CÁC CÂU HỎI

Mục đích của các câu hỏi là trợ giúp các bộ phận “hữu quyền” thường lệ của Giáo Hội phát biểu cái hiểu của họ đối với thế giới người trẻ và lượng giá kinh nghiệm của họ về sự đồng hành ơn gọi, ngõ hầu thu lượm tín liệu để soạn thảo Tài Liệu Làm Việc hay Instrumentum laboris.

Để xem xét các tình huống đa dạng của các lục địa và vùng khác nhau, 3 câu hỏi chuyên biệt cho mỗi khu vực địa dư đã được chen vào sau câu hỏi 15, để phát khởi các câu trả lời từ các bộ phận của Giáo Hội biết quan tâm đến vấn đề.

Để làm dễ dàng công việc này và làm cho nó hợp luận lý, các bộ phận liên hệ được yêu cầu giới hạn câu trả lời của mình vào khoảng một trang cho câu hỏi về thống kê, một trang cho mỗi câu hỏi lượng định về tình hình và một trang cho ba câu hỏi về kinh nghiệm của các lục địa và các vùng. Nếu cần hoặc muốn, thì các bản văn khác có thể được đính kèm để hỗ trợ hoặc bổ túc cho nội dung của các câu trả lời.

I. Thu lượm thống kê

Nếu có thể, xin vui lòng cho biết nguồn của các thống kê và cả năm của chúng. Các tín liệu liên hệ khác có thể được đính kèm để hiểu rõ hơn tình hình của các nước khác nhau.

- Số dân cư trong nước hay trong các nước và sinh suất.
- Số và phần trăm người trẻ (16-29 tuổi) ở trong nước/các nước.
- Số và phần trăm người Công Giáo trong nước/các nước.
- Tuổi trung bình (trong 5 năm qua) để kết hôn (phân biệt giữa đàn ông và đàn bà), để vào chủng viện và đời sống thánh hiến (phân biệt giữa đàn ông và đàn bà).
- Trong nhóm tuổi 16-29, phần trăm sinh viên, công nhân (nếu có thể cho biết rõ loại công việc), thất nghiệp, những người xếp vào loại NEET (không giáo dục, không việc làm, không đào tạo).

II. Lượng định tình hình

a) Người trẻ, Giáo Hội và xã hội

Các câu hỏi sau đây nói đến cả những người trẻ đang tham gia các chương trình của Giáo Hội lẫn những người trẻ không tham gia hay không thích tham gia.

1. Giáo Hội lắng nghe cách nào các kinh nghiệm sống của người trẻ?
2. Ngày nay, đâu là các thách đố lớn và các cơ hội có ý nghĩa nhất dành cho người trẻ tại nước/các nước của qúy vị?
3. Loại và nơi tụ họp nào của giới trẻ, được định chế hay không, có lợi thế thành công lớn trong Giáo Hội, và tại sao?
4. Loại và nơi tụ họp nào của giới trẻ, được định chế hay không, đạt thành công hơn hết ở bên ngoài môi trường Giáo Hội? và tại sao?
5. Ngày nay, người trẻ thực sự yêu cầu gì ở Giáo Hội tại nước/các nước của qúy vị?
6. Đâu là các khả thể tham gia hiện có tại nước/các nước của qúy vị dành cho giới trẻ để họ tham gia vào đời sống của cộng đồng Giáo Hội?
7. Làm thế nào và bằng cách nào để tiếp xúc với những ngưới trẻ không lui tới với các môi trường của Giáo Hội?

b) Các chương trình mục vụ dành cho ơn gọi của người trẻ

8. Các gia đình và các cộng đồng tham dự ra sao vào việc biện phân ơn gọi của người trẻ?
9. Các trường học và các đại học hay các định chế giáo dục (cả của dân sự lẫn của Giáo Hội) đã đóng góp ra sao vào việc huấn luyện giới trẻ trong việc biện phân ơn gọi?
10. Qúy vị xem xét ra sao các thay đổi văn hóa mà việc khai triển thế giới kỹ thuật số đã mang tới?
11. Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới và các biến cố quốc gia và quốc tế khác đã trở thành một phần trong thực hành mục vụ thông thường như thế nào?
12. Các kinh nghiệm và diễn trình mục vụ dành cho ơn gọi của người trẻ đã được quan niệm ra sao tại giáo phận của qúy vị?

c) Các nhân viên mục vụ làm việc cho giới trẻ

13. Các giáo sĩ và các nhà huấn luyện khác đã dành bao nhiêu thì giờ và trong cách thức nào để cung cấp việc hướng dẫn thiêng liêng có tính bản vị?
14. Các sáng kiến và cơ hội huấn luyện nào hiện có sẵn dành cho những người cung cấp việc hướng dẫn ơn gọi?
15. Trong các chủng viện, việc hướng dẫn có tính bản vị nào đang được cung cấp?

d) Các câu hỏi chuyên biệt theo các khu vực địa dư

CHÂU PHI

a. Các kế hoạch và cơ cấu nào trong việc săn sóc mục vụ ơn gọi của người trẻ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của lục địa qúy vị?

b. “Làm cha thiêng liêng” có nghĩa gì tại những nơi người trẻ lớn lên mà không có hình tượng người cha? Đâu là việc huấn luyện đã được đưa ra?

c. Qúy vị thông đạt ra sao với người trẻ rằng họ rất cần trong việc xây dựng tương lai của Giáo Hội?

CHÂU MỸ

a. Cộng đồng của qúy vị săn sóc ra sao các người trẻ đang chịu cảnh bạo lực cùng cực (chiến tranh du kích, băng đảng, nhà tù, ghiền ma túy, hôn nhân cưỡng ép) và đồng hành với họ bằng nhiều cách như thế nào trong đời họ?

b. Việc huấn luyện nào đã được đưa ra để hỗ trợ việc làm cho người trẻ dấn thân vào xã hội và sinh hoạt dân chính, vì ích chung?

c. Trong một thế giới bị tục hóa cao độ, các sinh hoạt mục vụ nào hữu hiệu nhất để tiếp tục cuộc hành trình đức tin sau các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo?

Á CHÂU VÀ ĐẠI DƯƠNG CHÂU

a. Các cuộc tụ tập tôn giáo của những người không phải là Công Giáo tại sao và bằng cách nào đã lôi cuốn được người trẻ?

b. Bằng cách nào, các giá trị của nền văn hóa địa phương được phối hợp với giáo huấn Kitô Giáo, trong khi vẫn dành sự quan trọng cho lòng đạo đức bình dân?

c. Ngôn ngữ sử dụng trong thế giới người trẻ được hội nhập ra sao vào việc săn sóc mục vụ người trẻ, nhất là trong các phương tiện truyền thông, thể thao và âm nhạc?

ÂU CHÂU

a. Đâu là sự trợ giúp để người trẻ nhìn về tương lai một cách đầy tin tưởng và hy vọng, khởi đầu với sự phong phú của nguồn gốc Kitô Giáo Âu Châu?

b. Người trẻ đôi khi cảm thấy bị đẩy qua bên lề và loại khỏi môi trường chính trị, kinh tế và xã hội nơi họ đang sống. Bằng cách nào, qúy vị xem xét cảm thức phản đối để nó được biến cải thành việc tham gia và sự hợp tác?

c. Các liên hệ giữa các thế hệ vẫn còn hữu hiệu ở những bình diện nào? Nếu chúng không hữu hiệu, thì phải canh tân chúng ra sao?

III. Chia sẻ các sinh hoạt

1. Qúy vị hãy liệt kê ba loại sinh hoạt mục vụ chính trong việc đồng hành và biện phân ơn gọi trong tình thế hiện nay của qúy vị.

2. Qúy vị hãy chọn ba sinh hoạt được qúy vị cho là đáng lưu ý và có liên quan nhất để chia sẻ cùng Giáo Hội hoàn vũ, và trình bầy nó theo mẫu sau đây (không hơn một trang cho mỗi kinh nghiệm).

a) Mô tả: Trong một ít câu, qúy vị hãy mô tả khái quát sinh hoạt này. Ai là những người lãnh đạo? Sinh hoạt này diễn ra cách nào? Ở đâu? v.v..

b) Phân tích: Qúy vị hãy lượng định sinh hoạt, ngay bằng các hạn từ của người bình thường (layman), để hiểu tốt hơn các yếu tố quan trọng: đâu là các mục tiêu? Đâu là căn bản lý thuyết? Đâu là những cái nhìn thấu suốt đáng lưu ý nhất? Chúng được khai triển ra sao? v.v…

c) Đánh giá: Đâu là các mục tiêu? Nếu không đạt được, thì tại sao? Các điểm mạnh và các điểm yếu? Đâu là các hậu quả trên các bình diện xã hội, văn hóa và Giáo Hội? Tại sao và bằng cách nào sinh hoạt lại quan trọng/có tính huấn luyện? v.v..