Câu chuyện truyền giáo : Hoà Lan : Sức mạnh chuỗi Mân Côi

Tháng 10 lại về với những cơn mưa nặng hạt ở Âu châu vì buớc vào mùa Thu và vài cơn bão xảy ra ở châu Á và Việt Nam khiến đến bây giờ nhiều nơi vẫn còn ngập lụt vì triều cuờng lên như ở Sài Gòn Việt Nam làm nhiều nguời cảm thấy khó khăn trong cuộc sống.

Với nhiều nguời Công Giáo, tháng 10 còn được gọi là tháng Mân Côi, tháng kính Đức Mẹ và cao điểm đó là ngày 13.10- kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima nuớc Bồ Đào Nha. Tuy nhiên rất ít người biết đến nguồn gốc của chuỗi Mân Côi và nhiều khi nhầm lẫn giữa Mân Côi, Môi Khôi, Mai Khôi hay Vân Côi thì từ nào là đúng dù họ vẫn hiểu man mán là đọc kinh hay lần hạt. Tuy nhiên, chúng ta đừng quá lệ thuộc vào từ ngữ mà điều quan trọng chúng ta cần biết là khi chúng ta lần hạt, chúng ta đang cùng với Mẹ Maria ca tụng Thiên Chúa và cầu nguyện cho thế giới. Bởi thế, chuỗi Mân Côi rất quan trọng trong đời sống của các tin hữu. Thánh Đaminh, vị sáng lập của Dòng giảng thuyết đã từng nói: Sau thánh lễ và kinh Phụng vụ, không có sự tôn kính nào đẹp lòng Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Người bằng sốt sắng đọc kinh Mân côi.

Tháng Mười còn có một sự kiện đáng lưu ý nữa, đó là ngày cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng, quen gọi là “Khánh Nhật Truyền Giáo”, được cử hành vào Chúa Nhật thứ III trong tháng, năm nay là Chúa Nhật 20 tháng 10. Cùng với việc cầu nguyện và lạc quyên cho quỹ loan báo Tin Mừng của Tòa Thánh, chúng ta được mời gọi suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng, sứ mạng diễn tả bản tính của Giáo Hội.

Năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud (được Đức Thánh Cha Biển Đức XV ban hành năm 1919) là Tông Thư bàn về sứ mạng loan báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô và Bộ Phúc m Hóa Các Dân Tộc đã đề nghị dành tháng Mười để suy tư, cầu nguyện đặc biệt (hay ngoại thường) cho sứ mạng này, nhằm thúc đẩy dân Chúa ý thức hơn về việc canh tân đời sống và quy hướng hoạt động mục vụ của Giáo Hội về sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

Sứ điệp Truyền giáo năm nay mang chủ đề: “Được rửa tội và được sai đi – Người tín hữu Chúa Kitô tham gia sứ mạng loan báo Tin Mừng”. Sứ điệp nhắc nhở chúng ta rằng mọi Kitô hữu đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy đều được sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (x. Mc 16,15). Không ai được viện bất cứ lý do nào để miễn chuẩn sứ mạng này.

Loan báo Tin Mừng là sứ mạng của Thiên Chúa, được Chúa Giêsu thi hành trước, rồi trao cho các Tông đồ và Giáo Hội qua lệnh truyền: “Các con hãy đi khắp muôn dân, loan báo Tin Mừng cho mọi loại thọ tạo” (Mc 16,15). Đức thánh giáo hoàng Phaolo VI đã từng nói trong Tông Huấn Loan Báo Tin mừng rằng Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Chúng ta phải rất hãnh diện được cộng tác vào sứ mạng cao quý này. Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết: “Mỗi người là một sứ mạng” (EG 273). Ngài muốn nói lên sự gắn bó mật thiết của mỗi Kitô hữu với Chúa và sứ mạng này.

Nhìn vào thực tế, sứ mạng loan báo Tin Mừng xem ra chưa được thực hiện nghiêm túc. Chúng ta chỉ mới giữ Đạo cho mình. Có những người vì hoàn cảnh thời cuộc đã lơ là, xa rời việc giữ Đạo, mà chúng ta vẫn dửng dưng, không chút quan tâm. Nhiều nuớc u châu, nguời ta không còn xem việc bỏ lễ ngày Chúa Nhật là tội trọng vì nguời ta đâu còn đi xưng tội nữa. Nhiều nguời Việt sống ở hải ngoại lúc đầu còn áy náy vì không đi lễ Chúa Nhật do không có phuơng tiện hay do thời tiết. Nhưng dần dần họ xem việc bỏ lễ Chúa Nhật cũng là chuyện bình thuờng vì họ cũng bị nhiễm cách sống của nguời châu u. Như thế, bản thân mình chưa sống đạo thì làm sao có thể nói cho nguời khác biết về Chúa, về đạo mà chúng ta tin thờ! Thánh Giêrônimô mà chúng ta mừng lễ ngày 30 tháng 9 vừa qua đã từng nói: "Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô". Có những người chưa hề biết Đức Giêsu và Tin Mừng của Người, vì họ không được ai giới thiệu. Nếu chúng ta là nguời Công Giáo mà không biết Ngài vì chúng ta không đọc Kinh Thánh để hiều về Ngài, về Tin Mừng của Ngài thì làm sao chúng ta có thể nói cho nguời khác được.

Bản thân chúng tôi từ ngày đặt chân và làm việc ở xứ sở văn minh này như một linh mục truyền giáo, trong lòng không cảm thấy bình an vì mọi thứ duờng như đều được lập trình sẵn và làm gì cũng cần phải báo cáo, xin phép. Làm việc truyền giáo mà thiếu đi sự tự do thì không thú vị chút nào. Lắm lúc mình muốn làm điều gì đó đem lại ích lợi cho mọi nguời nơi mình làm việc nhưng lại sợ mắc lòng đấng bề trên, và nhiều khi trong hàng giáo sĩ cũng còn có sự nghi kỵ, ganh đua. Có những nguời ngoài mặt thì họ tỏ ra vui vẻ, lịch thiệp nhưng trong lòng lại đầy thù hận, dối lòng. Chúng tôi cảm thấy rất thấy vọng khi gặp truờng hợp đó đã xảy ra với mình và mình muốn làm rõ mọi chuyện nhưng họ cứ tránh né. Thôi thì cứ chôn chặt vào lòng và sẽ cố gắng không làm phiền họ nữa. Nhiều lúc mình muốn quên đi cho thanh thoát cõi lòng nhưng sao mà khó quá. Chúa nói với Phêrô là tha thứ đến bảy muơi lần bảy, và khi mọi nguời gặp chuyện tâm sự với mình, thì mình khuyên nhủ nguời ta rất dễ dàng. Nhưng đến lượt mình thì lại bế tắc. Phải chăng mình còn quá hẹp hòi và cái tôi của mình quá lớn nên chỉ thấy cái rác trong mắt nguời khác trong khi cái xà to tuớng trong mắt mình thì lại làm ngơ! Nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì nghĩ đến những chuyện đâu đâu và quên mất Lời Chúa dạy mình.

Nguời đời cứ nghĩ mấy ông đi tu thì suớng chẳng phải lo chuyện gì ngoài dâng lễ và kinh nguyện. Nhưng họ quên mất một điều là đi tu không hề dễ dàng tý nào vì ngoài việc chu toàn kinh nguyện và các bí tích, còn phải sống đời sống cộng đoàn như là một gia đình, nhưng gia đình này mình không có quyền lựa chọn mà bề trên sai mình sống ở đâu phải theo đó. Sống với nguời đồng huơng đã là khó, sống với người khác văn hoá, khác chủng tộc, khác ngôn ngữ thì khó hơn bội phần. Cuộc đời chúng tôi từ ngày đi truyền giáo đến giờ chỉ toàn sống với nguời ngoại quốc nên mỗi ngày phải học thêm văn hoá và luôn phải sống tôn trọng nguời khác vì lỡ nếu có điều gì sai sót sẽ làm ảnh huởng đến dân tộc mình. Nhiều lúc cũng cảm thấy buồn vì hình như hai phía không được hiểu nhau lắm khiến cộng đoàn giống như một ngôi nhà hoang vì chẳng ai nói gì. Nguời ở trong chăn mới biết chăn có rận nên chúng tôi rất cảm phục những gia đình sống hạnh phúc mấy chục năm dù biết rằng họ cũng chịu đựng nhau rất nhiều. Lâu lâu cũng có những tranh luận gay gắt nhưng vì chí huớng đời tu nên mỗi nguời đều nhuờng nhau một tý cho vui cửa vui nhà, vì nếu không những lời giảng của mình sẽ trở nên vô ích.

Là những nhà truyền giáo nên có những lúc chúng tôi được mọi nguời biếu tặng cái này cái kia cho cá nhân hay cho cộng đoàn qua những công việc chúng tôi giúp họ. Những vật phẩm nhỏ thuờng thì chúng tôi được phép sử dụng riêng nhưng cái gì lớn và quý giá chnúg tôi phải thông báo cho nhà Dòng. Chúng tôi rất thích bộ phim dài tập Bao Công Xử Án dù có nhiều hư cấu nhưng điều đó cũng muốn nói lên rằng từ ngàn xưa người ta cũng mong muốn có một vị thẩm phán công minh để diệt trừ bọn gian ác ăn trên ngồi chốc không coi ai ra gì. Bao Công với biệt danh là Thanh Thiên đã làm cho triều Tống nở mặt nở mày khi đã dám xét xứ ngay cả những hoàng thân, quốc thích của triều đình cũng như những tên quan lại độc ác, ức hiếp dân lành để làm cho quốc thái dân an. Và khi được triều đình tặng thuởng những báu vật do công trạng, nhưng ông đã nói với nguời cố vấn mình là Công Tôn tiên sinh hãy cất giữ những báu vặt ấy trong ngân khố vì ông cho rằng tặng phẩm có được nhờ chức vụ mà xem như của mình chính là điểm cuồng vọng tự đại công tư bất phân của quan viên bây giờ.

Ngày đầu tháng 10 chúng tôi lại nhận được tin một anh em linh mục trẻ cùng Dòng qua đời khi vừa tròn 43 tuổi, cái tuổi sung mãn và đầy hăng say của đời linh mục nhưng phải tạm dừng cuộc chơi. Người anh em này từng làm việc ở Papua New Guinea (PNG) được 1 năm nhưng do không hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nên trở về Việt Nam. Tiếc thay cho nguời anh em này khi ông bà cố và họ hàng phải khóc cho người vắn số như em. Hiện diện trong thánh lễ an táng tại Nhà Chính ở Nha Trang có rất đông nguời, nhất là anh em linh mục đồng môn, trong khi đó ở Hoà Lan chúng tôi cũng đưa tiễn một anh em linh mục lão thành từng làm việc truyền giáo ở Congo 40 năm nhưng nguời tham dự chỉ khoảng 150 nguời. Cũng một kiếp nguời mà sống chết có sự khác biệt nhau nhưng không quan trọng về số luợng mà về chất luợng. Chắc chẳn một điều là trong ngày phán xét Chúa sẽ không hỏi chúng ta là làm đến chức gì và sống trên đời bao nhiêu năm, nhưng Ngài sẽ hỏi chúng ta là chúng ta đã làm gì cho Ngài với những nén bạc Ngài đã trao cho chúng ta.

Chúa Nhật XXVII thuờng niên vừa qua gia đình Lòng Chúa Thuơng Xót tại Hoà Lan tổ chức thánh lễ mừng kính thánh nữ Faustina- tông đồ của Lòng Chúa Thuơng Xót với sự hiện diện của đông đảo anh chị em từ khắp nuớc Hoà Lan và 5 linh mục đồng tế. Cha giảng lễ là một linh mục trẻ nguời Việt từng học hành ở đây trên 10 năm và có lối chia sẻ rất thực tế và dí dỏm. Ngài cũng nói về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận cách say mê qua sự yêu mến và tin tuởng, tín thác tuyệt đối vào Chúa truớc những bất công, tàn bạo của nhà tù cộng sản như thánh nữ Faustina đã gặp phải trong cuộc sống chiêm niệm của ngài. Tin và tín thác là hai khía cạnh của cuộc sống nguời Kitô hữu trước bao sóng gió của cuộc đời và chính vì thế các tông đồ dù ở với Chúa và chứng kiến biết bao phép lạ Ngài làm nhưng vẫn phải thốt lên “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5tt).

Hôm nay là ngày lễ Mẹ Mân Côi và cũng là tháng truyền giáo. Lễ Mân côi và tháng truyền giáo tuy cách xa nhau lịch sử của ngày lễ, nhưng gắn liền với nhau về nội dung đó là lòng yêu mến Chúa của Mẹ Maria và sứ vụ ra đi đều xuất phát từ Chúa Thánh Thần.

Nhớ lại những năm tháng khi còn làm việc ở Nam Mỹ, mọi nguời từ già đến trẻ rất thích ruớc kiệu và lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo khi chia các em thành 5 đội với 5 màu sắc khác nhau tuợng trưng cho năm châu lục. Ai cũng luyến tiếc quá khứ, nhất là quá khứ với những khoảng khắc đẹp. Bản thân chúng tôi cũng cảm thấy nhớ về những tháng ngày đầy ắp kỷ niệm ở một xứ truyền giáo nghèo về vật chất nhưng tình nguời luôn tràn đầy và mình làm việc mà không hề bị bất kỳ áp lực nào.

Thánh Anphong- Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế từng nói: “Nhờ kinh Mân côi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trong nẻo trọn lành. Biết bao người nhờ kinh Mân côi đã được ơn chết lành và hưởng phúc trường sinh”. Chính chuỗi Mân Côi là vũ khí sắc bén để cứu bao linh hồn và hoà giải biết bao gia đình bên bờ vực thẳm, cũng như giúp công việc truyền giáo của Giáo Hội ngày càng tốt hơn. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng luôn xin chúng ta cầu nguyện cho ngài với lời kinh Mân Côi.

Chuỗi Mân Côi là mối dây liên kiết với Mẹ vì Mẹ luôn nhắn nhủ con cái Mẹ siêng năng lần hạt Mân Côi để cứu rỗi thế giới. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Mân Côi để qua lời cầu nguyện từ mẫu của Mẹ, Mẹ sẽ giúp cho Giáo Hội trở nên một nhà cho nhiều người, một người Mẹ cho tất cả các dân tộc vì ai cũng gọi Mẹ là Mẹ. Xin Mẹ luôn phù hộ cho chúng con đang gặp buớc lầm than trên chốn đời tạm này được vuợt qua mọi khó khăn thử thách để về đến nơi bình an. Nữ Vuơng rất thánh Mân Côi, cầu cho chúng con.

Hòa Lan, 07 tháng 10 năm 2019- lễ Đức Mẹ Mân Côi,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang