.Những người kitô hữu chung tiếng kêu gọi các nhà cầm quyền

VATICAN (ZENIT.org).-"Chúng tôi kêu gọi các nhà cầm quyền, những người sẽ đến dự lễ kỷ niệm vào ngày 6/6 trên những bãi biển Normandie, phải biết mình mang cũng một trách nhiệm như 60 năm qua: mang đến cho thế giới những phuơng tiện hòa giải và hòa bình", đó là những lời tuyên bố của những đại diện các Hội Đồng Giáo Hội kitô hữu tại Pháp, Đức, Grande-Bretagne, Canada, Hoa kỳ, trong bản tuyên bố chung được loan báo hôm Thứ Sáu 28/5 trên mang lưới Hội Đồng giám mục Pháp (www,cef,fr), nhân dịp sửa soạn lần kỷ niệm thứ 60 cuộc đổ bộ các đoàn quân đồng minh tại Normandie.

Balê, ngày 28/5/ 2004.

Việc cử hành kỷ niệm lần thứ 60 cuộc đổ bộ Đồng Minh tại Normandie là dịp may cho các Giáo Hội chúng tôi để nói lên lòng biết ơn cuả mình đối với tính anh hùng được thể hiện bởi những người đến giải thoát ách Nazi, và đối với con đường đã trải qua từ những ngày đen tối này trong Thế Chiến Thứ Hai. Việc những người đã bị lôi cuốn trong các trận đánh cay đắng đã có thể gặp được những con đường hòa giải và hòa bình, việc những đại diện của họ có thể hợp nhau, chung tất cả, trên những bãi biển xảy ra các trận chiến hôm qua, đáng được chào mừng bởi tất cả những kẻ muốn trong thế giới này để mình được Thiên Chúa hướng dẫn, Người là Đấng kêu gọi những con người làm người kiến tạo hòa bình.

Phải qua hai vụ xung đột thế giới để châu Âu nối lại với nền dân chủ và tuyên bố chiến tranh ngoài vòng pháp luật. Châu Âu đượcnhư vậy là nhờ tình liên đới đại-tây-dương, suốt trận Thế Chiến thứ Hai và chiến tranh lạnh, tình liên đới đó đã giúp châu Âu chống lại các thuyết độc tài đe dọa toàn thể lục địa. Châu Âu được như vậy là nhờ lòng can đảm và sự sáng suốt của những người từ năm 1945 đã chọn lựa theo phe hòa giải và hiệp nhất.

Sáu mươi năm sau khi kết thúc một trận chiến đã thấy các dân tộc châu Âu chạm trán nhau một lần nữa, châu Âu mới được qui tụ chung quanh những giá trị của mình có tên là tự do, liên đới và hòa bình. Những giá trị này, đã cho châu Âu vượt qua những chia rẽ hôm qua và dấn thân trên con đường hiệp nhất của mình, hôm nay phải được chia sẻ với một số đông hơn nữa trong một thế giới phân chia giữa những kẻ giàu và người nghèo, một thế giới còn bị thương tích do quá nhiều lò chiến tranh.

Chúng tôi kêu gọi các nhà cầm quyền sẽ họp vào ngày 6/6 trên những bãi biển Normandie biết mình được trao cho cũng một trách nhiệm như cách đây 60 năm: mang đến cho thế giới những phương tiện hòa giải và hòa bình. Những phương tiện này gồm có sự ủng hộ các cơ chế quốc tế phát sinh từ chiến thắng 1945, những cơ chế khuyến khích sự hoà giải, sự chấp nhận những chính sách kinh tế bênh vực công lý, và sự phát huy các quan niệm hòa bình.

Ký Tên

Hội Đồng các Giáo Hội Kitô Giáo tại Pháp (CECEF)

Các đồng-Chủ tịch

Các Giáo Hội tại Anh Quốc và Ireland, (CTBI)

Tổng thư ký, Dr David Goodbourn

Arbeitsgemeins chaft Chrislicher Kirchen (ACK)

Chủ tịch, Dr Walter Klaiber,

Hội Đồng các Giáo Hội Canada(CCC)

Tổng Thư ký, Rev. Dr Karen Hamilton

Hội Đồng Quốc gia các Giáo Hội Chúa Kitô tại USA (NCCCUSA)

Tổng Thư Ký, Rev.R.W.Edgar

Hội Đồng các Giáo Hội Kitô Giáo tại Pháp qui tụ các Giáo Hội Tin Lành, Công Giáo và Chính Thống Giáo tại Pháp. Các đồng- chủ tịch là Mục sư Jean-Arnold de Clermont, Chủ tịch Liên đoàn tin lành của Pháp, Mgr Jean -Pierre Ricard, Chủ tịch Hội Đồng giám mục Pháp, Mgr Emmanuel, Chủ tịch Hiệp Hội các giám mục Chính Thống Giáo tại Pháp.

Hội Đồng các Giáo Hội Kitô Giáo tại Grande-Bretagne và Irlande qui tụ 32 Giáo Hội hay Hội đồng các Giáo Hội có Giáo Hội Anh, những Giáo Hội tin lành chính, Giáo Hội Công Giáo, các Giáo Hội Chính Thống Giáo và copte Chính Thống Giáo, và 30 Hiệp Hội.

Hội Đồng Quốc gia các Giáo Hội Kitô Giáo Đức qui tụ 16 Giáo Hội có Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội tin lành Đức và Giáo Hội Chính Thống Giáo cũng như 4 Giáo Hội liên hiệp.

Hội Đồng Canada các Giáo Hội, đại diện 19 Giáo Hội thuộc những truyền thống anh Giáo, Chính Thống Giáo, tin lành và Công Giáo.

Hội Đồng Quốc Gia các Giáo Hội Chúa Kitô của USA gòm có 36 đoàn thể các Giáo Hội theo những truyền thống anh Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành. Những Giáo Hội này qui tụ 50 triệu người trong hơn 100.000 cộng đồng địa phương.