Sáng Thế 2: 18-24; Tvịnh 127; Do Thái 2: 9-11; Máccô 10: 2-16

Hôm nay, khi chúng ta nghe bài tạo dựng trong sách Sáng Thế, chúng ta nên quên những ý nghĩ trước kia chúng ta đã có. Lúc trước chúng ta chưa quen thuộc với Kinh Thánh, chúng ta nghĩ đến những hình ảnh định trước. Khi đọc sơ về việc tạo dựng loài người chúng ta có thể có những kết luận quá thô thiển. Thí dụ: Vì người đàn ông được tạo dựng trước tiên, chúng ta nghĩ trọng tâm kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa là chú trọng trước tiên đến người đàn ông.. Còn người phụ nữ có vẻ như là một ý nghĩ thứ hai và sự tạo dựng chỉ nhằm mục đích là làm bạn đồng hành với người đàn ông thôi.

Học hỏi về Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh kỹ lưỡng hơn thì thấy người đàn bà ngang hàng trong tình bạn với người đàn ông. Người đàn bà cũng được tạo dựng bởi một thứ đất như người đàn ông. Như thế Thiên Chúa chỉ định người đàn ông và người đàn bà sống hợp tác với nhau, và chia sẻ đời sống với nhau. Bài sách Sáng Thế mói rõ là trong việc lập gia đình "cả hai người trở thành một xương một thịt". Ngay cả từ "đàn ông", “đàn bà" chứng tỏ sự liên hệ mật thiết với nhau. Bài sách Sáng Thé nêu ý chính của bài phúc âm hôm nay.

Câu hỏi của các người Pharisêu không phải là nếu được phép ly dị, nhưng là khi được phép ly dị. Các giáo chức tôn giáo đã bàn cãi lâu đời về vấn đề ly dị. Các bài sách nói về ly dị đã được khảo cứu kỹ lưỡng. Thí dụ như trong sách Đệ Nhị Luật (24:1) "Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly hôn..." Không cần phải là chuyên viên về Kinh Thánh để biết hoàn cảnh người vợ dễ bị tổn thương như thế nào đối với người chồng. Nói đến "điều gì chướng" để viết chứng thư ly hôn là gì? Và đó là điểm chính trong việc bàn cãi.

Quan điểm đáng chú trọng để ly hôn là sự không trung thành. Nhưng người đọc sách Kinh Thánh sơ sài có thể nghĩ cho ly hôn là về những điều gì người chồng không ưa thích. Đó là những điều gì vậy? bữa cơm cháy khét? Không có con trai? tuổi già lẩm cẩm hay sao? Thật không khó để nghĩ đến những ảnh hưởng trong xã hội, nếu thử tục ly hôn quá dễ dàng dễ dàng như vậy. Ly hôn liên quan đến vấn đề về pháp lý, và hơn nữa, vì gia đình và cộng đoàn bị liên lụy vì ly hôn. Thí dụ như: vợ chồng có trách nhiệm săn sóc và che chở con cái bị ảnh hưởng do hậu quả của ly hôn. Như Kinh Thánh nói, Thiên Chúa cũng liên hệ đến hoàn cảnh vợ chồng theo trong truyền thống vì việc lập gia đình là một bí tích.

Hãy xem trong xã hội Chúa Giêsu, tình trạng thảm khốc của một người phụ nữ khi ly hôn như thế nào. Phần đông phụ nữ thời đó không có của cải, hay tài sản. Cuộc sống lứa đôi sẽ đem đến sự che chở cho người phụ nữ và con cái. Người đàn bà sống một mình cần phải tìm kế sinh nhai. Bởi thế luật pháp là điều tối hệ trọng để che chở người phụ nữ và con cái họ tránh khỏi những thế lực mạnh mẻ của xã hôi chống họ.

Chúa Gê su giải thích luật pháp một cách cứng rắn là chính Ngài muốn che chở người bé mọn trong xã hội. Trong những nơi khác trong phúc âm Chúa Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài nên từ bỏ gia đình họ. Ngài lập nên một gia đình mới không có liên hệ về máu mủ. Nhưng nói về ly hôn và các hậu quả, Chúa Giêsu chọn theo thánh ý Thiên Chúa. Bài trích sách Sáng Thế mà chúng ta nghe hôm nay nói "cả hai người trở thành một xương một thịt". Bởi thế Chúa Giêsu dạy "vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly".

Hôm nay tôi nghĩ điều gì có thể "giảng giải" bài phúc âm hôm nay, không phải là hoàn toàn cấm ly hôn. Thí dụ như hoàn cảnh bạo tàn trong gia đình, ly dị là điều cần thiết để che chở người yếu đuối trong gia đình. Đây là điều tôi nghĩ về lời dạy của Chúa Giêsu, và lý do Ngài dạy. Cảnh vợ chồng đáng lẽ phải tiếp tục lâu dài, nhưng một số người chồng muốn ly dị vợ một cách quá dễ dàng. Và cũng như thường lệ, Chúa Giêsu tìm cách che chở người bé mọn không có cách nào kêu cứu đến xã hội.

Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisêu theo sự tốt đẹp của Ngài là quay lại hỏi người họ một câu "Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?" Ông Môsê cho phép người chồng viết giấy ly dị mà rẫy vợ, đó là một cách che chở cho người vợ khỏi bị xã hội nam nhi đô hộ. Với một chứng thư, người đàn bà có thể lấy chồng khác và được sự che chở cần thiết theo luật pháp.

Chúa Giêsu nói đến sách Sáng Thế để chứng tỏ thánh ý đầu tiên của Thiên Chúa là người đàn ông và người đàn bà ngang hàng với nhau. Người đàn ông nhìn vào các thú vật Thiên Chúa tạo dựng, và coi thú vật không ngang hàng với mình. Khi Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà cho ông A Dong. Ông ta xem đó là một người như ông ta và nói "phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi".

Còn về việc người đàn bà lấy chồng lại thì sao? Trong xã hội Chúa Giêsu, nếu người đàn ông không trung thành, người đó không phạm tội ngoại tình với người vợ, nhưng chỉ phạm tội ngoại tình khi người đàn ông đã lập gia đình khác. Nếu người đàn bà phạm tội ngoại tình thì sẽ bị ném đá. Bây giờ Chúa Giêsu dạy nếu người đàn ông tái hôn thì đã phạm tội ngoại tình (Nên chú ý: Phụ nữ Do thái không thể ly dị chồng, nhưng thánh Máccô viết phúc âm cho cộng đoàn người ngoại, và trong cộng đoàn đó phụ nữ có quyền ly dị và có quyền có của cải, tài sản).

Chúa Giêsu giảng dạy về sự gấp rút của Triều Đại Thiên Chúa, và việc đó gồm một đường lối mới về đời sống. Bởi thế, trong những lời Ngài giảng dạy khác, Ngài cấm không được thề thốt và ly dị (Mt 5: 34-37) Nhưng vì cộng đoàn tín hữu phát triển, họ nhận thấy họ không thể sống theo lý tưởng, và họ sửa đổi hòa hợp theo lời Chúa Giêsu dạy bảo. Vì thế, thí dụ như họ cố gắng làm thế nào để giúp đỡ cảnh vợ chông theo sự yếu đuối của loài người.

Đất nước chúng ta cho phép người phụ nữ có của cải, tài sản, có tiền lương khi đi làm và có thể ly dị. Dù vậy, phụ nữ và trẻ con vẫn là người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội chúng ta. Trong khi ly hôn được dễ dàng, xã hội vẫn không đủ sức thực hiện sự hổ trợ cho trẻ em đầy đủ. Bởi thế, nhiều người phải sống trong cảnh nghèo nàn, bao gồm chủ yếu những người mẹ trẻ và con họ.

Chúa Giêsu không từ chối luật pháp. Ngài muốn đời sống có trật tự, có tổ chức để che chở những người bé mọn yếu đuối. Bài sách hôm nay cũng nói đến lời Chúa Giêsu dạy về trẻ con. Trong tình cảnh các sự lạm dụng tré con của hàng giáo phẩm, trách nhiệm của chúng ta là che chở các người yếu đuối. Và lời giảng dạy của Chúa Giêsu giúp chúng ta thêm năng lực để che chở trẻ em như Chúa Giêsu đã làm. Chúng ta là thành phần giáo hội. Giáo phẩm và giáo dân hãy kêu gọi cho biết những người lạm dụng và thải họ ra khỏi việc làm của họ trong giáo hội. Chúng ta nên cố gắng giúp hàn gắn giữa những người bị lạm dụng. Chúa Giêsu tẩy chay thái độ của các môn đệ Ngài, và Ngài dạy họ phải đối xử nồng hậu với những người bé mọn. Ngài thách thức, và ban năng lực cho chúng ta là môn đệ, không dưới một thái độ “chờ xem”, nhưng phải làm gì ngay bây giờ để tránh khỏi những bùn nhơ tràn ngập chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


27th SUNDAY (B)
Genesis 2: 18-24; Psalm 128; Hebrews 2: 9-11; Mark 10: 2-16

When we hear the creation account in Genesis today we have to dismiss any former notions we may still have. At a previous time our unfamiliarity with the Scriptures gave us notions that led to stereotypes. A casual reading of the creation of humans shows how we can draw simplistic conclusions. For example, since the man was created first, he appears to be the primary focus of God’s plan for creating humans. The woman seems to be an afterthought and created just for the purpose of giving the man companionship and comfort.

Biblical scholarship and a thoughtful reading show the woman’s equality and her partnership with the man. She is created from the same "stuff." Thus, God intended man and woman to live in cooperation and meant to share life with one another. The text asserts that in marriage the two become "one flesh." Even their derivative names, "man," "woman," affirm their intimate relationship. The Genesis reading forms the backdrop for our gospel passage today.

The question posed by the Pharisees was not if divorce was allowed, but when it was permissible. The question of divorce was long debated among the religious teachers. The texts about it were scrupulously studied. So, for example, Deuteronomy 24:1 – "Suppose a man enters into marriage with a woman, but she does not please him because he finds something objectionable about her, so he writes her a certificate of divorce...." It does not take a biblical scholar to realize how vulnerable the wife would be to the pleasure of her husband. What was the "something objectionable" that would be grounds for the divorce? That was the focus of the debates.

The strict, or narrow interpretation, would allow divorce only for infidelity. But a looser reading would allow divorce for anything that the man found "objectionable." Grounds for divorce – what could they be? A burnt meal? Not bearing a son? Old age? It isn’t hard to imagine how society would be affected by such easy divorce procedures. Divorce involves legal issues, and much more, since family and community relationships are affected by divorce. For example, married couples are responsible to care for and protect children who are intimately affected by a divorce. As the Scriptures show, God is also involved in married relationships and in our tradition, to signify that, marriage is a sacrament.

Consider the dire straits a divorced woman would undergo in Jesus’ world. For the most part women did not own property. Marriage would provide them and their children support and protection. On their own they would be hard-pressed to find life’s essentials. Hence, the law was crucial for protection of women and their children from the more powerful forces aligned against them.

Jesus’ stricter interpretation of the law was characteristic of his desire to protect the least in society. In other places in the gospel Jesus calls his disciples to follow him, leaving behind their families. He was creating a new family, not related by blood ties. But about divorce and its consequences, he chose to follow God’s intention, the teaching we heard in today’s Genesis reading: "the two of them become one flesh." "Therefore," Jesus teaches, "what God has joined together, no human being must separate."

What I think is "preach-able" from today’s gospel, is not the absolute prohibition of divorce. In the light of domestic violence, for example, there is need for divorce to protect the vulnerable partner in marriage. Here’s where I would come down on Jesus’ teaching – the reason for his interpretation. Marriage was supposed to be permanent, but some husbands too easily cast off their wives. As he always did, Jesus seeks to protect those excluded who didn’t have societal recourse.

Jesus responds to the Pharisees in good rabbinical fashion, by asking another question, "What did Moses command you?" Moses permitted divorce with a certificate from the husband; which was a way to protect the wife from abandonment in their male-dominated society. With the certificate a woman was free to marry again and have the legal support she needed.

Jesus refers to Genesis to show God’s original intention: the equality of man and woman. The man found the animals inferior that God presented to him. When God presents the woman to Adam he finally finds one like himself – "bone of my bone and flesh of my flesh."

What about the charge of adultery for remarriage? In Jesus’ world if a man were unfaithful he wasn’t committing adultery against his wife, but only against other married men. If a woman committed adultery she would be stoned. So, Jesus’ teaching now includes men in the charge of adultery if they remarry. (Note: Jewish women could not divorce their husbands, but Mark addressed his Gentile audience where women could divorce and own property.)

Jesus preached with urgency the coming of God’s kingdom, which would enable a whole new way of living. Hence, among his other teachings, he forbade oaths and divorce (Matthew 5:34-37). But as the Christian community grew and spread they found they could not live up to all the ideals and they compromised over some of his teachings. So, for example, they struggled with how to support permanent marriages in light of human weaknesses.

Our country allows women to own property, receive wages and seek divorce. Still, women and children are the most vulnerable in our society. While divorce may be easier, society fails to enforce adequate child support, yielding an increase of those on the poverty roles – comprised primarily of young mothers and children.

Jesus does not reject law. He wants life to have order, structures and to provide and nurture those most in need. Today’s passage also includes his comments about children. In light of our ongoing crisis of clergy abuse of children, and our obligations to protect our vulnerable members, his words are empowering. One way of "embracing," and "blessing" children, as Jesus does, is for church members, clergy and laity, to call for full disclosure, the removing of violators from working in the church and to do whatever we can to facilitate healing among those who have been betrayed and violated. Jesus’ rebuke of the behavior of his disciples and his instructions to them about proper behavior towards the least, challenge and empower all of us disciples not to take a "wait and see" attitude, but to do what we can now to move us out of the muck we now find ourselves.