Malakhi 1: 14b–2:2b, 8-10; Ps 130; 1 Thêsalonica. 2: 7b–9, 13; Máttthêu 23: 1-12

Điều gì đã làm cho Thiên Chúa thịnh nộ? Bài trích sách ngôn sứ Malakhi chỉ có một giọng đanh thép. Chúng ta có thể muốn bỏ không đọc bài sách đó. Hình như bài đó nói rằng dân chúng cứ nghĩ là Thiên Chúa là Đấng cứng rắn và sẵn sàng trừng phạt dân chúng. Bạn có nghe Thiên Chúa nói gì qua lời ngôn sứ không? "Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai họa..." "Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh và ra hèn mạt trước mặt toàn dân". Tuy vậy nếu đọc kỹ đoạn sách, chúng ta có thể có ý nghĩ khác là Thiên Chúa thịnh nộ như thế là điều có lý.

Chúng ta không biết ông Malakhi là ai. Theo tiếng Do thái tên của ông ta có nghĩa là "Sứ giả của Chúa". Điều quan trọng không phải là ngôn sứ là ai, nhưng là ông ta đã nói gì, và điều ông ta nói đã xét xử với lý do. Ông Malakhi nói lời của Thiên Chúa cho các thầy Lêvi, kinh sư và Pha ri sêu là nhưng vị lãnh đạo tôn giáo của dân chúng.

Ông Malakhi viết ngay sau khi dân Ísrael bị lưu đày trở về, vào lối thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Hãy nhớ vua Cyrus xứ Ba Tư đã cho dân Ísrael ra khỏi nơi lưu đày, và còn ra lệnh cho họ xây dựng lại Đền Thờ của họ ở Giêrusalem. Đền Thờ đã được xây dựng và Dâng hiến sẵn sàng để cho dân chúng đến thờ phượng. Tuy Đền Thờ đã được Dâng hiến nhưng dân chúng lại không tham dự lễ nghi. Việc thờ phượng của họ không chân thành tôn thờ Thiên Chúa. Các hiến vật tế lễ phải được trong sạch như Đền Thờ và dân chúng thì lại không đáng. Các con vật bị bệnh hoạn, hay bị chặt bỏ phần nào trong đám chiên bò. Các thầy Lêvi và kinh sư đáng lẽ phải dẫn dắt dân chúng thờ phượng Thiên Chúa một cách trong sạch, nhưng họ lại không làm.

Vì thế ông Malakhi rất tức giận trong việc ông ta buộc tội các vị lãnh đạo tôn giáo của dân Israel. Vì họ không dạy dỗ dân chúng mà họ phải chỉ dẫn và để dân chúng đi khác đường "Nhưng các ngươi đã đi lệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường thi hành Luật dạy". Sự bỏ bê tắc trách của các thầy Lêvi và kinh sư trong trách vụ của họ khiến tạo nên một cộng đoàn không đồng nhất, và sự liên kết giửa dân chúng đối với Thiên Chúa sinh ra mờ nhạt.

Đọc lời ông Malakhi buộc tội các thầy Lêvi và kinh sư và các người phụ tá của họ trong Đền Thờ, thật là một điều khó, làm cho chúng ta nhờ đến một thời rất khó khăn trong lịch sử dân Israel. Nhưng, những lời đó cũng nói đến những người tha hóa của các phẩm trật trong giáo hội chúng ta hiện nay. Các vị linh mục phạm tội về xác thjt và lợi dụng các trẻ em đã được vài giám mục phụ trách họ che chở cho họ. Vậy lời nói của Thiên Chúa qua ông Malakhi có thể nói gì về những chuyện này?

Lời của ngôn sứ kết thúc với lời nhắc nhở chúng ta nên chấp nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng chúng ta, và là một người Cha đầy lòng yêu thương chúng ta. Ông Malakhi cũng kêu gọi tất cả chúng ta hãy sám hối và bỏ qua những điều ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa: như việc thờ phượng không hết lòng; không để ý đến sự an toàn về đời sống thiêng liêng của kẻ khác là những người mà chúng ta có trách nhiệm giáo dục; làm nhũng việc tốt và chăm sóc riêng biệt cho các người có phẩm trật, hay cho giáo dân như là việc chúng ta cần phải làm vì địa vị của họ trong cộng đoàn giáo hội.

Điều đáng an ủi để nghe lời vị ngôn sứ tức giận là việc Thiên Chúa thương yêu chúng ta vô ngần. Đức Thiên Chúa đó không muốn nói lời giận dử để thu hút chúng ta chú ý đến đường ngay nẽo chính và việc phụng vụ trong sạch. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phần nào vào việc hướng dẫn, dạy dỗ người khác về đức tin của chúng ta, nhất là với những người còn trẻ. Theo ánh sáng lời tức giận của Thiên Chúa chúng ta phải tỉnh thức và xét mình chúng ta xem chúng ta đã thi hành trách nhiệm của chúng ta như thế nào, và chúng ta đã nên gương mẫu gì cho các người khác.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu không chống đối các vị lãnh đạo tôn giáo. Ở chỗ khác Ngài có lời chống đối. Trái lại, hôm nay Ngài lên tiếng nói với đám đông quần chúng về việc hăm dọa các vị lãnh đạo. Tuy vậy chúng ta vẫn nghe lời nhiệt tình của ông Malakhi trong lời Chúa Giêsu. Cũng như ông Malakhi, Chúa Giêsu trách các lãnh đạo tôn giáo lúc đó là các kinh sư và Pharisêu. Họ là những người được may mắn ngồi trên "tòa ông Môsê" mà giảng dạy và điều khiển, lãnh đạo. Nhưng, đời sống của họ không đi đôi với lời họ dạy dỗ. Nên Chúa Giêsu nói với các thính giả của Ngài là nên nghe những lời các lãnh đạo dạy, nhưng không nên làm theo họ.

Trong lời chỉ trích của Chúa Giêsu, Ngài nói rõ ra 2 điểm mà các kinh sư và Pharisêu sai lầm là: họ trút bó những gánh nặng nói về chi tiết các lề luật tôn giáo mà chất lên vai người dân buộc dân chúng phải thực hiện, nhưng chính họ thì lại không buồn động tay vào. Họ cho là họ có thể nói thay mặt Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa nói là họ chứng tỏ những đòi hỏi khô cứng - không như Chúa Giêsu giảng dạy và chứng tỏ trong việc làm của Ngài với lòng thương xót và lòng tha thứ.

Chúa Giêsu cũng chỉ trích thói đạo đức giã, và điều họ thích là được khen ngợi. Hãy tưởng tượng những người đó đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài dể người ta để ý đến họ. Hãy tưởng tượng họ vào các đám tiệc, ngồi chỗ nhất, và ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Nơi hội đường họ ngồi những hàng ghế danh dự như tỏ ra họ là những người thánh thiện, luôn cận kề bên Thiên Chúa vì họ ngồi hàng ghế đầu gần cuộn Kinh Thánh.

Chúa Giêsu khuyên dân chúng theo Ngài nên tránh những chức tước quan trọng, Họ nên xem họ đồng đều với nhau như anh chị em với nhau. Chúa Giêsu cũng nói những điều như vậy suốt trong Phúc âm. Hãy nhớ "người cuối sẽ là người đứng nhất, và người đứng nhất sẽ là người cuối cùng". Điều đó có nghĩa gì cho chúng ta trong trường hợp này? Những người trong chúng ta có phần việc lãnh đạo sẽ đối xử thế nào trong cộng đoàn nếu không bị sa vào cử chỉ của người Pharisêu trong lúc chúng ta dạy dỗ, ngồi trước và điều khiển phụng vụ hay sao? "Người lớn nhất trong anh em phải là người tôi tớ".

Chúng ta không hơn gì những người Chúa Giêsu lên án. Chúng ta không tự khen chúng ta được do chúng ta đã vượt lên trên những sai lầm của người dân bình thường hay chống đối và thách thức Chúa Giê su vì Ngài tuân giữ những điều họ bỏ qua.

Chúa Giêsu thử thách các vị lãnh đạo trong Giáo hội không chỉ nói về hàng giáo phẩm. Trong các giáo xứ và các địa phận, ngày càng tăng thêm giáo dân có trách nhiệm về chức việc. Đấy là điều phải, vì khi chúng ta chịu phép rửa tội, chúng ta được gọi là linh mục phổ quát, ngôn sứ và vương đế. Bất kỳ việc chỉ đạo nào chúng ta lãnh nhận đều do bởi việc phục vụ Chúa Giêsu đã giao phó cho chúng ta. "Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên ".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


31st Sunđay In Ordinary Time (A)
Malachi 1: 14b–2:2b, 8-10; Ps 131; 1 Thess. 2: 7b–9, 13; Matthew 23: 1-12


What has gotten God so riled up? The first reading, from the prophet Malachi, has an ominous tone. One is tempted to drop or skip over the reading, it sounds so fearsome. It seems to confirm people’s stereotype of an angry God ready to come down hard on people. Did you hear what God said through the prophet? "I will send a curse upon you…." "I, therefore have made you contemptible and base before all the people." However, a closer look at the reading might sway us to think that God is quite justified being so angry.

We are not sure who Malachi was, his name means "my messenger" in Hebrew. The emphasis isn’t on who the prophet was, but what he had to say. And what he says is very condemning, with reason. Malachi addresses the Word of God specifically to the priests, the religious leaders of the people.

Malachi wrote soon after the Israelites returned from exile, around the sixth century BCE. Remember that the Persian king, Cyrus, had not only freed the Israelites, but ordered the rebuilding of their Temple in Jerusalem. It was built, rededicated and made ready for worship. Though the Temple was dedicated to God, people were not. Their worship was perfunctory. Animals for sacrifice, which were supposed to be pure, to match the purity of the Temple and the integrity of the people, were often the least valuable, sick and maimed ones from the flocks and herds. The priests were supposed to lead the people in a pure worship of God, but they did not.

That is why Malachi is so upset in his indictment of Israel’s religious leaders. Because of their disregard the people, whom they were supposed to lead in God’s ways, had gone astray. "You have turned aside from the way and have caused many to falter by your instruction." The priests’ scandalous neglect of their holy mission resulted in a disintegrated community whose bonds with God were seriously weakened.

It’s difficult to read Malachi’s condemnation of the priests and their assistants in the Temple, the Levites. It stirs up a memory of a painful time in Israel’s history. But it also speaks to recent clerical scandals in our own church. Priests, who not only committed sexual sins and abuse of the young, were protected by some of the very bishops under whom they served. What would the mouthpiece of God, Malachi, say about all this?

The prophecy ends with a reminder and a call to acknowledge God as our Creator and loving Parent. Malachi also calls all of us to reform and put aside what separates us from God: halfhearted and perfunctory worship; indifference to the spiritual well-being of others who may be in our charge; any privilege for special treatment ordained, or lay, may feel is our due because of our status in the church community.

What is comforting to hear in this fiery prophet is the obvious passion of our God, who loves us so intensely, that God is moved to speak harshly to get our attention and call us to right ways and pure worship. All of us have some responsibility to lead and instruct others, especially the young, about our faith. In the light of God’s passionate outburst we must wake up and examine how well we are fulfilling our responsibilities and what kind of example we are setting for others.

In today’s gospel Jesus doesn’t confront the religious leaders, he does that elsewhere. Instead, he speaks a warning about them to the crowds and his disciples. Still, we can hear the same passion and intensity of Malachi in Jesus’ words. Like Malachi, he denounces the religious caste of his day, the scribes and Pharisees. They were the privileged ones who sat on the "chair of Moses" – positions of religious instruction and leadership. But their lives did not measure up to their teachings, so Jesus tells his hearers to listen to their teaching, but not to follow their example.

In his criticism Jesus even spells out two of the practices of the scribes and Pharisees. Their elaborate and detailed interpretation of the religious law put burdens on the people, which they did not follow themselves. Nor did they do anything to relieve the burden they put on people’s shoulders. They claimed the authority of their office, implying they spoke on God’s behalf, but the God they said they represented was harsh and demanding – not the God Jesus preached and showed by his acts of compassion and forgiveness.

Jesus also criticized their hypocrisy and love of praise. Just picture these self-satisfied men wearing larger-than-necessary religious ornamentation, which drew attention to their status and so-called devotion. Imagine them entering a festive meal, expecting the first places at table and walking through the market place greeted with deference by the "common folk." In the places of prayer, the synagogues, they also expected seats of honor, as if to say they were holier, intimates of God, because they sat up front close to the sacred scrolls.

Jesus eschews honorific titles among his followers. They were to consider themselves equal to one another, all sisters and brothers. He says similar things throughout the gospel. Remember, "The last shall be first and the first last." What would that mean in our own settings? How would those of us in roles of leadership practice our responsibilities to the community, without falling into a pharisaical mentality while we teach, sit up front and lead worship? "The greatest among you must be the servant."

We are not better than those Jesus condemns, we can’t congratulate ourselves for rising above the flaws of the religious folk who constantly confronted and challenged Jesus for not observing the customs they themselves ignored.

Jesus’ challenge to the leaders in the church is not only addressed to the ordained. More and more, in our parishes and diocesan offices, we see ministerial responsibility being fulfilled by the laity, which is appropriate since, by our baptism, we are identified priest, prophet and royalty. Whatever the form our leadership takes we carry within us the mantra of service Jesus has given us: "Whoever exalts self will be humbled, but whoever humbles self will be exalted."