Vụ án Đức Hồng Y Pell đã tan vào mây khói như thế nào?

Giây phút đầu tiên Đức Hồng Y George Pell biết được Toà Tối Cao High Court đã hủy bỏ bản án buộc Ngài tội tấn công tình dục trẻ em là khi những tiếng reo hò vui mừng vỡ oà tại nhà tù được canh phòng cẩn mật Barwon Jail một thời gian rất ngắn sau 10 giờ sáng ngày hôm qua (thứ Ba, 7-4-2020). Vào lúc đó, ba người tù cùng bị giam kế bên Ngài đã hét to những lời chúc mừng Ngài.

Trong cảm xúc đầu tiên của cá nhân Ngài kể từ lúc Toà Án công bố phán quyết nhất trí lật ngược những lời kết tội (trước đó của Toà Án Victoria), từ trong xà lim, Đức Hồng Y Pell đã bày tỏ với Herald Sun giây phút Ngài biết được số phận mình đã được quyết định.

“Tôi nghĩ, ‘Vâng, thật tuyệt vời. Tôi rất vui mừng!’” Ngài nói qua một người bạn.

“Lúc đó tôi đang xem tin tức trên truyền hình trong xà lim của tôi. Chính lúc đó tin tức về số phận của tôi xuất hiện”

“Trước tiên, tôi được biết tôi đã được thả khỏi nhà tù. Rồi những bản án bị huỷ bỏ. Tôi nghĩ, “Thật tốt. Thật tuyệt vời. Tôi rất sung sướng!”

“Dĩ nhiên, lúc đó chẳng có ai bên tôi để tôi nói lên cảm tưởng của mình cho đến khi đoàn luật sư của tôi xuất hiện.”

“Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận được những lời chào mừng vui vẻ chung quanh mình bên trong nhà tù từ ba người bạn tù kế bên. Bây giờ tôi trông chờ được đọc đầy đủ bản tuyên bố của toà.”

Ngài nói tiếp: Những người canh giữ nhà tù rất tốt với Ngài trong thời gian bị giam giữ sau khi bị kết án là đã phạm vào năm tội danh lạm dụng tình dục hai trẻ em trong ca đoàn nhà thờ Chính Toà vào năm 1996 và 1997.

Sau quyết định của Toà Tối Cao ngày hôm qua (7-4-2020) huỷ bỏ bản án trước đó, một nhân viên cảnh sát nói, “Thật là một phép lạ!” Và Đức Hồng Y đã trả lời, “Không, đó không phải là một phép lạ. Đó là công lý!”

Đức Hồng Y Pell, 78 tuổi, từng giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngân Khố Toà Thánh Vatican, đã trải qua 405 ngày sau vành móng ngựa, phần lớn thời gian đó Ngài bị giam giữ tại Trung Tâm Chờ Xét Xử (Remant Centre) trước khi bị biệt giam trong nhà tù an ninh tối đa Barwon Prison.

Lúc 12 giờ 30 phút, Ngài được một chiếc xe màu đen chở về Tu Viện Carmelite Monastery ở vùng Kew.

Bữa ăn đầu tiên của Ngài, một người vừa được tự do là thịt bò beefsteak, và rau đậu do các nữ tu trong Tu Viện Dòng Kín Carmelite Monastery dọn cho Ngài. Trong chiếc vali nhỏ mà Ngài đựng những đồ dùng cá nhân lúc rời khỏi nhà tù là một bản thảo 300.000 chữ (ba trăm ngàn chữ) mà Ngài đã viết trong thời gian 12 tháng vừa qua. Đó là những điều căn bản cho một cuốn sách viết về vụ xử của Ngài, về cuộc sống trong nhà tù và cũng chứa đựng những suy nghĩ của Ngài.

Sau bữa trưa, Đức Hồng Y đã cử hành thánh lễ đầu tiên sau những năm tháng tù tội (cũng nên nhắc lại là Toà Án Victoria đã cấm Ngài không được dâng lễ từ khi giam giữ Ngài). Trong thánh lễ này, Ngài nói, “Đã lâu lắm rồi mớì có một thánh lễ vì thế đây là một ơn phước thật lớn. Tuần Thánh là thời gian quan trọng nhất trong Giáo Hội vì thế tôi hài lòng một cách đặc biệt vì Thánh lễ đã diễn ra vào đúng lúc phải diễn ra này.”

“Vào lúc này, tôi không muốn đưa ra một nhận định nào về toàn bộ sự việc. Tôi chỉ muốn nói là tôi luôn luôn vô tội đối với những chuyện như thế.”

Ngài cũng đi bách bộ trong vườn hoa tu viện và thưởng thức hương thơm theo đúng nghĩa đen của vườn hoa hồng trong tu viện cũng như đến viếng di cốt của Thánh Teresa de Lisieux và thân phụ, thân mẫu Nữ Thánh. Trong một bản tuyên bố, Ngài cũng nói đến việc Ngài vĩnh viễn là một người vô tội mặc dù phải chịu dựng “một nền công lý phi công lý nghiêm trọng”.

Ngài cám ơn các vị luật sư, gia đình, bạn bè và những người ủng hộ Ngài, những người đã gửi đến cho Ngài hàng ngàn bức thư ủng hộ. Nguồn tin từ nhà tù cho biết rằng không một tù nhân nào nhận được những bức thư gửi tới cho Đức Hồng Y Pell, là người rất mong có thể trả lời từng lá thư được gửi tới Ngài.

Một bản tuyên bố của Cảnh Sát Tiểu Bang Victoria, là bộ phận đã được theo dõi chặt chẽ suốt tiến trình vụ xử, nói rằng cơ quan cảnh sát tôn trọng quyết định của Toà Tối Cao. Bản văn viết, “Chúng tôi tôn trọng quyết định của Toà Tối Cao về vụ này và tiếp tục cung cấp sự trợ giúp cho bất cứ những người tố cáo nào,” Tuyên bố viết tiếp, “Cảnh Sát Victoria cam kết điều tra bất cứ hành vi tấn công tình dục nào và cung cấp công lý cho những nạn nhân cho dù vụ việc xảy ra nhiều năm trong quá khứ.”

Đức Thánh Cha Francis không bình luận trực tiếp về việc Đức Hồng Y Pell được trả tự do tối hôm qua, nhưng Ngài nói trước thánh lễ là “Ngài cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu đựng những sự kết tội phi công lý tạo ra bởi sự xét đoán cứng nhắc một chiều chống lại họ”.

Thủ Tướng Úc Ông Scott Morrison cho hay, “chỉ riêng những cuộc thảo luận” về các trường hợp lạm dụng tình dục cũng đã đem đến nhiều tổn thương lớn lao cho những người dân Úc. “Khi những vụ việc như thế xảy ra, tôi luôn luôn để tâm đến họ, nhưng... Toà Tối Cao đã đưa ra phán quyết và phán quyết đó phải được tôn trọng,” Ông Morrison nói.

Cũng trong chương trình trực tiếp truyền hình, Cựu Thủ Tướng Tony Abbot, người luôn luôn đứng về phía công lý đích thực và là người ủng hộ Đức Hồng Y mạnh mẽ, đã nói, “Hãy để cho phán quyết của Toà nói lên ý nghĩa của vụ việc!”

Thủ Hiến Daniel Andrews của Victoria từ chối nhận định về phán quyết của Toà. Ông phát biểu, “Tôi có một lời nhắn đến từng nạn nhân một cũng như từng những người sống sót qua các vụ lạm dụng tình dục: Tôi thấy các bạn. Tôi nghe và tôi tin các bạn.”

Tổng Giám Mục Brisbane Mark Coleridge, với tư cách là chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Úc cho rằng trong khi quyết định được rất nhiều người chào mừng, nó cũng đã tàn phá nhiều người khác. “Nhiều người đã phải chịu đau đớn qua các tiến trình mà hôm nay đã có kết luận.”

shannon.deery@news.com.au

Tuyên bố chính thức từ Vatican

Đức Thánh Cha, người luôn luôn đặt niềm tin vào thẩm quyền xét xử của Nước Úc hân hoan chào đón phán quyết đồng thuận của Toà Tối Cao liên quan đến vụ việc Đức HY George Pell. Phán quyết đã tuyên bố trắng án về những tố cáo lạm dụng trẻ em và đã đảo ngược lại những phán quyết trước đó.

Tin tưởng vào sự phán xét công bình của toà, Đức HY Pell luôn luôn khẳng định sự vô tội của mình và đã chờ đợi sự thật được bảo đảm.

Đồng thời Đức Thánh Cha cũng tái xác nhận lời cam kết ngăn ngừa và theo dõi tất cả những vụ việc lạm dụng trẻ em.

Thật Xấu Hổ, Những Kẻ Săn Lùng Phù Thuỷ

Ông Andrew Bolt ghi tiếp:

“Tôi vẫn không có một chút niềm tin nào vào hệ thống công lý của chúng ta”

Ông Andrew Bolt nói như trên để ám chỉ hệ thống cảnh sát điều tra, nhà cầm quyền và chính phủ Tiểu Bang Victoria

Nhà bỉnh bút nổi tiếng, Andrew Bolt mở đầu bài viết của mình như sau:

Cardinal George Pell vô tội. Thật xấu hổ cho những ai đã lên án và kết tội Ngài trong một trong những vụ việc sai phạm về công lý trầm trọng nhất trong lịch sử nước Úc.

Toà Tối Cao hôm qua đã nói lên một tiếng nói đồng nhất– Seven to Zero (7 – 0) rằng HY Pell lẽ ra không bao giờ bị kết án trong một vụ hiếp dâm không thể tin là có thể xảy ra được đối với hai đứa trẻ trong nhà thờ của vị Hồng Y.

Nhưng quý vị đừng bảo tôi có một chút niềm tin nào vào hệ thống công lý của chúng ta.

Vâng, ngày hôm qua, Đức Hồng Y Pell đã được tự do. Nhưng việc săn lùng phù thuỷ này đã làm tiêu tan danh dự của Ngài, phá đổ sự nghiệp của Ngài, và đã lấy mất của Ngài 405 ngày làm một con người tự do. Vì thế thật xấu hổ cho những cơ cấu của tiểu bang Victoria đã cố sức huỷ hoại một con người, một con người bảo thủ nổi tiếng và một con dê tế thần cho giáo hội của Ngài.

Thật xấu hổ cho Cảnh sát Victoria, là tổ chức đã dành nhiều năm mở những mẻ lưới quét (trawled for complaints) để đi tìm cho bằng được kẻ tố cáo Ngài, ngay cả chuyện tung những lời kêu gọi công khai cho công chúng (public appeals) trên báo chí để đi tìm “nạn nhân”, trong một tiến trình có vẻ được hiểu như là khuyến khích những hồi ức nguỵ tạo, những tuyên bố nguỵ tạo với hy vọng kiếm được tiền bồi thường.

Thật xấu hổ cho Đài ABC, cơ quan phát thanh của chúng ta, cho việc thúc đẩy một cách cuồng loạn và ảo tưởng những lời tố cáo chống lại Đức HY Pell mà tất cả những cố gắng đó đã trở nên quá vô lý và ngu xuẩn (too absurd) để tìm cách dẫn đến những lời buộc tội, cũng như quá yếu ớt không đủ sức thuyết phục (too flimsy) trong một vụ xử án hay là – cho đến bây giờ - ai cũng thấy là quá mơ hồ không thể thuyết phục được ai trong một vụ kháng cáo.

Thật xấu hổ cho nhà xuất bản Melbourne University Press cho việc in ra một cuốn sách gọi là “bán chạy nhất” (best seller) viết về HY Pell bởi nhà báo của Đài ABC Louise Milligan mà trong đó đã hùng hổ tố cáo (wildly) Đức Hồng Y Pell về rất nhiều những tội ác khủng khiếp đối với trẻ em, không kể đến việc một trong những chuyện đó đã được dựng lên để trở thành một nguyên cớ xăm soi về luật pháp (legal scrutiny) nhưng đã lôi cuốn cái ảo tưởng phải kết tội HY Pell cho bằng được trong vụ án.

Và cũng thật xấu hổ cho Toà Kháng Cáo Tiểu Bang Victoria (Victorian Court of Appeal) mà trong quyết định hai-chống -một đã từ chối sự kháng cáo của HY Pell. Và chuyện đó đã dẫn đến những phê bình đau như kim chích của Toà Tối Cao cho rằng hai thẩm phán chính (two major judges) của Toà Kháng CáoTiểu Bang Victoria đã “không đưa ra đủ bằng chứng thích hợp đúng đắn” đê chống lại đoàn luật sư biện hộ cho Đức Hồng Y Pell.

Và hơn nữa, thật xấu hổ cho những đám dông hèn hạ ghê tởm (vile mob) vẫn còn lên án HY Pell về chuyện lạm dụng trẻ em. Một người mà tôi đưa ra đây: đó là Dan Andrews, Thủ Hiến Tiểu Bang Victoria, tiểu bang mà những thẩm phán và cảnh sát đã cố sức để đưa HY Pell vào tù.

Andrews viết trên tuýt: “Tôi không đưa ra lời bình luận nào về quyết định của Toà Tối Cao hôm nay. Nhưng tôi có một thông điệp gửi tới từng nạn nhân một và từng người sống sót một trong các vụ làm dụng: Đó là Tôi nhìn thấy các bạn; Tôi nghe các bạn; và Tôi tin các bạn.”

Điều đó chính là thái độ đã dẫn đến việc săn lùng phù thuỷ: Thái độ đó là hãy tin vào kẻ tố cáo, không cần xem xét sự việc liệu những bằng chứng thổi phồng ấy đã đưa đến việc kết luận là vô tội cho người bị tố cáo ra làm sao. Đừng tin vào những kẻ thù ghét HY Pell khi họ tuyên bố rằng HY Pell chỉ được giải thoát về kỹ thuật (got off on a technicality).

Toà Thượng Thẩm Tối Cao không chỉ nói rằng vụ án chống lại HY Pell không đạt được điểm mấu chốt về pháp lý, đó là chứng minh được “sự nghi ngờ không thể lý giải được”. Toà Tối Cao còn đi xa hơn khi cho rằng... “Có một khả năng đáng lưu ý (significant possibility) ở điểm rất quan trọng là một người vô tội đã bị kết án.”

Chẳng có gì lạ cả! HY Pell đã một cách nào đó phạm tội hiếp dâm hai em ca viên vào cùng một lúc ngay sau thánh lễ. Hai em này tình cờ bị bắt gặp trong phòng thánh ở phía sau nhà thờ, ăn cắp rượu lễ. Cũng chẳng để ý tới một trong hai em ca viên đó đã qua đời và thực sự đã nói với mẹ mình rằng anh ta chẳng bị ai hãm hiếp cả.

Toàn bộ vụ xử đặt vào lời nói không có chứng thực (uncorroborated word) của em còn lại. Lời buộc tội cho rằng thời gian duy nhất những việc hiếp dâm có thể xảy ra là “trong năm hay sáu phút” trong thời gian yên lặng ngay sau thánh lễ.

Trong khoảng thời gian đó, ca đoàn và những người phụ giúp trong thánh lễ sẽ đi vòng ra phía sau nhà thờ, trước khi những người phục vụ bàn thờ tiếp tục đi ra đi vào phòng thánh và cất đi những vật dụng thánh thiêng dùng trong thánh lễ. HY Pel không thể thực hiện việc hiếp dâm hai đứa trẻ trong căn phòng thánh nhộn nhịp như vậy vào ngay lúc đó.

Nhưng những nhân chứng không ai có thể bác bỏ được đã xác định vị Hồng Y không thể một mình bỏ vào phòng thánh trong “thời gian yên lặng” cuối lễ. Ông luôn luôn có mặt sau thánh lễ ở phía trước nhà thờ, tiếp chuyện những giáo dân, thường kéo dài trong khoảng 20 phút và những nghi thức nghiêm ngặt của giáo hội đối với một vị Hồng Y bắt buộc vị chưởng nghi (MC) phải ở bên cạnh vị chủ tế cho đến khi ngài về nhà.

Còn nữa, cậu bé được cho là nạn nhân đồng thời cùng đi với ca đoàn nhà thờ về phía sau thánh đường trước khi trở lại, vào phòng thánh và ăn cắp rượu lễ. Chính tôi đã bước đi quãng đường đó và thấy rằng cần phải mất hơn “năm phút” của thời gian được gọi là yên lặng đó.

Vì thế cả người tội phạm hay là nạn nhân, chẳng có ai có mặt tại nơi xảy ra vụ việc trong thời gian yên lặng đó.

Đúng như Toà Tối Cao đã phán: “Những bằng chứng không chối cãi được của những nhân chứng lúc đó không trùng khớp với lời khai của người tố cáo, và Toà cho rằng (i) thứ nhất, người nộp đơn kháng cáo tại toà (là HY Pell) đã thực hiện việc chào đón giáo dân tại bậc thềm hay gần bậc thềm của thánh đường sau buổi lễ long trọng vào ngày Chúa Nhật; (ii) thứ hai là lễ nghi đã được thiết lập và mang tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi rằng người nộp đơn kháng cáo – là một tổng giám mục - luôn có người đi bên cạnh hộ tống khi còn mang phẩm phục trong thánh đường; (iii) và thứ ba là có sự liên tục đi ra đi vào phòng thánh của những linh mục sau thánh lễ trong khoảng từ 10 đến 15 phút sau khi kết thúc những nghi thức cuối một buổi lễ long trọng vào ngày Chúa Nhật.

Thật là một thứ bê bối có ác ý khi HY Pell đã bị bỏ tù một cách vô lý. Thật xấu hổ cho tất cả những ai đã tham dự vào trò săn lùng phù thủy này.

Toà Tối Cao Không Có Lựa Chọn Nào Khác Ngoài Việc Đảo Ngược Bản Án Của Toà Victoria

Shannon Deery

Quyết định đồng thuận của Toà Tối Cao rất rõ ràng: Có một khả năng rất đáng kể, đó là một người vô tội đã bị lên án.

Toà án thường miễn cưỡng khi đảo ngược kết luận của bồi thẩm đoàn và rất ít khi làm như vậy. Nhưng trong trường hợp này, Toà thấy thực sự không có cách lựa chọn nào khác.

Toà Tối Cao thấy rằng sự tin tưởng của bồi thẩm đoàn vào lời khai của người tố cáo đã mâu thuẫn rất nhiều với những bằng chứng không thể tranh cãi của những nhân chứng khác.

Bằng chứng đó đã tạo nên sự ngờ vực rất hợp lý trong suy nghĩ của bồi thẩm đoàn nếu họ thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn.

Kết án Đức Hồng Y Pell cho dù có nghi ngờ về việc Ngài có phạm tội hay không. Đó là điều mà đoàn luật sư bênh vực đã làm tại Toà Kháng Cáo Victoria.

Toà Tối cao nói rằng đa số (2-1) của Toà Kháng cáo Victoria khi gạt bỏ lần kháng cáo thứ nhất của HY Pell “đã không thể ăn nhập với câu hỏi là liệu có một khả năng hợp lý khi việc lạm dụng không thể xảy ra hay không. Chính vì vậy, điều đó đã dẫn đến một nghi ngờ hợp lý liên can đến việc kết tội người nộp đơn”.

Trong khi quyết định của toà Tối Cao đã tạo ra vừa kinh ngạc vừa giận dữ, một nguồn tin có thẩm quyền từ Toà này cho hay là không có lựa chọn nào khác: “Toà Tối Cao của đất nước đã đồng thuận tuyên bố trắng án cho Đức Hồng Y Pell. Điều đó ám chỉ rằng toàn bộ cả một hệ thống (gồm báo chí, đài phát thanh, dư luận, cảnh sát và nhà cầm quyền tiểu bang Victoria cũng như hai toà án tại Victoria là Toà cấp dưới County Court và Toà Kháng Cáo Tiểu Bang) đã phạm một sai lầm mang tính pháp lý vô cùng nghiêm trọng”.

Nguồn tin nói tiếp, “Đòi hỏi một toà án quyền lực cao nhất trong nước đưa ra một phán quyết không công bằng khi lên án trừng phạt một người nào đó vì những suy nghĩ có định kiến là một điều vô cùng nguy hiểm.”

Shannon Deery - Bản dịch tiếng Việt: Trần Bá Nguyệt, DCUC