□ Nguyễn Trung Tây
Con Trời Dựng Lều



Em gửi tôi tấm thiệp in hình hang đá với hàng chữ, “Merry Christmas!”

Em đưa lên FaceBook nhiều tấm hình chụp xứ đạo hoặc góc phố tưng bừng dựng hang đá và cây thông mừng Giáng Sinh ở Mỹ, Việt Nam, Hòa Lan, Ba Tây, và nhiều nơi khác trên thế giới.

Em phóng lên FaceBook đoạn phim quay phố lớn Sydney, nhà thờ chánh tòa St. Mary về đêm chiếu sáng mặt tiền những phiên bản Mẹ bồng Hài Nhi rõ từng nét. Trời đêm đen mùa hè Nam Bán Cầu tháng 12 hóa ra phông nền tô thêm đậm hình Con Trời.

Nhìn thiệp Giáng Sinh, hang đá muôn mầu sắc, hình Con Trời ngủ say, ngôi sao rực rỡ và cây thông chớp sáng, tôi xôn xao bởi lại thêm một lần nữa, mùa Con Trời Dựng Lều lại về.

Giáng Sinh định nghĩa trọn vẹn trong một câu thật ngắn, “Và Ngôi Lời đã thành người, và định cư giữa chúng ta” (John 1:14). Định cư hay đúng nhất là dựng lều/σκηνόω/skê-nó-ô, động từ tác giả sử dụng trong văn bản nguyên thủy (tiếng Koine). Động từ dựng lều lấy từ hình ảnh dân du mục Do Thái trong sa mạc skê-nó-ô, dựng lều; và Giavê Thiên Chúa skê-nó-ô ở ngay giữa những lều du mục. Trong suốt một chặng đường sa mạc, Giavê Thiên Chúa luôn luôn dựng lều và đồng hành chia sẻ buồn vui với dân du mục. “Và Ngôi Lời đã thành người, và dựng lều của Ngài giữa chúng ta,” ý nghĩa đích thực của câu văn bất hủ. Từ thiên đàng, Con Trời từ bỏ thiên tính, và Ngài ngài xuống trần thế làm người. Trần gian dựng lều để sống cuộc đời lữ hành, Con Trời cũng thế, Ngài dựng lều, sống như mọi người và đồng hành cùng mọi người. Bởi thế, ngay từ thiên niên kỷ đầu tiên, bài ngợi ca Con Trời Dựng Lều đã xuất hiện,

Đức Giêsu Kitô,

tuy là Thiên Chúa,

nhưng không nhất quyết duy trì

địa vị ngang hàng

với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn

trút bỏ vinh quang,

mặc lấy thân phận nô lệ

trở nên giống phàm nhân,

sống như người trần thế (Phil 2:6-7).


Em đi du lịch tới Thái Lan, bay qua Na Uy, ghé vào Úc Châu. Em đi nhiều lắm. Em chụp hình với học sinh thiểu số Thái Lan, em ngồi ngay giữa thổ dân Úc Châu. Ở đâu cũng thế, miệng em cười tươi. Em sống và đi làm ở Alice Springs gần hai năm. Em kiếm tiền, để dành. Về lại nước, em học tiếp hai năm còn lại. Có những lần tôi mang em vào sa mạc sinh hoạt mục vụ với thổ dân. Nhìn em cao lớn đứng phát bánh mì thơm ròn với những hạt mồ hôi lăn tròn trên khuôn mặt bởi trời nắng chói chang sa mạc, tôi biết em hạnh phúc, niềm hạnh phúc đơn sơ bởi được phục vụ. Trước khi chia tay về nước, tôi hỏi em có muốn sống ở vùng sa mạc hay không? Em không do dự, trả lời ngay, rất thành thực! Em nói em muốn dựng lều sống bên Úc, nhưng sống ở phố lớn Sydney hoặc thị trấn Melbourne, đường xá rộn ràng. Em nói người truyền giáo mới thích dựng lều sống với Thổ Dân vùng sa mạc.

Tôi không ngạc nhiên, bởi nhận xét của em đúng, thật sự ra rất đúng. Nhưng tôi nói với em, “Nếu phải dùng hình ảnh để so sánh, đừng quên Con Trời cũng đã từng dựng lều và sống giữa ‘Thổ Dân’ vậy thôi”.

Con Trời hồi đó dựng lều sống giữa người Do Thái, học hỏi văn hóa Do Thái, nói tiếng Do Thái, khoác vào người y phục Do Thái, ăn bánh mì Do Thái.

Ngài dựng lều-sinh ra ở Bethlehem, dựng lều-lớn lên tại phố nhỏ Nazareth, và dựng lều-chết đi lặng lẽ ở kinh thành Jerusalem.

Ngài, tuổi ấu thơ, cũng hốt hoảng trong đêm vội vã dựng lều-lên đường tỵ nạn.

Ngài dựng lều-học nghề tầm thường từ Bố Joseph thợ mộc.

Con Trời đồng hành với “thổ dân” thu thuế, giao tiếp với “thổ dân” gái giang hồ. Con Trời chọn sống đời sống tầm thường của những người tầm thường. Cả một đời sống dựng lều trên mặt đất, Con Trời sống với và sống y như mọi người dựng lều chung quanh. Ngài cười rạng rỡ trong tiệc cưới Cana với đôi vợ chồng không hề hay biết rượu nồng tiệc cưới đã bốc cạn khô! Ngài khóc với Martha bên ngôi mộ đá người thân! Ngài đồng hành và chăm chú lắng nghe tâm sự của hai người mất hy vọng trên đường Emmaus!

Hơn 30 mươi năm dựng lều dưới trần gian, Con Trời sống thiết tha với cuộc sống của một người dựng lều, và với những người mà Ngài được thiên đàng gửi tới. Con Trời gắn bó với những người dựng lều chung quanh lều của riêng Ngài. Ngài biết tên họ, bên ngôi mộ đá Con Trời gọi, “Lazarus,” tên của người đã chôn bốn ngày. Ngài biết họ nghĩ gì, trên sân đền thờ trước mặt người đàn bà và đám đông Con Trời nói, “Ai trong các ông nghĩ mình không có tội thì hãy ném đá người phụ nữ này đi?”

Con Trời tôn trọng văn hóa trần gian. Thật sự ra Con Trời yêu con người, và bởi yêu, Con Trời dựng lều sống với con người!

Nong Bua Lamphu, một vùng hẻo lánh đông bắc Thái Lan, nơi đó, Ngôi Lời Úc Châu dựng lều, sống phục vụ thiếu nhi, thiếu niên và người lớn, tất cả đều nhiễm căn bệnh hiểm nghèo Sida. Mùa Chay và Tuần Thánh năm 2015 tôi ghé vào Nong Bua Lamphu công tác. Đặt bước chân tới trung tâm Ngôi Lời, thoạt tiên tôi sợ, nỗi sợ bình thường của người chưa bao giờ giao tiếp với người mang trong máu siêu vi khuẩn Sida. Nhưng chỉ trong một thời gian thật ngắn, chứng kiến tu sĩ Ngôi Lời chăm sóc, vui đùa, rửa chân trong thánh lễ Tiệc Ly và đá banh trên sân cỏ với người nhiễm khuẩn Sida, mắt tôi mở ra, nỗi sợ tan biến. Tôi học theo tu sĩ Ngôi Lời, những nhà truyền giáo đã dựng lều sống bình thường với người Thái Sida từ những năm 1997. Nhìn những tu sĩ Ngôi Lời nói tiếng Thái, ngồi bệt dưới đất ăn thức ăn Thái cay cay giữa những người Thái, nước da tu sĩ thuả xưa trắng tươi giờ ngăm ngăm đen phong trần, tôi nghĩ tới cụm từ “Con Trời Dựng Lều”.

Tôi nói với em đêm Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thế giải nghĩa động từ Dựng Lều với trần gian; dựng lều là như thế, thiết tha với cuộc sống dựng lều, dù biết trước đoạn kết của cuộc sống dựng lều giữa đời sẽ chấm dứt trên đỉnh núi Sọ.

Là nhà truyền giáo, tôi ý thức với đời sống dựng lều của riêng mình. Người dân (không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, phái tính) nơi tôi được gửi tới là người để tôi dựng lều-sống với họ. Tôi phát triển khả năng đồng hành và lắng nghe để biết tâm tình của riêng từng người. Lều của họ và lều của tôi, chiều kích và nội thất tương xứng!

Giáng Sinh về! Nhìn hang đá, nhìn cây thông xanh ngăn ngắt vươn cao, nhìn đèn màu giăng mắc sáng rực phố phường, tôi xôn xao bởi biết Con Trời yêu tôi, một hạt cát tầm thường, một hạt bụi chấm nhỏ! Và bởi yêu tôi, Con Trời dựng lều sống thiết tha với túp lều nhỏ bé của một hạt cát tầm thường.

Giáng Sinh đã tới! Kính chúc tất cả độc giả của quán nước đầu làng một mùa Giáng Sinh rộn ràng niềm vui và tràn đầy bình an.

Nguyện cầu sinh nhật của hài nhi Giêsu hồi sinh tâm hồn của riêng từng người và mang tới nhiều niềm vui cho nhân loại.

Mong ước rất nhiều Năm Mới 2016 ban tặng thêm nhiều sức khỏe và thành công cho mọi người trong chúng ta.



God's Son Pitched His Tent


You sent me a card printed with nativity scene and the joyful greetings, “Merry Christmas!”

You posted to your FaceBook the many photos you captured nativity scenes and Christmas trees of parishes and streets in the US, Vietnam, Holland, Brazil and many other countries.

You uploaded to your FaceBook a video clip of St. Mary’s Cathedral in Sydney, magnificently illuminated with different images of the Madonna. The evening summer sky of the Southern Hemisphere in December became a huge backdrop for the stage that vividly displayed enormous images of God’s Son in brilliant lights.

Having received the Christmas card, seen the colourful nativity scenes decorated with bright stars and the twinkling and flashing lights on Christmas trees, and having mulled over the images of God’s Son in His heavenly sleep, the joyful spirit of Christmas slowly permeated my weary soul, for I was gently reminded that the Season of God’s Son-Pitching-His Tent has again come to the earth.

Christmas is defined in a short Biblical verse, “And the Word became flesh, and dwelt among us” (John 1:14). Dwelling or more accurately pitching a tent, σκηνόω/skēnóō, the verb that the evangelist employed in the Koine gospel. To “pitch a tent” is the verb rooted in the Biblical accounts related to the nomadic Hebrews in the desert who skēnóō /pitched their tents at resting places, and the Lord God also ἐσκήνωσεν/eskēnōsen/pitched God’s tent among the nomadic tents. Above all, during the desert period, God, through God’s own tent, journeyed with the nomadic Hebrews. The phrase, “And the Word became flesh, and pitched His tent among us,” therefore denotes a more accurate translation of this famous verse. Indeed, from heaven, God’s Son surrendered His divinity, and the Logos came down to the earth to become a man. As human beings pitched tents along their own pilgrimage journey, so did the Son; and God’s Son journeyed with all the human beings to whom He was commissioned. To reflect this profound theology, during the first century, the Christological hymn to praise God’s Son-Pitching-His Tent was composed and sung among the Christian communities,

Though he was in the form of God,
did not regard equality with God
as something to be exploited,
but emptied himself,
taking the form of a slave,
being born in human likeness.
And being found in human form (Phil 2:6-7).


Through your activities on your FaceBook, I know you travelled to Thailand, Norway, and Australia. You visited many countries in the world. You posted to the FaceBook the photos of you took with minority students in a cultural village in Thailand, and in the middle of the Indigenous in Central Australia. In all the photos, you appeared with a bright smile. You lived and worked in Alice Springs for almost 2 years. The money that you earned from your work you saved for your last two years in the university in your country. There were times I brought you along for the ministries with the Indigenous in the Red Centre. On one occasion I saw you, with sweat rolling down on your face due to the scorching heat of the desert, delivering bread to the Indigenous. I perceived your joy, the simple joy of serving. Before returning to your country, I asked you, “Would you like pitching your tent in the desert?” Very quickly you answered me, a very honest reply. You said,

“I’d like pitching my tent in Australia, but preferably in Sydney or Melbourne! Only missionaries would love to pitch their tents among the Indigenous in the desert.”

I was not surprised at your reply, for you were right; actually you were very right. Then I shared my own observation with you,

“Don’t forget that God’s Son had pitched his tent among the ‘Indigenous’.”

God’s Son indeed pitched His tent among the Jews, learnt the Jewish culture, spoke Aramaic, dressed in the Jewish clothes and enjoyed Jewish bread.

He pitched his tent in Palestine by being born in Bethlehem, brought up in an unknown town of Nazareth, and then died a tragic death in the city of Jerusalem.

At a very young age he pitched his tent in Egypt as a refugee.

He pitched his tent by learning the trade of his father Joseph, a carpenter of Nazareth.

God’s Son journeyed with the Indigenous tax collectors and sinful women. God’s Son chose to live a very ordinary life among the ordinary people. All of his earthly life, He pitched tent in the same way as those who pitched their tents in the village. He laughed with the newly wed couple who were not aware that the wedding wine had run out in the middle of the wedding banquet! He wept with Martha by the tomb of her brother! He journeyed with and listened attentively to the two despairing disciples on the Emmaus road!

For more than 30 years he pitched His tent on the earth, God’s Son lived passionately with the life of His own and with those to whom He was sent. God’s Son developed friendships with people who pitched tents next to His. He knew their names. In front of a tomb in Bethany He called, “Lazarus,” the name of His dead friend who had been buried for four days. He knew what people thought, that’s why on the Temple courtyard and in front of the adulterous woman and the crowd, he asked, “Let anyone among you who is without sin be the first to throw a stone at her?”

God’s Son respected people of the earth. God’s Son loved the people who live in this sinful world; and because of this agape, God’s Son pitched tent among them.

Nong Bua Lamphu, a rural area in northeast Thailand is an area in which the Divine Word Missionaries of the Australia Province have pitched their tents among the children, teenagers, and adults who are HIV positive. During Lent and the Holy Week of this year, I went to Nong Bua Lamphu for mission activities. As soon as I set foot in the SVD center, fear filled my mind, the fear of a person who has never had any contact with the people infected with this deadly virus. But, in a very short time, having witnessed how the SVDs cared for these people, how they washed their feet during the Holy Thursday Mass, and played soccer games with them, I was converted, I was actually granted new eyes, and the fear was gone. I really learnt from my fellow SVDs who have pitched tents in Nong Bua Lamphu since 1997. Seeing the SVDs talking in Thais, sitting on the ground while enjoying spicy Thai food with the people, their skin once light now turned dark brown, the phrase “God’s Son Pitched His Tent” permeated my mind.

I told you on Christmas night, the Word was born to explain to us the true meaning of the verb, to pitch a tent, which means to live passionately with the people, even though this kind of life for Jesus terminated on Golgotha.

Working as a missionary, I am also aware of my own pitching-tent life. People regardless of race, faith, gender to whom I am sent are the people that I pitch my tent among. I should be able to develop the ministry of being present to and the ability to listen to each individual. Their tents and my tent have to be the same.

Christmas has comes! Seeing the nativity scene, the Christmas tree, the Christmas lights that brighten up many houses and streets, I feel joyful, for I deeply acknowledge that God’s Son truly loves me, a tiny grain of sand, an insignificant being! But because of this love, God’s Son is willing to pitch His tent among the tiny tent of this grain of sand.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com