10. Sinh thái

35. Sự giảm sút về môi trường ở Á Châu cũng tác động đến các gia đình Á Châu theo chiều hướng tiêu cực. Sự cân bằng sinh thái lâu dài phải hy sinh cho lợi ích kinh tế trước mắt trong nạn phá rừng và tiêu hủy nguồn nước một cách có hệ thống và đôi khi không kiểm soát được. Hạn hán và lụt lội thường là hậu quả của những tàn phá như thế và năng suất sản xuất nhờ vào đất đai cũng bị thay đổi. Năng suất nông nghiệp của các gia đình nông thôn vì thế cũng suy giảm đáng kể. Ở các vùng thành thị Á Châu, sự thoái hoá môi trường diễn ra theo một hình thức khác. Ô nhiễm không khí và việc quản lý chất thải kém hiệu quả là những vấn nạn chính và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh về hô hấp, đặc biệt ảnh hưởng đến các gia đình nghèo ở thành thị, làm giảm thiểu chất lượng cuộc sống của họ.

11. Những chương trình Dân số

36. Các chương trình dân số của chính phủ đặc biệt nhắm đến các gia đình nghèo. Mục tiêu trên hết, thường được khẳng định là vì một dân số khoẻ mạnh và sự giảm bớt dân số để đương đầu với sự suy giảm của việc sản xuất lương thực thực phẩm. Những luận điểm về ngày tận thế của những người theo thuyết Malthus vẫn là tư tưởng chính thức của nhiều chính phủ mặc dù những quan điểm có cơ sở khoa học khác của các nhà kinh tế học xem các luận điểm đó căn bản chỉ là chuyện hoang đường và nó bị bác bỏ dần dần do các xu hướng về dân số và sản xuất lương thực trong ba thập kỷ qua.

37. Những chương trình chính trị và kinh tế của các nước phát triển liên quan đến dân số của các nước nghèo dường như không được biết đến. Rõ ràng rằng, viện trợ nước ngoài dành cho phát triển bắt buộc các nước đang phát triển phải luật hoá các phương pháp giảm bớt dân số. Các phương pháp này nhắm đến các biện pháp ngừa thai nhân tạo và hợp pháp hoá nạn phá thai, ít nhất là trong một số trường hợp nào đó. Trên cơ sở ý thức hệ trần tục hoá và tân tự do về sự phát triển kinh tế, rõ ràng các các biện pháp này cổ súy cho một “nền văn hoá sự chết”. Tâm lý ngừa thai và sự gia tăng vấn nạn quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới trẻ và sự lan rộng văn hoá trần tục trên toàn cầu không thể không có liên quan với nhau.

38. Hơn thế, các chương trình kiểm soát dân số tin rằng việc di dân của nhiều người Á Châu đến các quốc gia khác có điều kiện hơn được xem như là một đe doạ về kinh tế, thậm chí đe doạ về mặt an ninh. Mặt khác, nhiều quan sát viên Á Châu tin rằng khi nhắm đến người nghèo trong các chương trình giảm bớt dân số của chính phủ thì chính quyền đã chểng mảng và không còn quan tâm tới nhiệm vụ khó khăn hơn như cải cách cơ cấu và xã hội hướng đến giảm bớt đói nghèo, đòi hỏi sự công bằng hơn trong việc phân phối các nguồn tài nguyên và sự tiếp cận hợp lý hơn các thành quả của sự phát triển. Trái ngược với những điều trên, tình hình ở Nhật Bản và Nam Hàn, những nơi có tỷ lệ sinh sản rất thấp và dân số già đi, đang gây ra các vấn nạn chính về sự suy giảm lực lượng lao động và làm giảm giá trị các trợ cấp hưu trí công. Họ đang cố gắng gia tăng dân số [xem CBCK, IWP, trang 2; CBCJ, IWP, trang 2].

39. Thông qua các chương trình dân số của chính phủ và các phương tiện khác, các tổ chức hành lang đầy quyền lực có mối liên kết với các tổ chức quốc tế chính thức, các tổ chức tư nhân và các tổ chức có liên quan đến chính phủ ở các quốc gia Á Châu đang gây ảnh hưởng đến các chính phủ và công luận để họ chấp nhận những ý tưởng trần tục và tự do về đời sống con người, gia đình, trẻ em và hôn nhân. Vì thế, thời điểm của quan niệm về sự sống con người, sự chấm dứt sự sống của những con người chưa được sinh ra, hôn nhân nhân tự nhiên trong đó có người nam và người nữ và sự cam kết suốt đời, sức khoẻ của phụ nữ, ý niệm về “quyền con người” trên thân xác trong mối quan hệ lựa chọn con người - tất cả đều được định nghĩa lại. Ngày nay, những ý niệm triết học đó được giới thiệu vào tất cả các quốc gia Á Châu thông qua một bộ phận nào đó của các phong trào giải phóng khác nhau ở Phương Tây với những đối tác địa phương tương ứng, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và đi ngược lại hầu hết các học thuyết cơ bản của Giáo Hội.

12. Gia đình và HIV/AIDS

40. Nỗi ám ảnh HIV/AIDS ở Á Châu là một lý do khác để các chương trình dân số của chính phủ có cớ viện dẫn nhằm xoáy vào quan niệm “tình dục an toàn” và dùng đến biện pháp tránh thai nhân tạo. Vì thế, chiến dịch kiểm soát dân số biến đổi chiến lược từ vấn đề “tình dục an toàn” đối với sức khoẻ đến vấn đề chính trị với việc sử dụng cụm từ mơ hồ “quyền lợi về sức khoẻ sinh sản”. Bằng cách này, chiều kích luân lý của vấn đề đã bị bỏ qua một cách dễ dàng”.

41. Thực vậy, chúng ta cần phải thừa nhận rằng HIV/AIDS là căn bệnh đang tấn công nhiều quốc gia Á Châu một cách khốc liệt. Nó vẫn còn đang trên đà gia tăng với các dấu hiệu đáng lo ngại có thể trở thành thảm hoạ mang tầm vóc lịch sử đối với người dân Á Châu. Do đó, Giáo Hội Á Châu phải đương đầu với căn bệnh bằng các một số mặt trận mục vụ - về mặt y tế thông qua việc chăm sóc tình thương cho các nạn nhân HIV/AIDS và gia đình họ, về mặt chính trị thông qua việc ảnh hưởng có nguyên tắc đến các cơ quan lập pháp quốc gia, và về mặt tinh thần thông qua việc giảng dạy và cổ vũ không mệt mỏi các học thuyết luân lý của Giáo Hội, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội liên hệ đến các vấn đề về HIV/AIDS. Trong mỗi mặt này, các Gia đình Á Châu đóng vai trò chính yếu trong toàn thể Giáo Hội trong vấn đề nhận thức, cổ vũ và xúc tiến. Nhưng hơn cả việc đương đầu với vấn đề HIV/AIDS, các gia đình cũng phải đấu tranh với các vấn đề sức khoẻ khác có những hậu quả vừa về mặt luân lý và cả y tế nữa. Vì thế Giáo Hội bị thách thức để đưa ra các chăm sóc sức khoẻ thích hợp cho những ai vướng vào nghiện nghập.