Một năm 2004 sắp sửa qua đi, Thông Tấn Xã Vietcatholic đã được Giám Mục Thomas Wenski, Giám Mục Phó Giáo Phận Orlando, và là chủ tịch Ủy Ban Di Trú Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Giám Mục Joun H. Ricard, SSJ, Giám Mục Giáo Phận Pensacola-Tallahassee, và là chủ tịch Ủy Ban Chính Sách Quốc Tế Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khen ngợi đến thành quả đóng góp của Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic, một thông tin Công Giáo rất đáng khen ngợi phục vụ cho người Việt Nam. Đức Giám Mục Wenski cũng ca ngợi đến sự đóng góp của giáo dân Việt Nam cho Giáo Hội Hoa Kỳ đặc biệt đến tinh thần và hoạt động mục vụ của hơn 650 Linh Mục Việt Nam, 700 Tu Sĩ và một vị Giám Mục Việt Nam là Đức Cha Mai Thanh Lương vị giám mục Việt Nam tiên khởi cho Giáo Hội Hoa Kỳ.

Năm 2004 là Năm Thánh Truyền Giáo tại Việt Nam, Trong tinh thần cảm thông này, cơ quan thông tấn xã VietCatholic đã phổ biến rộng rãi quan niệm của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, và đã cho đăng các bài tham luận của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và các Giám Mục đã trình bày trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu để mọi người có tài liệu tham chiếu trong khi thi hành công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô. Những biến cổ nổi bật trong năm 2004 phải kể tới Mừng 75 Dòng Anh Em Hèn Mọn có mặt trên đất Việt, đã được âm thầm mừng trọng thể vào tháng 5/2004, nhân dịp này Dòng Anh Em Hèn Mọn (Dòng Phan Sinh) đã ra cuốn kỷ yếu “Dấu Ấn Mọn Hèn”, cuốn sách giá trị kể lại lược sử của Dòng tại Việt Nam và những sinh hoạt của Dòng.

Mừng 75 năm thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, các giáo xứ và giáo phận đã long trọng mừng sinh nhật 75 năm, không những tại quốc nội nhưng tại quốc ngoại nữa đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

Khánh thành nhà thờ Chánh Tòa Lạng Sơn vào ngày 2/10 với sự tham dự của hầu hết tất cả các Giám Mục sau khi tham dự Hội Nghị Giám Mục thường niên tại Hà Nội. Ngôi thánh đường trịnh trọng với 5 tầng chuông biểu hiệu cho 5 sự sáng, giữa 2 bậc thang lên thánh đường là giếng nước chảy tiêu biểu cho suối hồng ân, trong nhà thờ được sơn màu nâu là màu của trái cánh hồi (thường dùng để nấu phở) là đặc sản tại Lạng Sơn. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghệ thuật công phu thật tỉ mỉ mang sắc thái địa phương, đặc biệt là hình người gieo giống không phải là một người đàn ông nhưng là phụ nử người Tầy. Nếu ai có dịp ghé Lạng Sơn thường thấy phụ nữ Tày khắp mọi nơi, gánh lúa, ra đồng, đi chợ nuôi con ….Người có công giữ khuôn viên nơi xây dựng nhà thờ Chánh Tòa Lạng Sơn là. Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Nhạn thường được dân bản xứ gọi là Cụ Mến. Nếu không có nữ tu thì phần đất này sẽ không còn, nữ tu đã chứng kiến nhà thờ Chánh Tòa đang xây những rất tiết thay Chúa đã gọi nữ tu về vào ngày 18/5/2004 hưởng thọ khoảng 102 đến 104 tuổi, nữ tu đã không tham dự ngày cung hiến nhà thờ Chánh Tòa Lạng Sơn.

Sáng thứ Ba 6 tháng Bẩy năm 2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ định linh mục Giuse Phan Tấn Thành, dòng Đa Minh, giáo sư Thần Học tại đại học Angelicum (Institutum Pontificale Internationale Angelicum) của dòng tại Rôma làm cố vấn bộ Phong Thánh.

Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã ấn hành 2 cuốn sách mới rất cần thiết đặc biệt đối với các Linh Mục Tu Sĩ là cuốn “Bốn Sách Tin Mừng” và cuốn “Đối Chiếu Bốn Sách Tin Mừng”. Những Tin Mừng được ghi chép lại dưới bốn hình thức khác nhau nhưng Hội Thánh vẫn luôn tôn trọng sự khác biệt giữa bốn Tin Mừng. Việc so sánh đối chiếu này sẽ cho thấy những liên hệ giữa các sách đó, cũng như những nét đặc thù về văn phong và thần học của mỗi tác giả và như vậy sẽ giúp học hỏi các sách Tin Mừng sâu xa hơn.

Vào đúng ngày 1/1/2004, Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa Giáo Phận Phát Diệm đã thụ phong cho 9 tân chức linh mục, đây là lần truyền chức nhiều nhất kể từ năm 1954.

Chiều mộng một Tết, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể đã đích thân ra giáo xứ Kẻ Sung để thăm tín hữu và xem xét tình hình chính quyền chiếm đất nhà thờ. Tòa Án Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tuyên bản án 15 năm tù cho bị cáo Christopher Đoàn Thanh (quốc tịch Anh) về hành vi sát hại Đức ông Đào Đức Diềm tại Anh Quốc trong dịp viếng thăm về cố hương và bị giết vào tháng Giêng 2003.

Ngày 4/3/2004, Ðức Cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, cựu giám mục Vinh mừng ngân khánh Giám Mục. Ngày 11/2 tại Đại Chủng Viện Sài Gòn, có thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 160 năm thành lập Giáo Phận Tây Đàng Trong và 80 năm thành lập Giáo Phận Sài Gòn.

Đức Ông Đinh Đức Đạo Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ tiếp tục tổ chức tuần lễ tu đức hàng năm cho các linh mục, đến nay là lần thứ 7 và tổ chức trể hơn vào đầu tháng 5 thay vì vào tháng Giêng hay tháng Hai như mọi năm. Tháng Giêng, tháng Hai tại Roma trời lạnh như cắt chẳng biết có phải vì trời lạnh cóng xương không! Nhờ sự thỉnh cầu của Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ tại Roma, Tòa Thánh đã ban ơn toàn xá với điều kiện thường lệ cho các giáo dân Việt Nam Hải Ngoại kính viếng tượng Mẹ La Vang được Đức Giáo Hoàng làm phép, và được ơn toàn xá cho giáo dân Việt Nam tại quốc nội cũng như tại hải ngoại khi tham dự Thánh Lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12 với điều kiện thường lệ (xưng tội rước lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)

Vietcatholic đã có một chương trình nổi bật trong năm nay là mở trang Web miễn phí cho các Giáo Phận và các Giáo Xứ để đáp ứng nhu cầu mục vụ.

Vì tình trạng cưỡng bức đồng bào Thượng tại Việt Nam trước lễ Phục Sinh, một số thành viên của một Đảng phái liên quốc gia có tên là "Radical Party", gồm một số dân cử Quốc Hội Âu Châu đã có mặt tại công trường Thánh Phêrô vào ngày Lễ Phục Sinh năm nay để biểu tình đang khi Đức Giáo Hoàng Phaolô II cử hành nghi lễ Phục Sinh. Đảng có tên là “radical party” trưng khầu hiệu như sau: “400 Kitô hữu người Thương bị giết tại Việt Nam”.

Phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh dẫn đầu, trong phái đoàn còn có Đức Ông Luis Mariano Montemayor, Tham Tán Sứ Thần đặc trách Đông Nam Á Vụ tại Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh và Đức Ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Chánh Văn Phòng Bộ Truyền Giáo đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 27/4 đến 2/5. Phái đoàn đã viếng thăm nhiều nơi trong đó có TGP Hà Nội, Xuân Lộc, Ban Mê Thuột. Khi về đến Roma Đức Ông Parolin đã nói “tôi muốn gởi đến các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân mà chúng tôi đã gặp, lời cam kết cầu nguyện và tâm tình ngưỡng mộ của tôi. Ngoài ra tôi cũng muốn xác quyết với họ rằng phái đoàn Tòa Thánh đã chuyển đến Đức Thánh Cha lòng trung thành của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, lòng gắn bó quý mến và lòng trung thành của họ đối với Đấng kế vị Thánh Phêrô đã được bày tỏ trong tất cả các cuộc gặp gỡ.”.

Ủy Ban Giáo Dân trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức cuộc hội luận "Sống Đạo theo Cung Cách Việt Nam" được tổ chức tại Huế.

Việt Nam có 2 tân Giám Mục là Linh Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Giáo Sư Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang lên làm Giám Mục Giáo Phận Thanh Hóa vào ngày 12/6/2004. và Linh mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Tổng Đại diện làm Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc vào ngày 30/9.

Nghị Hội Liên Giám Mục Á châu được tổ chức vào trung tuần tháng 8Trong nghị hội lần này, các tham dự viên đã được chia theo thành nhiều nhóm khác nhau hầu dễ dàng trao đổi và bàn thảo, đóng góp ý kiến của mình, theo vùng ngôn ngữ. Phái đoàn Việt Nam do đức cha Chủ Tịch Nguyễn văn Hòa hướng dẫn và có sự tham gia của ĐHY Phạm Minh Mẫn, GM Tri Bửu Thiên, LM Nguyễn văn Sơn và LM nguyễn văn Khảm. Phái Đoàn Việt Nam đã đóng góp nhiều ý kiến trong các cuộc hội thảo và tham luận tại Nghị Hội. Ngoài ra trong Sách Tài Liệu soạn sẵn trước cũng có bài chia sẻ của Đức Cha Nguyễn văn Hòa và ĐHY Phạm Minh Mẫn.

Các linh mục mục vụ tại Hoa Kỳ đã đến tham dự Hành Trình Emmaus là một tuần họp mặt huynh đệ giữa các linh mục Việt Nam đã và đang phục vụ trong Giáo Hội Hoa Kỳ với 3 mục đích: gặp gỡ huynh đệ, chia sẻ thân tình và gặp gỡ Linh Mục Giêsu. Hành Trình Emmaus được tổ chức tại Marywood Center, 2811 East Villa Real Dr., Orange, CA 92863. Địa điểm này là một nữ tu viện tọa lạc trên một ngọn đồi tuyệt đẹp của thành phố Orange nay trở thành Tòa Giám Mục của Giáo Phận Orange.

Từng đoàn người linh mục, tu sĩ nam nữ đại diện các hội dòng trong giáo phận, đại diện giáo dân của 15 hạt, đại diện của 16 đoàn thể và 6 giới của giáo phận ước tính hơn 1.000 người đã cùng nhau tề tựu tại khuôn viên Tiểu Chủng Viện SàiGòn, để chứng kiến đại diện chính quyền giao trả toàn bộ cơ sở vật chất của ngôi nhà mà một thời giáo phận đã dùng để làm nơi đào tạo Tiểu Chủng Sinh, trước khi bước vào ngưỡng cửa Đại Chủng Viện.

LM Tadêo Nguyễn Văn Lý, người bị kết án 15 năm tù trước đây vì tội danh "phá hoại khối đoàn kết toàn dân, bị kết án 15 năm tù, được giảm 5 năm (lần thứ nhì) vào tháng 6/2004 với lý do: "có thái độ cải tạo tốt, chấp hành đầy đủ các quy định của trại giam".

Đức Tổng Giám Mục Birmingham đã bổ nghiệm cha Michael Hồ Hữu Nghĩa làm Episcopal Vicar, đại diện giám mục, đặc trách Tu Sĩ của giáo phận thay cho Canon Kevin Dunn mới được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Hexham and Newcastle.

Vào tháng 9 và tháng 10 năm 2004, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một lần nữa qua 2 Ủy Ban về Di Dân và Ủy Ban chính sách quốc tế thuộc Hội đồng Giám Mục đã gửi văn thư cho LM Trần Công Nghị để chúc mừng và khen thưởng về những thành quả mà VietCatholic đã cống hiến cho qúi độc giả, nhất là độc giả Công Giáo Việt Nam những thông tin và tài liệu giá trị về Giáo Hội và về Tòa Thánh Vatican.

Hội nghị thường niên của Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã họp tại Hà Nội và sau buổi họp các Giám Mục đã ra một thư chung với chủ đề : Giáo Hội Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể”. Đức cha Tổng Thư ký nhắc đến việc HĐGM chủ động xin mở hồ sơ phong thánh cho Đức cha Lambert de la Motte vì ngài có công rất lớn cho Giáo hội Việt Nam. Các giám mục cũng đóng góp ý kiến để hoàn thành văn bản gửi Ban Tôn giáo Chính phủ về Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Pháp Lệnh này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11.

Tại Việt Nam, vào trung tuần tháng 12 mới đây, lần đầu tiên, ĐHY Phạm Minh Mẫn đã chính thức thành lập Ban Mục Vụ Bác Ái Xã Hội giáo phận Saigon và đặt cha Joseph Đinh Huy Hưởng làm Trưởng Ban. Ban này giúp Ngài phối hợp với các ban mục vụ khác, các giáo xứ, các dòng tu, các đoàn thể, các giới trong giáo phận lo việc chăm sóc người nghèo bị bỏ rơi, bị loại trừ, đặc biệt bệnh nhân HIV/AIDS, không phân biệt tôn giáo, nhằm xây dựng gia đình giáo phận thành một cộng đoàn làm nhân chứng Thiên Chúa yêu thương đồng bào Việt Nam.

Trước đó vào tháng 11 khi có lũ lụt tại Miền Trung, Ủy Ban Bác Ái xã hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã cử LM Nguyễn Ngọc Sơn làm trưởng đoàn ra Miền Trung cứu tế và tìm hiểu tình hình, hầu đáp ứng kịp thời cho những nạn nhân lũ lụt không phân biệt tôn giáo.

Trong tháng 12, lại một lần nữa VietCatholic mở rộng cánh cửa phục vụ, đã phát động việc gửi Bản Tin Mỗi Ngày trực tiếp đến các độc giả tại Việt Nam. chỉ trong vài tuần lễ đã có thêm 1,000 độc giả muốn nhận tin tức trực tiếp vào hộp thư email của họ. Số độc giả mới này cộng thêm với trên 4,000 độc giả được nhận bản tin trực tiếp qua email mỗi ngày là một thành quả nhằm đưa tài liệu Giáo Hội tin tức về giáo Hội đến được với các độc giả tại Việt Nam (mà đôi khi bị bức tường lửa của Việt Nam ngăn chặn). Để thực hiện được công việc này, VietCatholic có một máy server riêng chỉ nhằm gửi email mỗi ngày đi các nơi, làm việc 24/24 giờ, vì số độc giả lớn và nội dung tin tức nhiều.

Trong năm 2004, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 bước sang năm thứ 26 trong triều đại Giáo Hoàng, sức khỏe của Đức Thánh Cha tiếp tục suy yếu, không còn thấy Ngài đi giữa nơi công cộng và những khó khăn tiếp tục gia tăng càng nhận thấy rõ trong lúc Đức Thánh Cha đọc các bài giảng hay huấn từ.

Mặc dầu khó khăn về thể lý, thế nhưng Đức Giáo Hoàng đã tông du tới Thụy Sĩ và Pháp, chủ sự nhiều Thánh Lễ phong Thánh và phong Chân Phước, vẫn tiếp kiến các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới trong đó có Tổng thống Bush và gặp gỡ lần lượt các giám mục Hoa Kỳ trong các chuyến "Ad Limina" viếng mộ 2 Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Roma theo giáo luật 5 năm một lần.

Đức Giáo Hoàng đã gặp và trao một phần thánh tích của những vị Thánh Đông Phương từ thế kỷ thứ 4 cho Đức Thượng Phục Bartholomew tại Constantinople. Đức Thánh Cha cũng trao lại ảnh Đức Mẹ có từ thế kỷ 18 trong thời kỳ cách mạng Bolshevik tại Nga cho giáo hội Chính Thống Nga.

Vào tháng 10, Đức Gioan Phaolô II đã công bố Năm Thánh Thể nhằm cổ võ đến sự hiểu biết và lòng tôn sùng Thánh Thể sửa soạn cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào tháng 10 năm 2005 cũng về chủ đề này.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố những dự định cho lần Hội Nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu để đáp ứng nhu cầu và những thách đố cho giáo hội đang phát triển tại châu lục này. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thành lập một ủy ban mới đối với Châu Phi nhằm thắt chặt mối liên hệ với hội đồng Giám Mục Châu Phi và cung cấp tài chánh cứu tế rất cần thiết từ giáo dân Công Giáo Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, tình trạng lạm dụng tính dục của các linh mục đối với trẻ vị thành niên tiếp tục bước qua năm thứ 3, đó là một trong những tin tức vẫn nóng bỏng tiếp diễn tại Hoa Kỳ, tiếp theo những bàn luận vẫn còn tranh luận sự liên hện giữa giáo huấn giáo hội và trách nhiệm chính trị của người Công Giáo.

Những kết quả kiểm tra đầu tiên trong các giáo phận tại Hoa Kỳ về tình trạng lạm dụng tính dục và bảo vệ trẻ em đã được phát hành vào tháng Giêng, Trong tháng Hai, 2 bản tường trình lớn về tình trạng lạm dục, một bản nói đến bản chất và phạm vi và bản thứ hai nói đến nguyên nhân và nội dung của nó.

Trong suốt năm những vụ bồi thường cho hàng trăm nạn nhân trên khắp đất nước, nhiều vụ cáo tụng tới các vụ đã xảy ra từ thập niên 60 và 70, số tiền lên tới cả hàng trăm triệu Mỹ Kim.

Bản điều trần “Bản chất và Phạm Vi nạn Lạm Dụng Tính Dục trẻ vị Thành Niên của Linh Mục và Phó Tế tại Hoa Kỳ từ năm 1950-2002” do học viện Hình Sự Công Lý John Jay tại Nữu Ước theo các dữ kiện của các Giáo Phận trên toàn quốc Hoa Kỳ. Theo bản điều trần cho biết tổng số 4392 linh mục đã lạm dụng tính dục trẻ em, số này so với tổng số linh mục trên toàn quốc Hoa Kỳ trong 52 năm là 4%.

Hàng trăm triệu đã được bồi thường cho cá nạn nhân bị lạm dụng tính dục tại Hoa Kỳ trong đó có:

_ Giáo Phận Orange, California bồi thường 87 nạn nhân vào ngày 2/12/2004 với số tiền bồi thường nhưng vì quyết định của tòa án nên con số không được biết chính xác. Thế nhưng theo các nguồn tin cho biết số tiền có thể vượt quá số tiền kỷ lục mà TGP Boston đã bồi thường 85 triệu Mỹ Kim cho 541 nạn nhân.

_Giáo Phận Davenport, Iowa bồi thường cho 37 vụ tố tụng với 9 triệu Mỹ Kim vào ngày 28/10.

-Giáo Phận Springfield bồi thường 46 nạn nhân vào tháng 7 với 7 triệu Mỹ Kim trong đó giáo phận đã bán đi 2 bất động sản trong giáo phận.

- Giáo Phận Oakland, California bồi thường 3 triệu cho một phụ nữ.

Ngoài ra TGP St Louis và những giáo phận Altoona- Johnstown, Pạ, và Springfield đã bồi thượng hơn 2 triệu Mỹ Kim. Tổng Giáo Phận Cincinnati dành 3 triệu để bồi thường cho các nạn nhân qua việc thương lượng thì đã có 134 người nộp đơn vào hạn chót là ngày 1/9/2004.

Tính đến cuối năm 2004, vì nạn lạm dụng tính dục, 3 giáo phận tại miền Tây đã khai báo phá sản vì không đủ tài sản để bồi thường cho các vụ tố tụng. Qua việc đòi hỏi bồi thường số tiền lên tới 300 triệu Mỹ Kim, Tổng Giáo Phận Portland là Giáo Phận đầu tiên vào tháng 7 đã nộp đơn tuyên bố phá sản. Giáo Phận Tucson, Ariz là giáo phận thứ 2 tuyên bố phá sản vào tháng 9/2004. Đến tháng 12 cuối năm, Giáo Phận Spokan, Washington là giáo phận thứ ba tuyên bố phá sản vào tháng 12/2004. Như thế trong một năm qua 3 giáo phận đầu tiên của Hoa Kỳ đã tuyên bố phá sản vì nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Trong hội nghị mùa Thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Cha Wilton D. Gregory tại Belleville, Il, người đã can đảm dẫn đưa các giám mục và giáo hội Hoa Kỳ trải qua thời kỳ khủng hoảng nhất trong lịch sử, đã hết nhiệm kỳ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Đức Cha William S. Skylstad phó chủ tích đã thắng cuộc bầu cử chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Đức Cha Skylstad cũng là vị cai quản Giáo Phận Spokan đã tuyên bố phá sản.

Ít nhất một phần nào cũng ảnh hưởng vì tình trạng lạm dụng tính dục, Đức Tổng Giám Mục Sean P. O’malley tại TGP Boston đã bắt đầu áp dụng tiến trình đóng cửa 83 giáo xứ trên tổng số 357 giáo xứ tại Tổng Giáo Phận. Những giáo xứ bị đóng cửa là vì số tín hữu tham dự Thánh Lễ tiếp tục giảm đi và thiếu nhân sự linh mục phục vụ cho các giáo xứ.

Vào tháng 12, sau khi mãn nhiệm chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Wilton D Gregory lên chức Tổng Giám Mục cai quản TGP Atlanta, ngài là vị Giám Mục gốc Phi Châu hay nói một cách nôm na là Giám Mục Mỹ đen đầu tiên nắm giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và là vị Giám Mục Mỹ đen thứ ba lên làm Tổng Giám Mục. Điểm đáng chú ý nơi cuộc đời của Đức Cha, là Ngài không thuộc gia đình Công Giáo nhưng đã theo đạo Công Giáo vào lúc 6 tuổi khi ông bà cố gởi cậu Gregory theo học trường tiểu học Công Giáo.

Cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đã diễn ra, Thượng nghị sĩ John F. Kerry tại Massachusetts là một ứng cử viên tổng thống Công giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ trong 44 năm qua được đảng dân chủ đề cử ra tranh cử, theo đó các nhà phân tách chính trị các nhà bình luận đã dồn năng lực chưa từng có, để phân tích những gì khác biệt mà các cử tri Công Giáo sẽ quyết định bầu phiếu cho lần bầu cử tổng thống năm nay.

Sự tranh cãi giữa giáo huấn Giáo Hội trên việc phá thai và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai người và những vai trò chính trị của Kerry trên việc điều hành luật dân sự đã dẫn đưa tới cuộc tranh luận đôi khi gây ác thù trong giới Công Giáo trên những trách nhiệm chính trị của người Công Giáo. Bàn luận gây chia rẽ nhất đặt trọng tâm đến liệu các viên chức Công Giáo phục vụ nhân dân, là người nắm giữ những vai trò chính trị đi ngược lại với những giáo huấn căn bản của giáo hội, có được phép lên rước lễ hay không?

Những diễn biến đưa ra về việc cho Rước Lễ đối với các chính trị gia Hoa Kỳ công khai đi ngược lại giáo huấn xã hội đã sinh ra nhiều cuộc tranh luận bắt đầu từ tháng Giêng 2004, khi Đức Tổng Giám Mục Raymond L. Burke tại St Louis nói với ký giả rằng, trong thời gian vận động ghế tổng thống tại TGP, nếu TNS John Kerry đi dự lễ và lên rước lễ thì Đức Cha sẽ chúc lành chứ không cho rước lễ. Tiếp theo đó nhiều vị giám mục Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm khác nhau, một số giám mục đồng ý sẽ không cho rước lễ đối với những chính trị gia như thế, nhưng một số khác nói Bí Tích Thánh Thể với việc cho Rước Lễ không thể là một “vũ khí” áp dụng trong những trường hợp như vậy.

Trong môt. Lá thư mục vụ vào tháng Năm, Đức Giám Mục Michael J. Sheridan tại Colorado Springs, Colo., nói không những các chính trị gia không được cho Rước Lễ nếu họ ủng hộ phá thai, ủng hộ nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai người và ủng hộ trợ tử, nhưng còn đối với những cử tri bầu cho các chính trị gia ấy cũng không được Rước Lễ, trừ phi họ bác bỏ những vai trò ủng hộ của mình và phải đi xưng tội.

Sự thể vấn đế không dừng lại một cách đơn giản, những người ủng hộ các đảng phái chính trị bắt đầu khai thác đàng nào cũng có thể nói được, một bên nói rằng các giám mục không từ chối cho rước lễ thì cho rằng các giám mục đó hèn nhát, một bên nói rằng các giám mục từ chối cho rước lễ là vi phạm không tôn trọng đến tình trạng phân ly giữa nhà nước và giáo hội.

Trong một thông tư được công bố tại Hội Nghị bán niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào tháng 6 tại Denver, các giám mục đã tuyên bố rằng các chính trị gia là những người “quyết tâm ủng hộ phá thai vì nhu cầu “ có nguy cơ “hợp tác với ma quĩ và phạm tội chống lại lợi ích chung”.

Các giám mục nói tất cả người Công Giáo đòi hỏi phải xét lại lương tâm trong việc nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể và thêm rằng quyền tài phán theo giáo luật trong việc từ chối cho rước lễ tùy thuộc nơi các giám mục cai quản nơi địa phương mình, vì “sự bao hàm rộng rãi các trường hợp để đi tới một nhận định cách khôn ngoan”.

Trong cuộc vận động tranh cử, đương kim Tổng Thống đã thành công kiếm phiếu nơi các cử tri của các tôn giáo thường xuyên đi lễ hay tham dự các buổi phụng vụ. Tổng Thống Bush đã thắng cử nhờ các chính sách về “giá trị luân lý”.

Trong Hội Nghị Mùa Thu, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã chuẩn y bản “Giáo Lý Công Giáo dành cho người lớn”, lần đầu tiên tham gia vào tổ chức Cùng Các Giáo Hội Kitô trong đó có các nhà lãnh đạo Chính Thống, Tin Lành và và các giáo phái Kitô khác và buổi đại hội đầu tiên sẽ ra mắt vào năm 2005.

Hợp thức hoá hôn nhân đồng phái tính là một vấn đề lớn xảy ra tại nhiều nơi trên đất nước Hoa Kỳ, bắt đầu được cho phép trên bình diện pháp lý tại bang Massachusetts vào tháng 5 và vấn đề đó lên đến cực điểm trong lá phiếu quyết định của cử tri tại 11 bang vào ngày 2/11 để khẳng định đến điều bổ sung cho hiến pháp là chỉ có sự kết hợp giữa người nam và người nữ là hôn nhân.

Những cuộc nổi dậy chống Hoa Kỳ tại Iraq đã xử dụng bom tự sát và hàng loạt các cuộc tấn kích nhằm phát động để các lực lượng Hoa Kỳ, đồng minh và các lực lượng nước ngoài rút ra khỏi nước và nhằm triệt hạ uy tín chính phủ lâm thời và gây hoang mang cho ngày tổng tuyển cử trên toàn Iraq vào tháng Giêng 2005.

Những phát giác bị lộ ra trong tháng 10 đến việc một số binh sĩ Hoa Kỳ canh gác tại trại tù Abu Ghraib đã tra tấn và hạ nhục các tù binh Iraq, là một giáng đòn nghiêm trọng đến vị thế luân lý trong cuộc chiến chống khủng bố do Hoa Kỳ cầm đầu. Những hành động của các binh sĩ cai tù đã bị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các chức sắc tôn giáo, các nhà lãnh đạo chính trị lên án mạnh mẽ, và thêm dầu cho những cảm giác của những người rất chống đối Hoa Kỳ rằng, những nhóm khủng bố sẽ lợi dụng cơ hội này để tuyển mộ thêm nhân sự.

Trong năm qua tình hình tại Iraq đã được quốc tế chú ý tới, nhưng Iraq không chỉ là một nơi trên thế giới đang xảy ra tình trạng bất ổn.

Bạo động tranh chấp giữa Israel và Palestine vẫn tiếp tục diễn ra tại Thánh Địa, và quân du kích Taliban vẫn tiếp tục tấn công các lực lượng quân sự của chính quyền và lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan. Cuộc xung đột dân sự vẫn tiếp tục diễn ra tại một số quốc gia ở miền Nam sa mạc Sahara tại Phi Châu, đáng chú ý nhất là tại Sudan nơi mà các phiến quân được chính quyền ủng hộ đã tấn công các cộng đồng tại vùng Darfur đã khiến cho cả ngàn người thiệt mạng và hơn 1.5 triệu người phải di tản tới các trạm tị nạn.

Tại Châu Phi tình trạng khủng hoảng do vi khuẩn HIV và bệnh liệt kháng Siđa tiếp tục hoành hành không những gây chết chóc nhưng còn gây thương tổn suy xụp đến mặt kinh tế và cơ cấu xã hội cho toàn quốc gia trong vùng. Đức Gioan Phaolô ca ngợi đến những ai hạ giá thành đến thuốc men chữa trị cho căn bệnh này và kêu gọi các quốc gia giàu có hãy gia tăng trợ giúp cho những quốc gia đang bị hủy diệt bởi căn bệnh này. Tổ chức Cứu Tế Công Giáo là một trong những nhóm trợ giúp nhân đạo đã trao hơn 300 triệu Mỹ Kim trong việc trợ giúp của Hoa Kỳ để đối phó với căn bệnh liệt kháng Siđa tại hải ngoại. Tòa Thánh thiết lập ngân quỹ mới có tên “Người Samaritanô Nhân Hậu” để đặc biệt giúp đỡ nạn nhân mắc bệnh liệt kháng Siđa.

Vào đầu năm 2004, Đức Hồng Y Walter Kasper đã viếng thăm Mạc Tư Khoa trong nỗ lực làm êm dịu những căng thẳng giữa giáo hội Công Giáo và Chính Thống Giáo. Một điểm gai mắt đối với giáo hội Chính Thống Nga là những nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo Ukraine xin Đức Thánh Cha lập Tòa Thượng Phụ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khuyến khích cần nhiều đối thoại đại kết hơn tại Ukraine.

Cuộc tổng tuyển cử tại Ukraine đã gây ra tình trạng khủng hoảng trên toàn quốc vào hội tháng 11, khi hàng vạn người xuống đường biểu tình phản đối vì bầu cử gian lận đã tuyên bố ứng cử viên tổng thống thân Nga thắng cử. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ukraine và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ngoại trừ chính Thống Nga đã phản đối và đòi hỏi cuộc bầu cử lại với sự giám sát của quốc tế. Tòa Thượng Thẩm đã tuyên bố cuộc bầu cử vào ngày 3/12 bất hợp lệ và toàn dân sẽ đi bầu lại sau ngày lễ Giáng Sinh tức ngày 26/2, qua cuộc bầu cử lần 2, ứng viên tổng thống thân Tây Phương đã dẫn đầu.

Tòa Thánh phát hành cuốn “Toát yêu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”" là quyển toát yếu đầu tiên đầy đủ về giáo huấn xã hội Công Giáo được ấn hành bằng hai thứ tiếng Ý và Anh.

Những trận thiên tai hoành hành tại Caribbean và miền Đông Nam Hoa Kỳ, trận đáng kể nhất là động đất và sóng thần tại Đông Nam Á ảnh hưởng đến 6 quốc gia Srilanka,Thái Lan, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai Á, Somalia vào sau ngày lễ Giáng Sinh, số tử vong tính đến hôm nay đã lên gẫn tới 50,000 người. Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum “Đồng Tâm” đã vận động để cứu trợ các nạn nhân đang chịu thống khổ.

Các nhân viên cứu tế Công Giáo CRS đã âm thầm rút nhân viên khỏi Iraq vào tháng Sáu vì tình trạng bắt cóc và thủ tiêu do các lực lượng Hồi Giáo quá khích và các cuộc nổi dậy, đánh bom người.

Cuốn phim của Mel Gibson “Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô” đã được khai trương trên màn ảnh vào tháng Hai. Với số tổng thu là 370 triệu Mỹ Kim tại Hoa Kỳ, và số DVD Video được phát hành trong tháng Tám tại Hoa Kỳ đã bán ra với số kỷ lục nội trong tuần đầu tiên là 9 triệu cuốn. Tại Việt Nam cuốn phim cũng đã được trình chiếu vào dịp Phục Sinh và đã gây ấn tượng mạnh mẽ.

Vụ khủng bố đánh bom tại các trạm xe lửa ở Tây Ban Nha vào trước ngày bầu cử đã đưa Đảng Xã Hội lên nắm chính quyền, và đã đưa quyết định triệt thoái lực lượng quân đội Tây Ban Nha khỏi Iraq. Không như chính quyền cũ, tình trạng căng thẳng giữa tân chính quyền và giáo hội Công Giáo ngấm ngầm xảy ra.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã gia tăng vai trò phụ nữ làm việc tại Tòa Thánh khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm 2 nữ thần học gia vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và bổ nhiệm giảng sư tại Học Viện Luật Khoa Harvard, bà Mary Ann Glendon làm chủ tịch Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội.

Tình trạng bệ rạc tại Đại Chủng Viện Sankt Polten, Áo Quốc đã buộc lm giám đốc, phó giám đốc Chủng Viện và Giám Mục Kurt Krenn cai quản giáo phận Sankt Poten từ nhiệm. Tòa thánh ra lệnh đóng cửa Đại Chủng Viện có hiệu lực ngay tức khắc.

Đức Giám Mục Thomas J. O'Brien, từ nhiệm chức vụ cai quản giáo phận Phoenix Hoa Kỳ sau khi bị bắt vào tháng 6/2003 vì không có mặt tại hiện trường lúc gây tai nạn lái xe đã khiến cho một người bộ hành say rượu tử nạn. Giám Mục đã bị buộc tội vào tháng Hai và trong phiên xử vào tháng Ba, Đức Cha không bị tù nhưng phải làm 1000 tiếng phục vụ cộng đồng và mang 4 năm tù treo. Đây là lần đầu tiên một giám mục Hoa Kỳ bị ra tòa về tội gây chết người.

Một trong những nhân vật nổi bật qua đời vào tháng 6/2004 tại Los Angeles là cựu Tổng Thống Ronald W. Reagan vì đeo đuổi đến vũ khí nguyên tử, đã khiến cho các giám mục Hoa Kỳ ra lá thư mục vụ vào năm 1983 về vũ khí nguyên tử và sự đe dọa của nó với tiêu đề “Sự Thách Thức cho Hòa Bình”. Giám Mục Hoa Kỳ cũng phản đối đến chính sách của Tổng Thống Regan tại Trung Mỹ và leo thang ngân quỹ cho quốc phòng trong khi cắt giảm ngân quỹ phúc lợi tại quốc nội, thế nhưng tổng thống cũng giữ vững lập trường không dành ngân quỹ liên bang cho nạn phá thai và đưa ra chính sách ngăn cản việc xử dụng quỹ tài trợ nước ngoài cho Mexicô trong việc phá thai. Tổng Thống Reagan đã vận động quốc hội để hủy bỏ luật năm 1867 không tài trợ cho Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh và cũng chính Tổng Thống Reagan đã thiết lập liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh vào năm 1984. Trong bài diễn từ với Tổng Thống Bush trong lúc viếng thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã ghi ơn mừng 20 năm liên hệ giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ và gởi lời chào thăm tới Tổng Thống Reagan trong lúc ông đang bạo bệnh sắp sửa qua đời.

Một nhân vật cũng được thế giới chú ý đến là Chủ Tịch Arafat, đã từ trần tại Quân Y Viện Balê vào ngày 11/11, cụ cũng là người đã tiếp kiến Đức Gioan Phaolô 12 lần, thăm viếng Chân Phước Têrêsa Calcutta và tặng 50, 000 Mỹ Kim cho công cuộc từ thiện của Mẹ.

Những giáo sĩ cao cấp của Tòa thánh qua đời trong năm 2004 như sau:

- Đức Tổng Giám Mục về hưu Denis Hurley tại Durban, Nam Phi, hưởng thọ 88 tuối, là một người đã mạnh dạn chống đối sự tách biệt chủng tộc tại Nam Phi. Ngài cũng là vị lãnh đạo trong nhiều năm canh tân phụng vụ sau Công Đồng Chung Vaticanô II.

- Đức Hồng Y Franz Konig tại Vienna, Áo Quốc hưởng thọ 98 tuổi, là một vị nổi bật trong Công Đồng Vaticanô II và hậu công đồng. Ngài còn là một vị lãnh đạo đối thoại liên tôn nổi bật trên thế giới.

- Đức Hồng Y Hyacinthe Thiandoum tại Dakar, Senegal, hưởng thọ 83 tuổi, là một vị tổng giám mục đầu tiên tại Senegal, Ngài đã tham dự Công Đồng Chung Vaticanô II và cổ võ hội nhập văn hóa trong phụng vụ tại Phi Châu sau Công Đồng.

- Đức Hồng y James Ạ Hickey tại Washington, hưởng thọ 84 tuổi người đã mang lại nền giáo dục Công Giáo và phục vụ cho người nghèo đó là 2 chỉ tiêu ưu tiên trong suốt 20 năm làm việc mục vụ tại Washington.

- Đức Hồng Y Juan Carlos Aramburu, hưởng thọ 92 tuổi lên làm giám mục từ năm 1946 chủ sự các tổ chức mục vụ tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires vào thập niên 70, là người lãnh đạo Giáo Hội Arentina trong thời kỳ “chiến tranh đê tiện” giữa chính quyền và các lực lượng du kích.