Chúa Nhật VII Phục Sinh A
TĐCV 1:12-14; Tv.26; 1 Phêrô 4:13-16;Gioan 17: 1-11a

Tuần này là tuần cuối cùng của mùa Phục Sinh. Thật thời gian qua mau thật! Trong những tuần mùa Phục Sinh, chúng ta nghe những câu chuyện về Chúa Giêsu sống lại hiện ra cho các môn đệ. Chúng ta vừa mừng lễ Thăng Thiên, và bây giờ chúng ta chờ đợi lời hứa Đấng Bảo Vệ. Chúng ta cũng như các môn đệ, Đức Maria và các phụ nữ họp nhau trong phòng trên cầu nguyện và chờ đợi Chúa Thánh Thần sẽ đến ban cho chúng ta một đời mới và sẽ gởi chúng ta ra đi mục vụ.

Dù vậy, hôm nay, theo phúc âm thánh Gioan, chúng ta cùng ngồi nơi bàn tiệc. Cùng với các môn đệ chúng ta nghe Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ là những người theo Ngài. Trong các phúc âm Nhất Lãm có nhiều lần nói về Chúa Giêsu cầu nguyện. Nhưng, trong phúc âm thánh Gioan chúng ta được nghe lời cầu nguyện dài của Chúa Giêsu. Theo phúc âm Nhất Lãm, đến đây nơi bửa Tiệc Ly, Chúa Giêsu và mười một môn đệ ra đi lên Vườn Cây Dầu. Chúa Giêsu đã tiên đoán là các môn đệ sẽ bỏ Ngài. Nhưng, trong phúc âm thánh Gioan, đến lúc này trong bửa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầu nguyện.

Trong khi Chúa Giêsu biết các môn đệ sẽ bỏ Ngài, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chứng tỏ là Ngài không ở một mình vì Ngài tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Mặc dù các môn đệ bỏ Chúa Giêsu, việc đó chỉ trong một thời gian thôi chứ không mãi mãi. Các ông sẽ trở về, và với ơn Chúa Thánh Thần, cộng đoàn sẽ làm chứng cho Chúa Giêsu. Ngài không nghĩ sự chết của Ngài là kết thúc những năm sứ vụ Ngài làm, hay là một thất bại cho các môn đệ. Chúa Giêsu nói "con không còn ở trong thế gian nữa". Chúa Giêsu về với Chúa Cha, dù vậy Ngài vẫn sẽ ở với những người của Ngài đang ở lại thế gian bằng một cách mới. Thánh Gioan viết "Đức Giêsu ngước mắt lên trời..." Điều này có thể cho chúng ta biết là Chúa Cha ở trên cao xa. Nhưng, hình ảnh đó cho chúng ta biết là Chúa Giêsu đang tương quan mật thiết nói chuyện với Cha Ngài, và chúng ta được ân huệ nghe lời Ngài nói. Chúng ta lại được nghe thêm về bản tính Chúa Giêsu, và chúng ta làm sao được chia sẻ với Chúa Giêsu để thi hành chương trình của Thiên Chúa.

Lời cầu nguyện hôm nay được gọi là "Lời Cầu Nguyện Tối Cao của chủ tế", hay là “Lời Cầu Nguyện Thánh Hóa" Trong lời cầu nguyện đó, Chúa Giêsu là thầy cả đang dâng lời cầu cho các môn đệ và thánh hóa Ngài và và các ông trong hiến lễ sẽ dâng lên bởi Ngài và các ông. Điều gì làm lời cầu nguyện này có ý nghĩa là sự mật thiết liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Hãy chú ý, trong một lúc lời cầu nguyện trong đoạn văn 17 này và lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong các phúc âm Nhất Lãm. Lời cầu nguyện bắt đầu với "Lạy Cha" vọng lại lời cầu "Lạy Cha". Cả hai lời cầu chứng tỏ sụ tương quan của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Kinh "Lạy Cha" xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển. Trong phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu nói "phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất". Kinh "Lạy Cha" nói "Triều Đại Cha mau đến". Còn trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu nói "xin Cha tôn vinh con Cha". Trong kinh "Lạy Cha" xin Cha cho cúng con lương thực hằng ngày. Trong thánh Gioan Chúa Giêsu là "bánh hằng sống". Còn nhiều lời song song nữa giữa kinh Lạy Cha và lời cầu nguyện tối cao của thầy cả trong thánh Gioan. Nhưng những lời đó có thể đưa chúng ta ra khỏi đề tài hôm nay.

Đối với những người cùng thời đại với Chúa Giêsu thì đới sống của Ngài là một thất bại và bị chấm dứt quá bi thảm. Chúa Giêsu chắc cũng đã biết là đến đây dân chúng không chấp nhận lời rao giảng của Ngài nữa. Tuy vậy, trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, không có dấu chỉ Ngài bị chán nản. Ngài đang kết thúc công việc Thiên Chúa giao cho Ngài, và vì thế Ngài đã tôn vinh Thiên Chúa. Thói thông thường thì người ta chết với sự hối hận là đã không thực hiện được những việc gì họ đã mong muốn. Như họ nói "nếu tôi chỉ được..." hay "ước gì tôi được...". Nhưng Chúa Giêsu đã làm việc Thiên Chúa gởi Ngài đến làm và bây giờ Ngài sẵn sàng chết: "phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm". Trên cây thánh giá Ngài sẽ nói "thế là đã hoàn tất". Lời này không phải chỉ nói về đời sống của Ngài sẽ chấm dứt, nhưng là nói việc của ngài đã hoàn tất.

Phần đông chúng ta không biết rõ cách chúng ta chết là đã hoàn tất mọi sự việc. Sự chết thường đến một cách bất ngờ, không định trước, hay từ từ đến sau một thời gian đau khổ. Chúng ta không biết chúng ta được bao nhiêu thời gian, và khi thời gian đến chúng ta vẫn còn bao nhiêu việc chưa hoàn thành. Nhưng, đáng lẽ so sánh đời sống chúng ta với thành quả thâu nhận, lời cầu nguyện Chúa Giêsu tối hôm đó giúp chúng ta tự xét xem: chúng ta đã thực hiện được bao nhiêu công việc mà Thiên Chúa đã giao cho chúng ta, để yêu thương người khác như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta? Chúng ta đã làm chứng Thiên Chúa cho kẻ khác như Chúa Giêsu đã làm chứng Thiên Chúa cho chúng ta vậy? "Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha".

Mọi sự sẽ bắt đầu sụp đổ với Chúa Giêsu và các môn đệ. Họ sẽ đi lên vườn cây dầu. Chúa Giêsu sẽ cầu nguyện ở đó. Ông Giuda phản bội Ngài, các môn đệ sẽ bỏ chạy và ông Phêrô sẽ chối không biết Ngài. Tuy vậy, trước khi Chúa Giêsu chịu chết, lời cầu nguyện của Ngài diễn tả sự tín nhiệm vào Thiên Chúa, và không tưởng tượng được là Ngài còn tín nhiệm vào các môn đệ. Họ là một nhóm người yếu đuối, thiếu can đảm, nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu diễn tả họ thật sự thuộc về Chúa Cha.

Chúa Giêsu tin tưởng là công việc của Ngài sẽ tiếp tục. Nhưng, các môn đệ không thể tự họ làm được công việc của Ngài ở giữa thế gian. Nhưng họ không làm một mình họ. Và chúng ta cũng vậy. Tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần, sự thực hiên lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài sẽ gởi Thần Khí Ngài cho chúng ta. Sự thực hiên lời hứa đó sẽ làm mọi sự thay đổi cho chúng ta là những người được giao việc loan truyền tin mừng của Chúa Giêsu qua lời nói và việc làm của chúng ta.

Bài trích sách Tông đồ Công vụ cho biết các môn đệ, Đức Maria và các phụ nữ họp nhau ở trong phòng trên sau khi Chúa Giêsu lên trời. Họ đang cùng cầu nguyện, và chắc là họ đang chờ đợi Chúa Giêsu thực hiên lời hứa của Ngài là sẽ gởi Thần Khí Ngài đến cho họ. Bài sách cho thấy cộng đoàn đang nóng lòng chờ đợi. Họ cùng nhau trở về Giêrusalem và họp nhau trong phòng trên. "Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện..."

Thư thánh Phêrô cho biết kinh nghiệm của Giáo Hội tiên khởi khi họ được ơn Chúa Thánh Thần. Hình như họ bị thử thách nhiều. Phêrô khuyên các tín hữu hãy vui mừng là họ được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô. Và Phêrô cam đoan với họ là mặc dù họ bị sỉ nhục vì danh Đức Kitô, họ thật là có phúc bởi Thiên Chúa. Nhưng, làm sao có thể vui mừng được khi bị đau khổ, và làm sao được ơn phúc ngay cả khi bị sỉ nhục? Có thể được vì do ơn Chúa Giêsu ban cho họ phải không? Chính Thần Khí Ngài đã thể hiện khi Ngài tôn vinh Thiên Chúa, không phải trong đời sống Ngài mà là trong đau khổ và cả sự chết nữa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

7th SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 1: 12-14; Psalm 27; I Peter 4: 13-16; John 17: 1-11a

This is the last Sunday of the Easter season – a reminder again how fast time flies! On these Sundays since Easter we have been hearing accounts of the resurrected Jesus’ appearances to his disciples. We just celebrated his Ascension and now we await the coming of his promise, the Paraclete. We, like those disciples, Mary and the women in the upper room are praying and waiting for the Spirit who will renew us once again and send us on mission.

Today though, we are at table in John’s account of the Last Supper. With the disciples, we overhear Jesus’ prayer to his Father for them, his followers. In the Synoptic Gospels there are frequent mentions of Jesus praying, but here in John we are given the content of a long prayer. In the other Gospels, at this point in the Last Supper, Jesus and the eleven leave and go to the Mount of Olives. Jesus had already predicted the desertion by the disciples. But in John, at the same point in the meal, Jesus prays.

While the others will desert him, Jesus’ prayer reveals that he is not alone, because he has special communion with God. Even though the disciples have deserted Jesus, their desertion is not permanent, they will return and then, gifted with the Spirit, the community will give witness to him. Jesus does not see his death as the end of his life’s work, or as a disaster for his disciples. He says, "I will no longer be in the world" – he is going to the Father – still, he will be with those he left in the world in a new way.
John says, "Jesus raised his eyes to heaven…." This could convey that the Father is on high and far off. Instead, the image signals to us that Jesus has entered into intimate conversation with his Father and we are being given the privilege of listening in. What we overhear is the truth of Jesus’ identity, and how we will participate with him in fulfilling God’s plan.

The prayer we hear today is called the "High Priestly Prayer," or the "Prayer of Consecration." In it Jesus offers his priestly prayer for his disciples and consecrates himself and them to the sacrifice that was going to be required of him and them. What makes the prayer significant is the intimacy it expresses between the Father and the Son.

Note, for a moment, the similarities between this prayer in chapter 17 and the "Lord’s Prayer in the other Gospels. The prayer begins "Father" – it echoes the "Our Father." Both reveal a special relationship Jesus has with the Father. The Lord’s Prayer "hallows" God’s name; in John Jesus prays, "I glorify you on earth." The Lord’s Prayer has "thy kingdom come"– in John, Jesus prays, "Glorify your son." In the Lord’s Prayer, "give us this day our daily bread" – in John, Jesus is the "bread of life." [There are more parallels between the Lord’s Prayer and John’s High Priestly Prayer – but that would take us beyond today’s passage. For more see John Marsh’s, "The Gospel of St. John." Middlesex, England: Penguin Books, 1977.]

To Jesus’ contemporaries his life was a failure and viciously cut short. He would have known at this point that people did not accept his message. Yet, there is no distress in Jesus’ prayer. He is finishing the work God gave him to do and therefore he has given glory to God. People often die with the regret that they didn’t finish in life what they hoped, "If only I had…" Or, "I wish I hadn’t…." But Jesus has done what God sent him to do and now he is ready to die. "I glorify you on earth by accomplishing the work you gave me to do." On the cross he will say, "It is finished." It is not just that his life is about to end, but that his work is completed.

For the most part we humans do not die so resigned and with such a sense of accomplishment. Death is often untimely, sudden, or comes slowly with pain. We do not know how much time we will be given and when the time comes there will be much left undone. But rather than measure our lives by the world’s rules of success, Jesus’s prayer that night suggests we can ask ourselves: how well did we accomplish the mission he gave us, to love others the way God has loved us? How did we reveal the face of God to others; the face Jesus has revealed to us? "I revealed your name to those you gave me out of the world."

Everything is about to collapse for Jesus and his disciples. They will go off to the garden (18: 1ff) where Jesus will pray, Judas betray him, his disciples flee and Peter deny knowing him. Still, before his death, Jesus’ prayer reveals trust in God and, incredibly, trust in his disciples. They are a weak and discouraging group, but Jesus’ prayer reveals they truly belong to the Father.

He trusts that his work will continue. But on their own, these disciples are not going to be able to further Jesus’ work in the world. But they will not be on their own. Nor are we. Next week we celebrate Pentecost, the fulfillment of Jesus’ promised gift to us, the Spirit. The fulfillment of that promise will make all the difference for us, charged with living and spreading the message of Jesus by our words and actions.

The reading from Acts shows the disciples, Mary and other women gathered in the upper room after Jesus’ ascension. They are praying together and one presumes, waiting for Jesus to fulfill his promise to send them the Spirit. The reading shows signs of the budding vitality of the community. Together they returned to Jerusalem and gathered in the upper room, "These devoted themselves with one accord to prayer…."

The letter from Peter gives witness to experiences the early church had after they received the Spirit. They seem to be undergoing severe testing. Peter encourages believers to rejoice that they share in the sufferings of Christ and he reassures them that though they are insulted for their beliefs they are blessed by God. How is that possible: to rejoice even when suffering; to be blessed even though insulted? It is possible because of the gift Jesus gives them: the same Spirit he had which enabled him to give glory to God, not only in his life, but in his suffering and death as well.