Đức Giáo Hoàng đang dạy chúng ta gì hôm nay ?

Câu trả lời của nhà truyện ký thời danh của Đức Gioan-Phaolô II « Chứng nhân của Hy Vọng ».

Roma, ngày 18/12/2004 (Zenit) - Những vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng đã gây ra ảnh hưởng nào cho triều giáo hoàng của Ngài? Đó là câu hỏi mà hãng thông tấn Zenit đã đặt ra cho ông George Weigel, tác giả của cuốn truyện ký rất thời danh về cuộc đời của Đức Gioan-Phaolô II nhan đề « Chứng nhân của hy vọng», nhân dịp mừng 26 năm việc tuyển chọn Karol Wojtyla lên ngai tòa Phêrô.

Zenit : Những vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng đã ảnh hường đến triều giáo hoàng của Ngài trong những năm qua thế nào ?

George Weigel : Tôi tin rằng nỗi đau đớn của vị giào hoàng đã ghi khắc đặc tích Tin Mừng của triều giáo hoàng của Ngài. Câu khôn ngoan nhất chưa bao giờ được viết ra về Đức Gioan-Phaolô II có lẽ là câu của phóng viên người Pháp, Ông André Frossard, đã viết cho nhật báo của Ông ở Paris, nhân ngày đăng quang của triều giáo hoàng : « Đây không phải là một vị giáo hoàng của Ba Lan. Nhưng là một vị giáo hoàng của xứ Galilêa ».

Thế giới bây giờ đang nhìn ngắm vị « giáo hoàng xứ Galilêa » này đang cai trị Giáo Hội, không phải từ một ngai vàng nhưng từ con đường thánh giá, từ đồi Calvariô. Trong khi mời gọi Giáo Hội và thế giới cùng đi « đường thánh giá » với Ngài, Karol Wojtyla vẫn tiếp tục rao giảng về Chúa Giêsu Kitô đến cùng ».

Zenit : Trong một thế giới khó mà có thể chấp nhận bệnh tật và đau khổ, chúng ta có thể rút được bài học nào về cách thế đức giáo hoàng đang sống với những hạn chế về thể lý của chính Ngài như thế nào?

George Weigel : Đức Giáo Hoàng dạy cho thế giới rằng không có một hữu thể nhân loại nào là đồ bỏ cả. Hết mọi con người đều có giá, một giá trị vô cùng, từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên của thân xác.

Nguyên cái chết của Christopher Reeve ou Michael J. Fox đủ đề khuyến cáo chúng ta về việc nghiên cứu những tế bào gốc đang hủy hoại các phôi thai ? Tại sao chúng ta lại không nhìn vào Đức Gioan-Phaolô II, Ngài đã không tự thích nghi những xác tín của Ngài theo với tình trạng cá nhân của Ngài sao? Lời chứng của Ngài cho chân lý lại kém hiển nhiên và không đủ mạnh mẽ như lời chứng của những người khác sao?

Zenit : Theo Ông, việc nhìn thấy Đức Giáo Hoàng phải tự di chuyển trên xe lăn có hiệu quả nào trên Giáo hội và trên thế giới thế nào? Sự việc đó có hệ lụy gì đến cái nhìn của họ về quyền bính giáo hoàng và cái nhìn của họ về chính mình ?

George Weigel : Một trong những tước hiệu lâu đời nhất của các đức giáo hoàng là «servus servorum Dei » : đầy tớ của các đầy tớ Chúa. Giáo Hội và thế giới nhìn thấy một vị giáo hoàng đang tận hiến cuộc đời của Ngài đến hơi thở cuối cùng, để phục vụ chân lý, trên những chân lý này ngài đã đặt nền móng cho cuộc đời của Ngài. Chớ gì toàn thể giáo hội hãng theo gương bắt chước chứng từ này để ra tay hành động hiến mình như vậy.

Zenit : Ông có thể nhắn nhủ gì đối với những người nghĩ rằng đức Gioan-Phaolô II đang có ý định từ chức ?

George Weigel : Tôi đề nghị với họ nên nghe lại chính lời của vị giáo hoàng này. Ngài đã nói nhiều lần rằng Ngài sẽ từ giã gánh nặng này khi nào Thiên Chúa cất khỏi cho Ngài.

Zenit : Với tất cả những sáng kiến như Năm Mân Côi, Năm Thánh Thể v.v… Có phải sắc thái chính của triều giáo hoàng này đã đổi thay?

George Weigel : Tôi không tin như vậy. Việc ưu tiên hàng đầu vẫn là tân Phúc Âm hóa như là câu trả lời của Giáo Hội trước cơn khủng hoảng của nền văn minh thế giới thời đại chúng ta. Nhưng người ta có thể nói rằng hiện đang có chiều hướng đào sâu tâm linh của ưu tiên hàng đầu này.

Vì nếu như công cuộc tân Phúc Âm hóa mà không ăn rễ sâu trong cầu nguyện, chắc không thể thành công được. Giáo hội đem Tin Mừng vào thế giới qua cảm nghiệm Thánh Thể là bí tích ban sự sống và qua những tiết điệu bình thường hàng ngày của lời cầu nguyện của mình.

Zenit : Người ta có cảm tưởng rằng ngày nay người ta chú ý đến khía cạnh huyền nhiệm của Đức Gioan-Phaolô nhiều hơn, đang khi đó trong những năm đầu tiên, người ta quan tâm đến khía cạnh làm lay động thế giới trên bình diện chính trị toàn cầu?

George Weigel : Cả hai chiều hướng đều luôn hiện diện. Con người mà chúng ta nhìn thấy hôm nay, đang cai trị Giáo hội từ đồi Calvariô, cũng chính là vị đã đóng vai trò chủ chốt trong việc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Âu Châu. Hoạt động của vị giáo hoàng trong vai trò lãnh đạo giáo hội luôn khắc ghi sâu thẳm qua đời sống nội tâm phong phú và đa diện của Ngài.