Thứ 5 Tuần Thánh – Lễ Tiệc Ly
Xuất hành 12: 1-8.11-14; Tvinh115; 1Côrintô 11: 23-25; Gioan 13,1 – 15

Đêm hôm nay các bài sách nói đặc biệt về bữa ăn. Điểm này làm tôi nghĩ đến trước hết là bữa ăn tầm thường. Bữa ăn trong gia đình, nơi chúng ta ngồi chung quanh bàn ăn. Đây là điều bây giờ hầu như không còn nữa, vì vấn đề tin tức và những hoạt động sau giờ học ở trường. Lúc này những gia đình may mắn thì đến cuối tuần mới có bữa ăn với nhau và có thể đó chỉ là một lần thôi. Trong tuần họ thường ăn ở các tiệm bán thức ăn nhanh cho bữa ăn tối cho trẻ con. Trong những gia đình chỉ có một phụ huynh, đôi khi bữa ăn ở tiệm McDonald là tiện nhất, vì vừa giá để có thể có thì giờ làm bài vở và dọn dẹp trong nhà.

Mặc dù chúng ta ở đâu, mỗi khi chúng ta ngồi vào bàn ăn chúng ta thường đem đến nhiều câu chuyện với gia đình hay bạn bè. Phải có một nhà tâm lý học thành thạo mới nói ra những điều đó. Chúng ta đến bàn ăn với biết bao tình cảm: nào về việc làm trong ngày: vui thích hay bực bội, nào về những chuyện xãy ra ở sân trường: thành công hay thất bại, giữa vợ chồng và anh chị em có sự yêu đương hay căng thẳng, mệt nhọc hay cố gắng. Chúng ta ít khi có giải trí trong các bữa ăn đó. Phải cần ăn rồi dọn dẹp, làm bài vở, dọn dẹp nhà và rồi đi ngủ kẻo sợ không đủ thì giờ để ngủ. Tôi có thể nhớ có mất một khoản thời gian. Có lúc đêm nào chúng tôi cũng có nhau ở nhà, vào mỗi cuối tuần. Mẹ tôi không làm việc ở ngoài, cha tôi ngồi vào bàn ăn tối. Chính trong bữa ăn đó mà tôi nghe câu chuyện trong gia đình, trong quá khứ và trong hiện tại. Ở bàn ăn, chúng tôi là một gia đình, vì chúng tôi cũng nghe những câu chuyện và ăn thức ăn nấu theo cách từ xưa nay.

Bây giờ tôi là Linh mục, tôi thận trọng trong những bữa ăn như thế về quá khứ, vì khi mọi sự việc không bị thối thúc và gia đình có nhiều thì giờ với nhau. Những bữa ăn như thế có vẽ hơi lạ lùng với một gia đình hiện nay. Nhưng, mặc dù sống trong xã hội ăn thức ăn nhan, chúng ta vẫn còn có dịp ăn chung với nhau. Lễ Phục Sinh sẽ đến trong vài ngày, đó là dịp ăn chung với nhau. Hay ngày lễ chiến sĩ trận vong, ngày lễ Độc lập có thể ăn với nhau nhưng không cần phải ăn trong nhà. Ngày lễ sinh nhật hay ngày kỷ niệm lễ cưới cũng thế. Trong nhũng bữa ăn như thế. có sự liên hệ với bữa ăn trong Kinh Thánh. Những lúc đó có đèn cầy trên bàn ăn với thức ăn đặc biệt. Như trong một bữa ăn sinh nhật của một em bé 5 tuổi. Em muốn đước ăn gà chiên từng miếng nhỏ và bánh chocolat. Trong những dịp như thế có thì giờ để kể chuyện trong quá khứ và trong hiện tại, và thưởng thức các món ăn đặc biệt trong gia đình.

Bữa ăn trịnh trọng giúp chúng ta hiểu rỏ ý nghĩa bữa ăn trong Kinh Thánh. Bài trích sách Xuất Hành nói cho chúng ta biết bữa ăn Vượt Qua. Có thể nói là bữa ăn lễ Vượt Qua; Đầu tiên có phần giống bữa ăn thời nay. Đó là bữa ăn mau lẹ để chạy đi. Những người ăn bữa ăn đó ăn mặc gọn gàng sẵn sàng để ra đi. Chắc họ đến bữa ăn với bao nhiêu tình cảm sâu đậm khác nhau. Họ đã bị khổ cực sống trong tù đày ở Ai Cập. Dù vậy họ vẫn tìm được sự tự do của họ. Chắc họ phải lo sợ: không biết Thiên Chúa có thể đem họ ra được không? Rồi một khi họ ra khỏi chỗ tù đày, không biết họ có thể đi qua chặng đường dài trong sa mạc hay không? Thí dụ họ có thể bị chết trong sa mạc hay bị bắt lại bởi những người rượt theo họ thì sao? Chắc là người Ai Cập không để họ ra đi mà không chống đối. Nếu họ bị bắt lại thì họ sẽ bị trừng phạt như thế nào? Trong bữa ăn lễ Vượt Qua đó chắc có người suy nghĩ lại về việc này và có thể trao đổi ý kiến là không nên chạy đi, thà ở lại sống với "quỹ dữ họ biết". Lại cũng có người hào hứng với ý nghĩ ra đi. Thiên Chúa sẽ đến giúp họ để được tự do cuối cùng. Nhưng, đây không phải chỉ là bữa ăn một lần thôi. Người Do thái được dạy bảo phải làm bữa ăn Vượt Qua mãi mãi: đó là bữa ăn "lễ cho mọi thế hệ người Do thái để nhớ chuyến đi theo Thiên Chúa, một lễ Vượt Qua mãi mãi".

Các thế hệ sau này sẽ có bữa: ăn thịt con chiên, bánh không men, và rau đắng. Câu chuyện gia đình sẽ tiếp tục kể lại. Họ sẽ nói về sự cứu thoát trong quá khứ, nhưng dùng thì hiện tại. "Vì sao đêm hôm đó khác các đêm khác?". Những ách tù đày mới: những sự nghiện, những lo sợ và mơ ước được giải thoát khỏi tù đày mà Thiên Chúa sẽ còn cứu thoát họ lại là dẫn dắt một thế hệ mới từng bước một đến tự do.

Thánh Phaolô nhắc chúng ta câu chuyện ở bàn ăn mới truyền đến chúng ta. Câu chuyện và bữa ăn đều thuộc về quá khứ và hiện tại. Chúng ta nhớ sự chết của Đấng cho chúng ta bữa ăn hôm nay. Đêm nay chúng ta đem gì đến bữa ăn? Thế giới chúng ta đầy lo sợ và hỗn loạn làm ý nghĩ chúng ta quá đầy dẫy chung quanh bàn ăn. Sự tù đày mới nào kềm hãm chúng ta, và giam giữ chúng ta? Quyền uy hiện nay và những quyết định nào làm chúng ta cảm thấy thụ động, không đủ sức, và bị ảnh hưởng sâu đậm, tuy thế vẫn không đủ sức chủ định tương lai của chúng ta? "Ai Cập", nơi tù đày riêng của chúng ta là gì? Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã được cứu thoát như thế nào qua miếng bánh bẻ ra, và rót rượu máu đời sống của Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ chúng ta được ơn can đảm; điều gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, Ngài sẽ làm lại, là giúp chúng ta vượt qua sự chết để sống lại; vượt qua chán nản để dến hy vọng; vượt qua bóng tối âm u do chúng ta gây nên để đến ánh sáng chỉ có Thiên Chúa mới ban cho chúng ta.

Khi chúng ta họp nhau cho bữa ăn "gia đình" và kể lại câu chuyện Vượt Qua mới của chúng ta qua Chúa Giêsu, thánh Gioan nhắc chúng ta nhớ là nên nói hết toàn câu chuyện. Trong câu chuyện, thánh Gioan kể với ý nghĩa vượt qua, chúng ta nghe chúng ta là ai. Câu chuyện liên kết đến Chúa Giêsu, kể cả việc rửa chân cho các môn đệ. Việc rửa chân là việc chính của câu chuyện thánh Gioan. Có cộng đoàn tín hữu dùng khăn, chậu và bình nước như biểu hiệu. Có nhà thờ có hình trên cửa kính hay tranh vẽ các biểu hiệu này trên tường. Không cần phải vẽ Chúa Giê su hay các môn đệ trong khung cảnh. Các biểu hiệu cũng đủ để nói lên câu chuyện. Đó là dấu chiến đấu của Kitô hữu. Dấu hiệu đó liên kết chúng ta với gia đình Kitô hữu trong quá khứ và trong hiện tại. Thời trước dấu hiệu chiến đấu trình bày gươm và giáo, cờ và pháo đài. Thời bây giờ các dấu hiệu quân sự hoá trông rất rõ ràng, in vào bên cạnh xe thiết giáp, hay tàu chở máy bay, hay trên hỏa tiển và máy bay chiến đấu. lúc này chúng ta thường thấy nhiều thứ dấu hiệu quân sự khác nữa.

Có những bữa ăn trịnh trọng, người tôi tớ phải làm việc rửa chân. Trái lại, Chúa Giêsu tự làm việc tôi tớ đó và rửa chân cho các môn đệ Ngài. Ngay lúc các môn đệ đang ăn uống nơi bàn tiệc đặc biệt, thì Chúa Giêsu làm họ ngỡ ngàng. Những tham vọng hay cố gắng đưa các môn đệ lên cấp bậc cao hơn làm cho họ ngại ngùng. Chúa Giêsu nói vói các ông: môn đệ nào lãnh phần cao thì hãy sẵn sàng lấy bình nước, chậu và khăn để rửa và lau chân cho người khác. Một người có thể mất danh giá vì rửa chân cho người khác. Đúng thế, họ có thể có một danh giá khác, họ có thể được người ta biết họ là môn đệ của Chúa Giêsu.

Dấu hiệu quân sự của chúng ta không phải là loại binh khí và cũng không phải là dấu hiệu chứng tỏ uy lực. Trái lại, dấu hiệu đó là cái khăn, cái chậu và bình nước. Chúng ta không vẽ dấu hiệu này trên bao gươm. Các môn đệ Chúa Giêsu vẽ dấu hiệu này trên trái tim của họ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


Holy Thursday (A) -
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15

The readings are of a piece for this special evening, they are about meals. Which gets me thinking about meals. First of all – ordinary daily meals. Family meals, where all are seated around the same table, are becoming an extinct reality due to the daily press of work and after-school activities. These days, modern families consider themselves lucky to have weekend meals together and, at that, maybe only one. During the week fast food restaurants are often the places for a quick supper with the kids. For single-parent families sometimes a meal at Mc Donald’s is the only way for the family to eat together at a reasonable hour (and price) to allow time for homework and housework afterwards.

Wherever we are, we bring a lot to the table when we share a meal with family and friends. It would take a skilled psychologist to map out the interactions. We come to meals with an array of emotions: workday satisfactions and frustrations; school and playground achievements and failures; love and tensions between spouses and siblings; fatigue and high energies. We so rarely have leisure at these meals. There’s the need to eat, clean up, do homework or housework and then to bed for not-enough sleep. I can remember another time that seems other-worldly or lost in the mist of times gone by. We ate together every night, weekdays and weekends. My mother didn’t work outside the home; my father was at the table for dinner. It was at those meals that I heard the stories of the family, past and present. At that table we became family, for we heard the same stories and ate the same food passed down from the "old country."

As a preacher I am cautious to talk about such meals from a past age, when things weren’t as rushed and families had more time together. Such meals may seem very foreign to a modern congregation. But even in a fast-food world, we still have occasions for special meals together. Easter, just a couple days away, may be such an occasion; as well as Memorial Day and the Fourth of July (meals together don’t only have to be indoors), birthdays, anniversaries, First Communion and Confirmation meals, wedding anniversaries, etc. At some of these meals there are links with today’s scriptural meals. These special meals become occasions to set a table, light candles, have favorite foods (at a recent five-year old’s birthday party the child requested chicken nuggets and chocolate cake). On such occasions, time allows for stories, past and present. Again the next generation hears the family stories, eats the family’s unique foods and so becomes more embedded and aware—"this is my family".

These celebrational meals help us appreciate today’s scriptural ones. The Exodus reading tells of the Passover meal. In some ways the first Passover meal had a lot in common with modern meals. It was an eat-and-run meal. Those eating were dressed and packed for travel. They must have brought different and deep emotions to the meal. They were worn out by their Egyptian slavery, yet they couldn’t acquire their own freedom by themselves. They must have been apprehensive; would God really be able to get them out? And once away from their slave masters, would they survive the long trek across the dessert? Suppose they perished in the desert, or were caught by their pursuers? Surely the Egyptians wouldn’t let them go without a struggle. If they were caught, what punishment would they receive? Some at the meal would have had second thoughts about this venture and may have argued to stay put and live with "the devil we know." There would have also been those who were filled with excitement – God was coming to help them--- finally freedom! But this was not a once-only meal; the Jews are instructed to celebrate again; it is a "memorial feast for you, which all your generations shall celebrate with pilgrimage to the Lord, as a perpetual institution."

Future generation s would eat this meal of lamb, unleavened bread and bitter herbs. The family story would be repeated. They would tell of past deliverance; but speak in the present tense, "Why is this night different from all others?" What new slaveries, addictions, fears and dreams of liberation would succeeding generations bring to this table? If God could free their ancestors, trapped in a far-off slavery, then God could do it again and lead a new generation, step by step to freedom.

Paul reminds us of the new table story and meal being handed on to us. The story and meal are both past and present. We remember the life and death of the One who also provides this meal for us. What do we bring to this meal tonight? Our world is so troubled and fears crowd our thoughts around the table. What modern slaveries tie us up, or keep us imprisoned? What current world powers and decisions cause us to feel passive, impotent, profoundly affected – yet unable to control our destinies? What is our personal "Egypt," our place of captivity? Paul reminds us how we were delivered by the broken bread and poured-out life of Jesus. We remember and are given courage; what God once did for us, God is doing again: helping us pass over from death to life; from despair to hope; from the darkness of our own making, to the new light that only God can provide.

When we gather for our "family" meal and tell the story of our new Passover in Jesus, John reminds us to make sure we tell the full story. In his account of the meal, with its Passover overtones, we hear who we are. The story that links us to Jesus, includes the washing of his disciples’ feet. The washing is a centerpiece of John’s narrative. There are Christian communities that use the towel, basin and pitcher of water as their symbols. Some churches have mosaics, or paintings of these three items alone. No need to paint Jesus or his disciples into the scene, the symbols speak for themselves. They are our Christian coat of arms; they link us to our Christian family past and present. Some ancient coats of arms have swords, castles and war banners. These days military coats of arms are very visible on the sides of Bradley mechanized vehicles, air craft carriers, missiles and war planes. We have seen a lot of our military coats of arms these days.

At formal meals the lowest slave would have been given the job of washing feet. Instead, Jesus takes the role of slave and washes his disciples’ feet. Just when the disciples were getting comfortable at a special meal, Jesus does something that really throws them off balance! Any strivings or ambitions to move up the discipleship ladder they might have had have just been turned on their ear. The "successful disciple," Jesus tells them, is one ready to take up pitcher, basin and towel to wash and dry feet. A person could lose one’s dignity washing feet! Exactly and they might gain another form of dignity, they might become known as companions of Jesus.

Our "coat of arms" is not the military type, nor does it depict the usual signs of power. Instead it depicts the towel, basin and pitcher of water. We don’t paint this coat of arms on swords and shields. The disciples of Jesus paint it on their hearts.