Isaia 5:1-7; Tv. 79; Philipphê 4: 6-9;Mátthêu 21: 33-43


Hai Chúa Nhật vừa qua, chúng ta nghe dụ ngôn về vườn nho: Dụ ngôn thứ nhất nói về các người làm vườn nho được mướn vào những giờ khác nhau, nhưng cuối ngày họ vẫn được lãnh tiền bằng nhau. Dụ ngôn thứ hai nới về người chủ vườn nho sai hai người con đi làm vườn nho: một người con bằng lòng ra đi nhưng lại không đi, người con thứ hai nói không đi nhưng lại đổi ý ra đi làm vườn nho.

Hôm nay một người chủ vườn nho đi xa về muốn thu hoa lợi của vườn nho do đã cho các tá điền thuê. Các người đầy tớ được sai đi thu hoa lợi bị tá điền đánh đập, và người con chủ vườn nho ra đi thu hoa lợi cũng bị tá điền đánh đập và rồi bị giết. Ở Hoa Kỳ trước kia chỉ có một ít tiểu bang trồng nho. Bây giờ thì có nhiều tiểu bang hơn trước, và tiểu bang California đứng hàng đầu về việc trồng nho và làm rượu. California sản xuất 90% rượu nho ở Hoa Kỳ. Từ xa xưa người ta thích uồng rượu và trồng nho để sản xuất rượu, và đó là khung cảnh của bài phúc âm hôm nay.

Trong Kinh Thánh các dụ ngôn nói về vườn nho là diễn tả hình ảnh dân của Thiên Chúa. Bài ca về vườn nho của ngôn sứ Isaia nghe như là hình ảnh của đời sống ở thôn quê. Vườn nho được trồng tỉa, bón phân cẩn thận để được trái nho tốt. Lời ca thay đổi khi người chủ vườn nho thấy vườn nho mình không cho trái tốt mà lại "sinh ra nho dại". Mở đầu là bài ca về mùa thu hoạch nho tốt, nhưng trở thành bài nói về sự xét xử của Thiên Chúa đối với dân Ngài đã chọn, và đưa chúng ta đến bài phúc âm.

Chúa Giêsu nói với các lãnh đạo tôn giáo, các vị thượng tế và các bô lão của dân chúng. Dụ ngôn có nhiều hình ảnh mang tính ấn chỉ. Vườn nho là dân Israel. Tá điền là các lãnh đạo tôn giáo. Đầy tớ của chủ vườn nho là các ngôn sứ. Người con của chủ vườn là Chúa Giêsu Đấng Mesia. Chúa Giêsu bị giết trên cây thập giá. Nhưng sau dụ ngôn Chúa Giêsu chú thích câu trong thánh vịnh 118 nói về sự sống lại "Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta."

Cha Reginald Fuller trong sách giảng về Lời Chúa cho Giáo Hội Hiện Nay có lời bình luận hay về dụ ngôn. Cha nói đấy là việc rất dễ cho Giáo Hội nói về hình ảnh của dụ ngôn. Nhưng cha nói thánh Mátthêu thêm vào bài sách câu 43 nói đến trách nhiệm của người dân ngoại sau khi dân Israel từ chối phúc âm. Cha Fuller cũng nói đến cử chỉ tàn ác của các tá điền chính là thái độ và hành vi của các Kitô hữu chu1nh ta, là tá điền chăm sóc vườn nho của nước Thiên Chúa. Đây là một cách thức chia sẻ khác lạ. Nếu người rao giảng chọn cách chia sẽ này, thi chúng ta phải thận trọng không đề cập sâu về các hành vi bạo lực, nhưng cứ nêu cao sự cố gắng quyết tâm giữ gìn gia sản quý báu mà Chúa đã ban cho chúng ta.

Đây là một dụ ngôn khác mà chúng ta phải thận trọng không nên chỉ trích người Do thái là họ không chọn Chúa Kitô là con của chủ vườn. Dụ ngôn nói về những ai có trách nhiệm trong vườn nho của Thiên Chúa. Nước Trời được giao cho tất cả chúng ta: là các phụ huynh, các giáo chức, các tình nguyện viên, hàng giáo phẩm của giáo hội v.v... Dụ ngôn là một bài xét mình cho chúng ta. Chúng ta đã lãnh nhận, và săn sóc tin mừng phúc âm của Nước Thiên Chúa như thế nào? Chúng ta có làm cho vườn nho sinh hoa lợi tốt hay không?

Chúng ta không phải được gọi để gây một giáo hội chiến thắng trong thế gian. Chúng ta là một tôn giáo bé nhỏ, và luôn là như thế. Thay vào đó, chúng ta phải sống hết sức trung thành với phúc âm trong suốt cuộc đời chúng ta, để cho Chúa Kitô hiện diện ở khắp mọi nơi. Như lời gợi ý của dụ ngôn, cuộc sống của chúng ta rất khẩn trương. Mỗi ngày chúng ta thường nhận được một đòi hỏi là nảy sinh hoa lợi tốt trong vườn nho, nơi chúng ta làm việc.

Tôi không biết chắc điều gì chúng ta phải trả, nếu chúng ta không phải là những tá điền đáng tin cậy. Nếu chúng ta không trung thành với ơn gọi là môn đệ của đức Kitô, khi chúng ta chia hoa lợi, chúng ta chú trọng về những lợi lộc hiện tại và không được vui vẻ mãi đâu phải không? Đồng tiền mỗi người chúng ta lãnh không gây hoa lợi, vì không được xử dụng phải không? Nếu chúng ta không nghĩ đến việc phục vụ Thiên Chúa, chúng ta có thể xao lãng và xa cách hơn là thái độ chú trọng phải không?

Dụ ngôn chứng tỏ một sự việc khẩn cấp. Dụ ngôn nhắc chúng ta nhớ là có việc tính toán, đòi hỏi về công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ bị đòi hỏi về hoa lợi. Sự xét xử không phải chỉ nói về tương lai, nhưng là về ngay bây giờ. Vì thế dụ ngôn này cũng như các dụ ngôn khác, là một hồng ân. Đó là một dụ ngôn đánh thức chúng ta nên khẩn cấp chú trọng đến việc đầu tiên của chúng ta là hãy điều chỉnh đời sống chúng ta đi theo việc quan trọng và có giá trị lâu dài là sức sống đức tin của chúng ta.

Chúa Giêsu hỏi các lãnh đạo tôn giáo nghĩ gì về người chủ vườn nho đối với các tá điền hung ác. Họ trả lời là các tá điền đó phải bị tru diệt. Nhưng Chúa Giêsu không nói một dụ ngôn cho họ bình luận. Họ không thấy là chính họ ở trong dụ ngôn. Họ không nhận thấy ơn mời gọi sám hối mà Chúa Giêsu gợi ý trong dụ ngôn.

Vườn nho còn thêm hoa gì khác nữa? Bài trích sách Isaia có thể giúp chúng ta. Isaia nói là Thiên Chúa muốn tìm cớ cho sự phán xét, nhưng lại thấy giá máu. Ngài muốn thấy công chính, nhưng lại nghe lời kêu xin. Điều chính theo sách Do thái kêu gọi sự công chính. Nói các khác là Thiên Chúa muốn có sự công chính cho muôn dân, và cho mọi người có quyền được kính trọng, nhất là những người nghèo và những người bé mọn trong xã hội.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



27th Sunday in Ordinary Time (A) -
Isaiah 5: 1-7; Psalm 79; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43


These past two Sundays we have heard gospel parables about vineyards. First there were the workers who were called into the vineyard and worked different hours of the day, but still received the same pay. Then, last week, the father asked his two sons to work in the vineyard. One agreed to go but did not: at first the second resisted, but changed his mind and did as his father requested.

Today an absent land owner sends his servants to collect produce from his vineyard. But they are abused by the tenants, who even kill the owner’s son. In this country vineyards were usually just in a few wine-producing states. Now, there are so many states that grow wine grapes that there is even a ranking for the top 10 – though California still produces 90% of the wine in this country. The love of wine and the care of vineyards goes back to ancient times and that is the backdrop in today’s readings.

In scriptures, the parables of the vineyard are allegorized and vineyards are symbols for God’s people. In the first reading Isaiah’s song of the vineyard sounds like a simple image of country life. A vineyard is carefully and lovingly planted. But then the tone changes, as the owner goes looking for grapes..., "but what it yielded was wild grapes." What began as a lovely festival song becomes a warning about God’s judgment on the chosen people. Which directs us to the gospel.

Jesus is addressing the religious leaders, the priests and elders of the people. There are also strong allegorical features in the parable. The vineyard is Israel; the tenants, the religious leaders; the series of servants, the prophets; the son, Jesus the Messiah; his murder, the crucifixion. But after the parable Jesus quotes Psalm 118 (verse2) which hints at the resurrection. "The stone that the builders rejected has become the cornerstone; by the Lord has this been done, it is wonderful in our eyes!"

Reginald Fuller ("Preaching the Lectionary: The Word of God for the Church Today") has an interesting take on the parable. He suggests it is "all too easy for the church to allegorize this parable" (page 177). Instead, he notes, Matthew adds the closing verse 43, which points to the mission and responsibility of the Gentiles after Israel’s rejection of the gospel. Fuller also notes that the extreme behavior of the tenants suggests that we Christians are to be as resolute as the tenants were in our grasping and holding on to the kingdom of God. It is a different approach. If the preacher chooses to take it, we will have to be careful not to suggest violent action, but the determination and energy to hold on to the valuable gift God offers us.

This is another parable in which we must be careful not to heap blame on the Jews for not accepting Christ, the owner’s son. The parable speaks to whomever has responsibility in God’s vineyard. The kingdom has been entrusted to all of us: parents, teachers, volunteers, ordained ministers of the church etc. The parable becomes an examination of conscience for us. How have we received and treasured the Good News of God’s kingdom? Have we workers in the vineyard brought forth a harvest of good fruit?

We are not called upon to establish a triumphant church in the world. We are a minority religion and may remain so. Rather, we must live the gospel as faithfully as we can and, through our lives, make Christ present everywhere. As the parable suggests, our times are urgent. Each day a reckoning is asked of us – to bear fruit in the part of the vineyard to which we have been sent.

I am not sure what will be taken away from us if we are not trustworthy stewards. By not being responsible to our call as disciples, will we have divided interests, too focused on immediate gain and pleasure with no view to what lasts? Will the talents that each of us has been given to serve just dry up from lack of use? Will the lack of vision that serving God offers, result in our being distracted and divided, instead of our being people of vision and determination?

The parable has an urgency to it. It reminds us that an accounting of our service will be required of us. We will be asked for fruit. The judgment is not just for some future time, but is present right now. That is why the parable, like all the others, is a grace. It is a wake up call urging us to pay attention to our primary tasks, to reorient our lives towards what is important and of lasting value for us.

Jesus asks the religious leaders what they think the owner should do to the wicked tenants. They respond that the tenants should be punished. But Jesus isn’t telling them a parable for their mere speculation. They fail to see themselves in the parable and so they missed the grace for conversion that Jesus was offering them.

What other fruits are we to produce from the vineyard? A look to the Isaiah passage helps us. Isaiah tells us that God was looking for judgment, but found bloodshed; for justice, "but hark the outcry." A central mandate throughout the Hebrew texts calls for the establishment of justice and righteousness. In other words, God wants justice for the people and the rights of every one respected, especially those who are poor and the least in society.