Isaia 25:6-10; Tv. 22; Philipphê 4: 12-14, 19-20; Mátthêu 22: 1-14

Tôi không thể nào không nghĩ đến bài trích sách của ngôn sứ Isaia được, vì bài đó được đọc nhiều lần ở các đám tang, và ngay cả đám tang của phụ huynh của tôi. Làm sao mà không nghĩ đến một bài tả kỹ lưỡng "một tiệc cao lương, tiệc rượu nồng" phải không? Nghe như có một đĩa thịt ở nhà ông bà tôi vào dịp lễ Giáng Sinh. Isaia còn nói thêm các chi tiết "... cao lương độn mỡ tủy, rượu nồng đã chắt lọc". Các chi tiết đó làm chúng ta muốn nhấm một chút trước buổi lễ mà Thiên Chúa đã dọn sẵn "trên núi này".

Tuần trước chúng ta nghe hình ảnh vườn nho tượng trưng tình yêu thương của Thiên Chúa cho dân Israel, và cũng cho tất cả loài người. Hôm nay chúng ta được kêu gọi nghĩ đến hình ảnh bửa tiệc nồng trên một núi thánh và an toàn, và đó la thêm dấu chỉ tình thương yêu và sự chăm sóc nồng hậu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Bửa ăn cũng là dấu chỉ bửa tiệc với Đấng Mêsia mà Thiên Chúa sẽ dọn sẵn cho những ai hết hy vọng, và trông mong đợi ngày của Chúa. Đó là một mong ước diễn tả suốt Kinh Thánh Do thái, nhất là trong các thánh vịnh (như trong thí dụ "sinh mạng chúng tôi trông cả vào Đức Chúa Chính Người là sức mạnh, là thuẫn đỡ cho chúng tôi" Tv 33:20).

Trong đoạn sách trước, Isaia tả cảnh ngày xét xử. Ngay cả trái đất cũng phải chịu hậu quả của tội lỗi loài người: "đất đã ra dung tục" (Is 24;5)... rượu mới khô cạn, nho héo ủ (Is 24:7)... tiếng réo rượu vang khắp phố phường. Mọi niềm vui đã nhuộm tà huy, hoan lạc đã bạc xứ” (Is 24: 11). Dân Israel cảm thấy sự xét xử của Đấng Tối Cao một cách đặc biệt: dân chúng bị bắt đi lưù đày. Đoạn sách 24 kết thúc với sự tiên đoán là trời đất sẽ tan tành từng mảnh, bị trừng phạt vì tội không giữ lời giao ước.

Ngôn sứ Isaia là miệng của Thiên Chúa nói lời hy vọng với dân Israel, những người đã ở nơi lưu đày về, nhưng còn ở dưới ách đô hộ của Persia, một nước mạnh nhất trên hoàn cầu (Is đoạn 24-27). Isaia nhắc cho dân chúng nhớ là như Chúa đã cứu họ ra khỏi nơi lưu đày, thi Ngài sẽ làm lại điều đó là đưa dân Ngài về nơi an toàn để gặp Thiên Chúa. Ở nơi đó Thiên Chúa sẽ lo lắng cho họ và cho họ ăn bửa tiệc bằng cao lương mỹ vị với rượu nồng. Isaia cũng như các người rao giảng hôm nay thay mặt Thiên Chúa nói lời đầy hy vọng với dân chúng đang ở trong cảnh lầm than.

Isaia nói bửa tiệc sẽ dọn sẵn trên núi. Núi là nơi các dân tộc thời xưa lên để thưa chuyện với các chúa của họ. Hôm nay chúng ta đến nơi phụng vụ này, "núi thánh" này, để nghe và thưa chuyện với Thiên Chúa trong phụng vụ Lời Chúa. Rồi, trên núi thánh nảy Thiên Chúa sẽ thực hành lời hứa là cho chúng ta cao lương mỹ vị và rượu nồng mà Ngài đã dành sẵn là Chúa Giêsu, Đấng Mêsia và Đấng Cứu Chuộc.

Những người đến nhà thờ hôm nay cần nghe những lời hy vọng gì? Tất cả chúng ta cần nghe ý định của Thiên Chúa ban cho chúng ta sự cứu thoát khỏi ách đè nặng trên chúng ta làm chúng ta xao lãng vì lo âu. Đấng Thiên Chúa mà Isaia trình bày với chúng ta hôm nay là một Thiên Chúa đầy ngạc nhiên, và làm những chuyện ngược đời, mà chúng ta có thể tin tưởng về những việc chúng ta chưa bao giờ trông thấy hay tưởng tượng lúc này phải không?

Ngôn sứ Isaia không xa cách hoàn cảnh hiện tại của loài người. Trong các đoạn sách trước đó, ông ta đã cho biết bao nhiêu điều đau khổ loài người đã chịu đựng: nào chiến tranh, nào đói khát, nào thiên tai v.v... Nhưng ngôn sứ không nói đến hy vọng cho chúng ta như khi ông ta nói về Thiên Chúa "Đấng làm đảo ngược mọi sự". Trong Kinh Thánh nhiều lần chúng ta nghe về Thiên Chúa, như trong bài ca ngợi khen "Magnificat" của đức Trinh nữ Maria, và trong lời thiên thần Gabriel hứa với trinh nữ Maria: "vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" (Lc 1:37). Hôm nay Thiên Chúa hứa với chúng ta là Ngài sẽ dọn một bửa tiệc cho những ai bị "khăn liệm sự chết phủ khắp, và những ai khóc vi đau khổ và mất mát". Bất kỳ lúc nào Thiên Chúa cũng có thể đập tan trong đời sống chúng ta, và thay đổi những gì không làm được trong hoàn cảnh hiện tại. Thiên Chúa là "Đấng đảo ngược" mà Isaia kêu gọi chúng ta hãy nghe Ngài, và hãy hy vọng nơi bàn tiệc hôm nay.

Chúa Giêsu thi hành lời hứa của Isaia. Ngài ban thực phẩm cao lương mỹ vị cho tất cả mọi người. Trong đời sống của Ngài, Chúa Giêsu đã tiếp những người nghèo khó, người bé mọn, và những người không ai chấp nhận. Nhưng, ai ngồi vào bàn tiệc với Ngài cho chúng ta thấy Ngài thương mến chúng ta. Chúng ta, những ai họp nhau nơi bàn tiệc Thánh Thể này, nơi bàn tiệc "đầy thực phẩm cao lương mỹ vị và rượu nồng" cũng phải đón nhận những người bé mọn, không phải chí đến bàn ăn của chúng ta, mà đón họ vào đời sống chúng ta như Chúa Giêsu đã làm. Nơi bàn ăn của chúng ta phải có những khách Chúa Giêsu quý trọng, là những người nghèo, người ngoài cuộc, và những người không ai để ý đến.

Trong bài Phúc âm hôm nay hình như chúng ta bỏ qua sự niềm nở và an lành nơi bàn tiệc. Thánh Mátthêu cũng nhấn mạnh sự quan trọng của bửa ăn. Nhưng đó không chỉ là một bửa tiệc, mà là một tiệc cưới cho hoàng tử con vua. Bửa tiệc đó cần phải có những người đã được mời đến dự. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã mở một nước trời mới, và đã đặt bàn tiệc cho bửa tiệc Đấng Mêsia đang lâu ngày chờ đợi. Isaia hứa Thiên Chúa sẽ hành động trong tương lai. Nhưng thánh Mátthêu loan báo sự hiện diện của nước Thiên Chúa ngay bây giờ, và phải có người trả lời mời của vua để đến ăn mừng tiệc cưới và hoan lạc.

Chúa Giêsu nói dụ ngôn vì việc Ngài đã bị công kích bởi các "thượng tế và người lớn tuổi của dân chúng". Họ đã từ chối Ngài, nên Ngài đón tiếp những người nghèo, người tội lỗi, và người ngoài giáo. Thánh Mátthêu nhấn mạnh không những sự quan trọng của bửa ăn, nhưng là sự khẩn cấp chúng ta phải đáp lại lời mời của Thiên Chúa đến dự tiệc. Trong dụ ngôn, những ai đáp lại lời mời "người tốt cũng như người người xấu", đều trả lời một cách mau lẹ và hăng hài hớn hở. Họ biết là điều tốt khi họ nghe lời mời và chấp nhận ngay tức khắc. Họ đến dự bửa tiệc đông đủ như vua muốn cho hoàng tử.

Hôm nay, trong khi chúng ta họp nhau nơi bàn tiệc để phụng vụ, chúng ta hãy nhìn xung quanh chúng ta. Ai đến cùng bàn tiệc với chúng ta? Đó có phải là một nhóm nhỏ được quý trọng và được no nê không? Chúng ta có cảm thấy được đón nhận vì chúng ta là người ngoài đạo hay không? Hay khi chúng ta là một người quen thuộc, chúng ta có đón nhận những ai chúng ta không biết trước, hay những ai khác chúng ta vì cách ăn mặc, vì khác ngôn ngữ hay khác chủng tộc hay không?

Isaia nói với chúng ta là bửa tiệc là cho tất cả mọi người. Vì là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được gọi không những chỉ đến bàn tiệc mà là để làm sao cho những người khác đến bàn tiệc cũng được đón tiếp một cách nồng hậu.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


28th Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 25: 6-10; Psalm 23; Philippians 4: 12-14, 19-20; Matthew 22: 1-14

I really can’t resist the first reading from Isaiah because I have heard it at many funerals, including those of my parents. How could one not be drawn to a reading that describes a table carefully and lovingly set with "rich food and choice wines?" It sounds like a meal at my grandparents’ home at Christmas. Isaiah goes overboard in his description as he elaborates, "... juicy, rich food and pure, choice wines." It makes one want to smack one’s lips in anticipation of this feast God is so carefully preparing "on this mountain."

Last week we heard the image of the vineyard which portrayed God’s loving care for the people of Israel and for all humankind. Today, we are invited to imagine a rich banquet on a holy and safe mountain, as another sign of God’s endless love and care for us. The meal is also a type for the messianic banquet God will prepare for people who feel hopeless and who long for the day of the Lord. It is a longing expressed throughout the Hebrew scriptures, especially in the Psalms (e.g. "My soul waits for the Lord who is our help and our shield." Ps 33:20)

In the previous chapter Isaiah described the coming of the day of judgment. Even the earth will suffer the consequences of people’s sins: "the earth lies polluted (24:5)…the wine dries up, the vine languishes (v. 7)...all joy has reached its eventide; all gladness of the earth is banished" ( v.11). Israel felt divine judgment in a very special way, she was taken into exile. The preceding chapter 24 ends with the prediction of cosmic collapse, a punishment for breaking the covenant.

As God’s mouthpiece Isaiah spoke a word of hope to the Israelites who had returned from their exile, but were now under Persia, the ruling world power (Isaiah chapters 24-27). He reminded the people that just as God had freed them from slavery, so God would do it again and bring the people to a place of safety and encounter with God. There, God would care for them and serve them the best food and drink. Isaiah, like preachers today, spoke a word of hope, on God’s behalf, to people under harsh circumstances.

Isaiah said the banquet would be on a mountain. Mountains were special places primitive people would go to be and converse with the deities. Today, we come to this worship place, this "holy mountain," where we listen to and converse with our God in the liturgy of the Word. Then, on this mountain, God fulfills the promise to feed us the best food and drink God can provide, Jesus our Messiah and Savior.

What word of hope do those who come to church today need to hear? We all need to hear God’s intention to bring us some relief from what presses us down and what scatters our minds with anxiety. The God Isaiah presents to us today is a God of surprises and reversals, whom we can hope in with confidence for what we have not yet seen, nor imagined at this moment?

The prophet is not out of touch with our human condition. In the previous chapters he gave a catalog of hardships we humans suffer: war, deprivation, natural disasters, etc. But he holds up hope for us as he presents the "God of Reversals." We hear many references to this God in the Scriptures. For example, in Mary’s "Magnificat" and in the angel Gabriel’s promise to her, "For nothing will be impossible with God" (1:37). Today we are promised that God is preparing a table for those who are "veiled" by death and who weep tears of pain and loss. God can break in at any time in our lives and change what seems impossible in the light of current events. This "God of Reversals" is the one Isaiah invites us to listen to and hope in at our at the banquet table today.

Jesus fulfilled Isaiah’s promise. He provided a rich meal for all people. During his lifetime he showed preference at his table for the poor, despised and unacceptable. Those with whom he ate reveal his desire for us. We who gather at this Eucharist, the table of "rich food and choice wine," must also welcome the least, not only to our table, but also into our lives, as Jesus did. At our table should be his favored guests – the poor, outsider and disregarded.

In the gospel today we seem to leave Isaiah’s hospitable and peaceful banquet table. Matthew also emphasizes the importance of the meal. But it is not just a feast, but a wedding banquet for a king’s son and there is an urgent need for those who receive the invitation to respond. In Jesus, God has inaugurated a new reign. and set a table for the long-awaited messianic banquet. Isaiah promised God’s actions in the future, but Matthew proclaims the presence now of God’s reign and a response to the invitation, to come, eat and celebrate, is required.

Jesus tells the parable because his ways have been criticized by the "chief priests and elders of the people." They have rejected him so now he turns to and welcomes the poor, sinners, and outsiders. Matthew emphasizes, not only the importance of the meal, but the urgent need we have to respond to God’s invitation to feast. In the parable those who did respond to the invitation, "bad and good alike," did so with alacrity and enthusiasm. They knew a good thing when they heard it and so grasped it immediately, filling the banquet hall just as the king had wanted for his son.

As we gather at the banquet table in worship today look around. Who is at the table with us? Is it an inclusive table where all are respected and fed? Do we feel welcome, if we are an "outsider?" Or, if we are one of the "regulars," how do we welcome people we do not recognize or who, from their clothing, race and language, differ from us?

Isaiah tells us the feast is meant for all people. As Jesus’ disciples we are called, not only to the table, but to make sure it is a table of welcome for all.