I Samuel 3: 3b-10, 19; Tv. 39: 2-4, 7-10; I Côrintô. 6: 13c-15a, 17-20; Gioan 1: 35-42

Các bài sách hôm nay đều nói về ơn gọi và sự liên hệ của người môn đệ. Là môn đệ là phải lắng nghe. Samuel ở trong Đền Thờ và nghe Đức Chúa gọi. Anh ta là một môn đệ vì anh ta phụng sự trong Đền Thờ. Nhưng Đức Chúa gọi anh ta hãy bước thêm nhiều bước nữa để theo Chúa. Trong Đền Thờ, ánh đèn trong cung thánh phải cháy ngày đêm. Ánh đèn đó là tượng trưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thờ. Bổn phận của Samuel là giữ ánh đèn trong Đền Thờ cháy luôn. Đó là hình ảnh đẹp đẻ cho giảng thuyết nói về ánh sáng trong bóng tối âm u, và chúng ta hãy thận trọng giữ ánh sáng của Thiên Chúa luôn cháy. Chúng ta được gọi nghe theo lời Thiên Chúa. Có thể chúng ta nghe trong đêm tối, chúng ta sẽ được dẫn dắt để biết làm thế nào giữ ánh sáng Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Người tín hữu là người giữ ánh đèn cháy sáng trong đêm tối.

Ông Martin Luther King Jr. là một tín hữu như thế. Ngày 15 tháng giêng là ngày lễ của ông ta. Trong một thế giới âm u của sự kỳ thị chủng tộc, ông ta chiếu soi ánh sáng bất bạo động vào sự bình đẳng chủng tộc, không kỳ thị. Nhờ việc rao giảng và hoạt động của Ông đã đem đến Đạo Luật Nhân Quyền năm 1964. Nhưng, hôm nay, điều ông ta mơ ước về công lý cho tất cả mọi người vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn. Chúng ta không thể mong mỏi chỉ có một số người nghĩ đến những sự kiện như công lý và hòa bình. Mà tất cả chúng ta cũng đều có phần việc trong đó, dù lớn hay nhỏ, để giúp thực hiện mơ ước của ông Martin Luther King chăng? Không phải mơ ước của ông ta liên hệ với mơ ước của Thiên Chúa cho toàn thể loài người hay sao? Vì thế mọi người được đối xử như nhau, Và sự công chính là thành quả của việc chúng ta đối đải với tha nhân hay sao?

Chúng ta có phần việc gì trong sự công chính này? trong gia đình, nơi sở làm và trong xã hội? Ngày lễ ông Martin Luther King có thể cho chúng ta có dịp để hỏi Thiên Chúa: bổn phận chúng con là thế nào trong việc thực hiện mơ ước của ông Martin Luther King? Chúng con có như Samuel, ngủ trong Đền Thờ trong khi Thiên Chúa muốn nói với chúng con hay không? Trong bí tích Thánh Thể chúng ta tuyên xưng hôm nay, chúng ta có thể mượn lời Samuel trong lời cầu nguyện: "Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe". Chúng ta cũng cầu xin trong phụng vụ hôm nay ban cho chúng ta có tâm tình lắng nghe Thiên Chúa và được lòng can đảm đáp lại Ngài.

Một cách khác nữa. Suốt những năm trung học và vài năm đại học, tôi có làm việc trong một xưởng máy. Trước hết tôi tập sự học làm thợ máy. Các thợ lành nghề dạy cho tôi về việc đó, xem kết quả và khi nào cần giúp đở thi hỏi. Tôi chú ý xem và lắng nghe các thợ mày lành nghề đó, vì họ có kinh nghiệm mà tôi không có. Tất cả chúng ta học hỏi bổn phận chúng ta trong đời sống qua việc lắng nghe và chú ý xem việc người khác làm. Chúng ta cần người giúp đở dạy dỗ. Samuel cũng vậy. Lúc đầu Samuel không biết phải làm gì khi anh ta nghe tiếng Thiên Chúa gọi trong bóng tối. Ngôn sứ Eli, lúc đầu hơi chậm chạp. Nhưng sau này ông ta dạy Samuel phải thưa gì với Thiên Chúa khi Ngài gọi Samuel lần nữa và thưa: "Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe".

Cũng như Samuel, chúng ta đã ở trong việc phụng sự Thiên Chúa. Chúa Nhật hôm nay chúng ta đang ở trong đền thờ "chăm sóc ngọn đèn" thánh của đức tin chúng ta. Nhưng, Thiên Chúa gọi chúng ta hãy nghe kỹ hơn để theo Ngài hơn nữa. Đời sống chúng ta không bị trì trệ, và lời chúng ta đáp lại Thiên Chúa cũng không gò ép, vì Thiên Chúa có thể gọi chúng ta một lần nữa. Hôm nay có thể là ngày tốt để tạ ơn người dẫn dắt chúng ta trong đời sống và dạy dỗ chúng trong đức tin như thế nào, và đã giúp chúng ta biết điều gì cần thiết thật sự trong đời sống. Trong thánh lễ chúng ta có thể nhớ đến những người đã giúp đở chúng ta và cám ơn họ. Họ là những ơn mà Thiên Chúa đã ban để dạy dỗ chúng ta qua những người khác.

Cũng nên chú ý tạ ơn Thiên Chúa trong bài sách này. Samuel lúc đầu chưa biết tiếng Thiên Chúa gọi, nên Thiên Chúa gọi đi gọi lại hai lần nữa. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta không nghe được Ngài, hay do chúng ta tìm Ngài không đúng chỗ. Vì thế, Thiên Chúa gọi lại thêm lần nữa.

Quan điểm về ơn gọi cũng được diễn tả trong bài đọc thứ hai. Thần Khí Thiên Chúa ở trong chúng ta và thánh hóa chúng ta. Thiên Chúa ở trong thân xác chúng ta và bởi thế chúng ta được ơn Chúa ban nên giá trị. Chúng ta không phải là người không chết được, và chúng ta cũng không biến con người trở thành dụng cụ. Chúng ta phải đối xử với nhau như chúng ta là người sẽ trở thành. Cũng nên nhớ là sự liên kết xác thịt là một hình ảnh quý trong Kinh Thánh Do thái về sự liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Ơn gọi của chúng ta trong phép rửa là ơn gọi nên thánh và cũng là ơn gọi nên nhìn vào giá trị của mỗi người màThiên Chúa đã tạo dựng.

Phúc âm cho chúng ta biết về những người đi tìm, đã được nghe tiếng gọi trong thâm tâm. Những người trong câu chuyện hôm nay đã là những người đi tìm kiếm Thiên Chúa. Thánh Gioan Tẩy Giả là người dẫn dắt các môn đệ của ông và ông ta chỉ cho họ đến một Đấng khác sẽ là Thầy của họ. Ông Gioan dùng một hình ảnh tốt đẹp về Chúa Giêsu: "Con Chiên Thiên Chúa". Hình ảnh đó có nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo Kinh Thánh. Và nhũng nhà bình luận Kinh Thánh khuyên chúng ta không nên coi thường đó chỉ là một hình ảnh thôi. Chúng ta cũng có tên và hình ảnh của chúng ta về Chúa Giêsu. Chúng ta làm sao biết được những tên và hình ảnh đó có giá trị cho chúng ta? Chúng ta có thay đổi không, và đời sống chúng ta có lớn lên không? Chúa Giêsu là ai trong đời sống chúng ta bây giờ, và chúng ta kêu gọi Ngài như thế nào? Chúng ta như những môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả, đã được mời gọi theo Chúa Giêsu trong lúc này của đời sống chúng ta để sống với Ngài, và để tìm thấy Ngài là ai trong đời sống chúng ta bây giờ. Cũng như hai môn đệ ông Gioan muốn đến ở với Chúa Giêsu. Vậy người thuyết giảng có ý kiến gì cụ thể để đề nghị cho những người quá bận rộn trong cuộc sống hướng họ đến "ở" với Chúa Giêsu không?

Môn đệ ông Gioan là những người đi tìm và đã xế chiều cho họ. Họ cần nghỉ chân sau khi đi tìm kiếm, và Chúa Giêsu mời gọi họ đến. "Ban chiều cho 4 người". Hình ảnh đó có thể nói đến bắt đầu ngày sau là ngày Sabát. Các môn đệ đó sẽ được nghỉ ngơi, sống với Chúa Giêsu. Họ sẽ được nghỉ chân trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự mời gọi đã đưa họ đến liên hệ mật thiết với Chúa Giêsu. Chúng ta có nghe được không: "hãy đến mà xem".

Thành quả của sự ở lại với Chúa Giêsu là ngay lúc đó: những người muốn theo Chúa Giêsu ra đi và kêu gọi những người khác. Họ là nhân chứng về cảm nghiệm của họ. Và việc này đưa đến trong trường hợp có thể có thái độ dè dặt nói về đức tin của chúng ta với người khác. Thường thì không phải là việc chúng ta đi gõ cửa nhà người ta để nói về Chúa Giêsu (có lẽ vài người trong chúng ta cần làm việc đó). Nhưng chúng ta có thể mở lòng rộng hơn khi có dịp nói về đức tin của chúng ta với người khác.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY (B)
I Sam 3: 3b-10, 19; Ps. 40: 2-4, 7-10; I Cor. 6: 13c-15a, 17-20; John 1: 35-42


The readings are about vocation and the bond of discipleship. They suggest that being a disciple is about attentive listening. Samuel is in the Temple and there he hears the voice of God. He is already a follower, since he is ministering in the Temple. But God is going to call him to take further steps in following God. In the Temple, the sacred flame had to be lighted from dusk to daybreak. It was a sign of God's presence. Samuel’s task may have been that of guarding the Temple flame as it burned through the night. That's a wonderful image for the preacher to play with – in the world when it is dark, we are vigilant to keep God's light burning, and called to listen to what God has to say. Perhaps, if we listen in the dark, we will be guided to know how to carry the flame of God into our world. The believer is one who keeps the light going in the dark.

One such believer was Dr. Martin Luther King, Jr., whose holiday is January 15th. In a dark world of racial inequality he tended the flame of non-violence and racial equality. His preaching and work led to the passing of the Civil Rights Act in 1964. But today his dream for justice for all is far from fulfilled. We can’t expect that only some have to be concerned about issues like peace and justice. Don’t we all have some part to play, in large or small ways, to help further the dream of Dr. King? Doesn’t his dream coincide with the dream God has for humanity, that all be treated equally, that justice be the hallmark of our daily ways with others?

What part do we have in this work of justice: at home, where we work and in our society? The Martin Luther King, Jr holiday may give us an occasion to ask God: What role do we have in fulfilling Dr. King’s dream? Are we, like Samuel, asleep in the temple, while God is trying to get through to us? At this Eucharistic celebration we might make Samuel’s words our own prayer, "Speak, Lord, for your servant is listening." We also pray at this liturgy that we have an attentive heart to hear God and a courageous heart to respond.

Another approach. I worked in a machine shop through high school and part of college. I learned to be a machinist by first being an apprentice. Other machinists taught me how to work the machines, check my results and when to ask for help. I watched and listened to them, for they had the experience I didn’t. We all learn our roles in life by listening and watching how others do it. We need mentors. Samuel did. He did not know what to do when he first heard the voice in the dark. Eli, though initially a bit slow, could teach Samuel what he must say when God spoke again. Say, "Speak, Lord, your servant is listening."

Like Samuel, we are already in God's service. Today, Sunday, we are actually in the Temple "tending the flame" of our faith. But God is calling us to hear more and to follow further. Our lives are not stagnant, nor is our response to God, who may be calling us to a new hearing. Today might also be a good day to give thanks for the mentors in our lives who have taught us how to live our faith and have guided us to know what really counts in life. During the Mass we might call some of them to mind and give thanks for them – these gifts from a God who calls and instructs us through others.

Notice too, the mercy of God in this passage. Samuel doesn't get it at first, so God calls over and over again. God does not abandon us if we don't hear, or if we have gone looking in the wrong places. Rather, God calls again.

The notion of vocation goes through the second reading as well. The Spirit of God dwells in us and makes us holy. God inhabits our human flesh and so we have a dignity given us by God. We aren't made for immorality, nor can we reduce another person to an object. We must see one another as who we are, or can become. Remember too that sexual union is a favorite Hebrew scriptural image for intimacy with God. Our baptismal vocation is a call to holiness and also a call to see the dignity of each person God has created.

The Gospel tells us about seekers who discovering a deeper call. The people in today's story already are people looking for God. John the Baptist is a mentor to his disciples and he points them to another who will be their teacher ("Rabbi"). John uses a favorite image for Jesus, "Lamb of God." It is rich in many biblical meanings, and the commentators warn us not to settle on just one. But we too have had our titles, our names for Jesus. How do we know these titles are still valid for us? Haven't we changed, haven't our lives grown? Who is Jesus for us now and how do we call upon him? We, like the disciples of John, are being invited to follow Jesus at this time in our lives, to spend time with him and to discover who he is for us now. Like the two disciples we are seekers who want to "stay" with Jesus. Can the preacher suggest concrete ways for very busy people to "stay with Jesus"?

John’s disciples have been seekers and it is late in the day for them. They need rest (from their search?) and Jesus is offering it to them. The "four in the afternoon" image may be referring to the beginning of the next day's Sabbath. These disciples will find rest, abiding with Jesus, they will find God's rest and presence. The invitation is to deeper friendship with the Lord. Can we hear it? "Come and see."

The results of being with Jesus are immediate: the new followers go out and call others. They become witnesses to what they have experienced. Which brings up the possibility of not being shy to talk about our faith around others. It is not of our tradition to go around knocking on doors for Jesus (maybe some of us should). But we could be a little more open with others when there is a chance in daily conversations to talk about our faith.