Giáo Hội đề ra các nguyên tắc về hiện tượng di cư ngày càng gia tăng

NEW YORK, JUNE 19, 2004 - Làm cách nào để đối phó với làn sóng di cư ngày càng gia tăng, đó chính là vấn đề hiện đang được xem xét bởi các tổ chức quốc tế và Giáo Hội. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kofi Annan vào ngày 9 tháng 12 vừa qua đã thành lập một Ủy Hội Toàn Cầu về Nạn Di Dân Quốc Tế. Ủy Hội gồm 18 thành viên này hiện đang tiến hành những cuộc điều tra và sẽ nộp một bản báo cáo cho Tổng Thư Ký LHQ vào giữa mùa hè năm 2005 sắp tới.

Trang web của Ủy Hội giải thích rằng hiện thời đang có một sự phối hợp của nhiều yếu tố như: sự mâu thuẩn và bất ổn, khuynh hướng kinh tế và nhân khẩu toàn cầu, việc du lịch và thông tin dễ dàng, là những động lực lớn thúc đẩy dân chúng di dời. Mặc dầu các chính sách di cư của mỗi nước chủ yếu được đề ra dựa trên quyền lợi của riêng nước đó, thế nhưng ảnh hưởng của những chính sách đó đã có tác động ngược lại đối với những nước khác. Và chính vì lý do đó, các quốc gia luôn nổ lực để cải thiệnn sự hợp tác trong lãnh vực này.

Để có được một con số chính xác về những người di dân trên thế giới thì thật là khó khăn. Một con số chung được trích từ văn kiện của LHQ “Di Cư Quốc Tế Năm 2002”, được tính toàn vào năm 2000, thì có khoảng 175 triệu người, tức 3% tổng số dân số thế giới, hiện định cự tại nước ngoài. Hiện trạng di cư luôn là một trong những chủ đề được xem xét qua hội nghị hằng năm của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (viết tắt theo ten tiếng Anh là ILO), đã được tổ chứ từ ngày 1 đến ngày 17 tháng 6 vừa qua. Một cuộc họp báo vào hôm thứ Tư vừa qua đã loan báo răn2g hội nghị đã đem ra áp dụng một kế hoạch mới nhằm bảo đảm các điều kiện làm việc thật đứng đắn cho những thợ di cư trong nền kinh tế toàn cầu.

Ông Juan Somavia, Tổng Giám Đốc của ILO nói, “Di cư chính là một trong những vấn đề luôn gây tranh cãi hiện đang phải diện đối với thế giới ngày nay”. Kế hoạch hành động của ILO kêu gọi việc thiếp lập ra những chỉ dẫn về các vấn đề như cổ võ “chương trình di cư có kiểm soát” vì các mục tiêu có liên quan tới công ăn việc làm; việc cấp giấy phép và giám sát việc tuyển lựa và hợp tác với các cơ quan giao dịch cho những người thợ di cư; và ngăn chận hiện tượng lạm dụng, buôn lậu dân di cư và vận chuyển dân di cư một cách trái phép. Chương trình hành động của ILO cũng còn nhắm tới việc cổ võ các biện pháp nhằm đảm bảo rằng các thợ di cư được hưởng quyền lợi từ các điều khoản về các tiêu chuẩn lao động quốc tế có liên quan. Nó cũng còn giới thiệu những biện pháp nhằm đảm bảo rằng tất cả những người thợ di cư được hiến pháp về lao động của quốc gia đó cũng như các luật lệ về xã hội hiện hành bảo vệ.

Những Điều Lợi và Bất Lợi

Theo một báo cáo của ILO được xuất bản và ngày 12 tháng 5 vừa qua có nhan đề “Để Tiến Đến Một Thỏa Ước Công Bằng cho Những Người Thợ Di Cư trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu,” thì con số những người di cư đã tăng lên thêm khoảng 6 triệu người trong vòng một năm kể từ những năm 1990. Bản báo cáo cũng còn chỉ ra rằng: không phải hầu hết các quốc gia đều theo dõi hay báo cáo về những dòng chảy di cư lao động này. Nhưng nó ước lượng rằng ngày hôm nay, có khoảng hơn 86 triệu người di cư vì lý do kinh tế trên toàn thế giới, bao gồm khoảng 32 triệu người tại những vùng đang phát triển. Con số này có thể là không đúng cho lắm, bản báo cáo quan sát như vậy.

Đối với những nước tiếp nhận, những ảnh hưởng về kinh tế của việc nhập cư này là hoàn toàn có lợi. Những người mới đến làm hồi sinh lại hiện trạng dân số và kích thích sự tăng trưởng không bị lạm phát. Và ngược lại, những nước mà người di dân rời bỏ lại mất đi chất sám vì sự ra đi của những người thợ có tay nghề cao.

Theo ILO, gần 400,000 khoa học gia và kỷ sư từ những nước đang phát triển hiện đang thực hiện việc nghiên cứu và phát triển tại những nước công nghiệp. Ví dụ như, tại nước Jamaica và Ghana, số lượng các bác sĩ được đào tạo trong nước, phần lớn đang làm việc tại nước ngoài, hơn là tại chính hai nước này.

Nhưng những người di cư mang về một số lợi ích về kinh tế đáng kể cho những nước thuộc quê nhà của họ, vì họ gởi tiền về cho gia đình của họ. Dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới cho biết rằng khoảng 80 tỉ đô la được gởi về chỉ nội trong năm 2002 mà thôi. Vấn nạn được nhấn mạnh trong báo cáo của ILO ước tính là từ 10% đến 15% những người di cư không định kỳ. Bản báo cáo ghi nhận rằng những điều kiện làm việc dành cho những người thợ di cư này đôi khi họ bị bóc lột, bị kỳ thị và bị rơi vào tình trạng bài ngoại.

Con Số Những Người Tỵ Nạn Giảm Xuống

Một vấn nạn có liên quan tới tình trạng di cư đó chính là vấn đề của những người tị nạn. Có một số tin vui trong tuần này khi Cao Ủy Tị Nạn LHQ (viết tắt theo tên tiếng Anh là UNHCR) công bố vào hôm thứ năm rằng tổng số người tị nạn và những người bị đàn áp đã giảm xuống 17.1 triệu người trong năm 2003, ít ra đây là một con số thấp nhất trong gần một thập kỷ qua.

Theo con số thống kê cuối năm của năm 2003 được đưa ra bởi UNHCR, con số này đã xuống 18% so với năm 2002. Con số mới bao gồm cả 9.7 triệu người ti nạn (tức giảm 10%); 1.1 triệu người tị nạn trở về nước; 4.2 triệu người bị trục xuất ra nước ngoài; 233,000 người bị trục xuất trở về nước; 995,000 người tì tị nạn; và 912,000 thuộc thành phần khác, kể cả những người không còn tư cách công dân của bất kỳ nước nào.

Trưởng Cao Ủy Tị Nạn LHQ Ruud Lubbers nói sự giảm xuống đáng kể là do nhiều yếu tố, bao gồm cả việc gia tăng các nổ lực quốc tế nhằm kiếm tìm những giải pháp cho hàng triệu người rời bỏ quê hương bản làng và những công việc hiện đang được tiến hành bởi UNHCR và đối tác nhằm giải quyết những tình trạng tị nạn “dai dẵng/kéo dài” từ nhiều năm và thậm chí từ nhiều thập kỷ. Lubbers, đã nêu ra một cách cụ thể rằng, mức độ những người tình nguyện hồi hương trong suốt hơn hai năm qua đã gai tăng ngoài dự kiến. Có khoảng 3.5 triệu người tị nạn, hầu hết là những người Afghans từ Pakistan và Iran, đã hồi hương.

Tình Yêu Đối Với Những Người Di Cư

Vào ngày 14 tháng 5, Hội Đồng Tòa Thánh về Di Dân và Du Lịch đã xuất bản một Chỉ Thị / Chỉ Dẫn có tiêu đề là "Erga Migrantes Caritas Christi" (tức Tình Yêu của Chúa Kitô Dành Cho Những Người Di Cư).

Hội Đồng giải thích rằng mục tiêu chính yếu của văn kiện “là để đáp ứng lại những nhu cầu mới về mục vụ cũng như về mặt thiêng liêng của những người di cư, và xem việc di cư như là một khí cụ để đối thoại và để công bố sứ điệp của người Kitô giáo.”

Chỉ Thị quan sát rằng, đối với những người di cư, thì Giáo Hội luôn luôn suy tưởng về hình ảnh của Chúa Kitô khi Ngài nói, “Ta là một người lạ, và các anh/em đã đón tiếp Ta” (Mathêu 25:35). Nhưng, những người di cư còn hơn cả là những người hàng xóm láng giềng khi trái gió trở trời, Chỉ Thị nêu ra như vậy, “Người Kitô hữu khi nhìn một người ngoại quốc, không chỉ đơn giản nhìn xem họ như là một người hàng xóm, láng giềng, mà nhìn họ qua chính hình ảnh của Chúa Kitô, Người đã được sinh hạ nơi máng cỏ và chạy trốn tị nạn sang Ai Cập,” (xem Matthew 2:13). Chỉ Thị cũng còn chỉ ra rằng, “Việc đón nhận một người lạ theo cách này đích thực chính là bản chất của Giáo Hội để làm chứng về lòng thủy chung với sứ điệp của Tin Mừng.”

Nạn di cư đã đem đến cho những người Kitô hữu một số thách đố đáng kể. Người Kitô hữu được mời gọi để thi hành việc rao giảng Phúc Âm và tỏ bày tình đoàn kết, huynh đệ, cũng như là “để khám phá ra những giá trị thâm thúy được sẽ chia bởi các nhóm tôn giáo hay giáo dân để cùng nhau tiến đến một cuộc sống hòa điệu, nhịp nhàng.”

Khám phá mới đây nhất ghi nhận có sự hiện diện ngày càng gia tăng của những người Hồi Giáo, cũng như những người theo những tín ngưỡng khác, tại những quốc gia vốn có truyền thống là Kitô giáo, thì Chỉ Thị cũng nêu ra rằng, cần phải có những nổ lực lớn hơn nữa trong việc có được cuộc đối thoại liên tôn và huynh đệ. Chỉ Dẫn cũng còn bàn đến rất nhiều về khía cạnh nhân đạo, và đưa ra nhiều chi tiết về xã hội và mục vụ của Giáo Hội đối với người di cư. Chỉ Thị nói rằng, “Đặc biệt là tại các giáo xứ, cũng vì thế mà được mời gọi theo tinh thần của Phúc Âm để đón tiếp những người di cư dựa trên những sáng kiến về mục vụ gồm cả việc gặp gỡ và đối thoại với họ cũng như giúp đở các tín hữu hãy bỏ qua những thành kiến dị biệt.”

Thế nhưng phần quan trọng của Chỉ Thị có liên quan đến những thách đố về mặt thiêng liêng của những người di cư. Chỉ Thị nêu ra rằng, ngày hôm nay, thế giới đang phải diện đối với “hiện tượng đa tôn giáo và văn hóa, mà có lẽ nó chưa bao giờ phải đối diện trước đây.” Hội Đồng Tòa Thánh kêu gọi hãy “tôn trọng bản chất văn hóa qua cuộc đối thoại hổ tương.” Trong khi những người Kitô giáo được mời gọi để tôn trọng những nền văn hóa và tôn giáo khác, văn kiện cũng còn cảnh cáo rằng hãy tránh tạo ra những ngộ nhận trong những tình huống của sự đa dạng về tôn giáo. Các nhà thờ và những nơi thờ tự không nên được dùng bởi những thành viên của những tôn giáo không phải là Kitô giáo. Tại những trường học Công Giáo, các học trò không nên bị bắt buộc phải tham dự vào nghi thức phụng vụ Công Giáo hay thực hiện những hành động trái với nhận thức về tôn giáo của các em.

Đồng thời, Chỉ Thị cũng còn nhấn mạnh rằng, những trường học Công Giáo “không được phép làm mất đi bản chất Công Giáo của mình, và đối với những chương trình giáo dục có khuynh hướng về Kitô giáo khi các trẻ em của người di dân có một tôn giáo khác, cũng phải được chấp nhận và giảng dạy.” Chỉ dẫn cũng xem việc kết hôn giữa người Công Giáo và di dân không Công Giáo là không nên được chấp nhận.

Một phần của văn kiện nhằm thúc giục người Kitô hữu hãy rao giảng Phúc Âm cho những người di cư. Chỉ Thị giải thích rằng, sứ vụ của Giáo Hội không chỉ là mời gọi không thôi, mà còn gởi những nhà truyền giáo sang các quốc gia khác. Thêm vào đó, Chỉ Dẫn đưa ra cả việc “đi đến từng người để rao giảng về Chúa Giêsu Kitô, và qua Chúa Kitô và Giáo Hội, để mang mọi người cùng hiệp thông trong tình nhân loại.” Một sứ vụ có tầm quan trọng đối với việc gia tăng không ngừng những người di cư.