậm chí đó còn là một lời thách đố đối với một nền văn hóa vốn trau chuốt đến những chiến thuật khôn ngoan nhằm để che dấu hay vật chất hóa đi sự yếu đuối và mỏng manh của nó, hay của những người được xã hội xem như là đã chết đi rồi, vì lẽ, họ không còn có thể làm ra, tiêu thụ, thụ hưởng hay giao tiếp nữa.

Rõ ràng là, đó không phải là việc dùng những phương tiện đặc biệt để kéo dài sự sống một cách nhân tạo, như luân lý đã nhắc nhớ chúng ta. Tuy nhiên, đức tin Kitô Giáo phải nhắc nhở cho nền văn minh của chúng ta biết rằng việc chối bỏ Thiên Chúa chịu đóng đinh, chính là việc quên mất đi là có rất nhiều người đã và đang bị đóng đinh.

Và, vì danh giá và nhân phẩm của người chịu đóng đinh, xã hội cần phải biết phân xử giữa khía cạnh cá nhân lẫn tài chánh, để không một người bệnh nào, kể cả những người bệnh đang ở vào giai đoạn cuối, lại được xem như là một gánh nặng.

(H): Thưa Ông, làm sao thánh giá của Chúa Kitô có thể được tượng trưng cho những nạn nhân của khủng bố, những bệnh nhân đang ở vào giai đoạn cuối và những người tị nạn?

(T): Thưa, suy cho cùng, trong những trường hợp như vậy, lời nói sẽ trở nên hoa mỹ và xa vời nếu được phát âm ra từ một khoảng cách xa. Tuy nhiên, trong ánh sang của Phục Sinh, mọi người tín hữu được mời gọi, được nhắc nhớ để biết ý thức về trách nhiệm của mình trong việc tuyên bố và làm chứng nhân cho những người khác, theo đúng với phẩm giá của con người.

Hùnh ảnh của Thiên Chúa bị đóng đanh không phải là một lời mời gọi để từ bỏ, hay là một lời đề nghị an ủi dễ dàng. Từ cái nhìn trên, thì việc chịu đựng đòi hỏi những khía cạnh và chiều sâu khác của tình nhân loại. Dưới ánh sáng của Thiên Chúa chịu đóng đanh, để có được 8 Mối Phúc Thật đòi hỏi con người phải có một sự hiệp kết sâu rộng cá nhân với chính Chúa Giêsu, thì đó là cách tốt nhất để đón Chúa Phục Sinh.