Đức Giáo Hoàng giúp nữ giới hiểu ơn gọi của mình

Helen Alvare nói về những sự lựa chọn nuôi nấng dạy dỗ con cái và những sự nghiệp

WASHINGTON - Đức Gioan Phaolô II đã thường nói về thiên tài nữ giới và vẻ đẹp của thiên chức làm mẹ-- một bà mẹ có ba con đã cảm kích và đưa ra cảm nhận của bà.

Bà Helen Alvare, một giảng sư tại Đại học Công Giáo Luật Khoa Columbus, chia sẻ với ZENIT về những huấn giáo của Đức Giáo Hoàng mang lại ý nghĩa cho việc làm của nữ giới tại gia hay ở cơ quan, và cuối cùng giúp họ hiểu rằng nuôi dưỡng con cái là một việc làm ưu tiên.

Bà Alvare người dạy luật gia đình mới đây đã viết một chương trong quyển sách "Những chủ đề trong Thần học về nữ giới cho Ngàn Năm Mới II" (Villanova University Press), do Cha Francis Eigo dòng Augustine xuất bản. Trước đây, bà đã từng là một phát ngôn viên văn phòng phò sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Bà có thấy một xu hướng xã hội của những người nữ với chức quyền cao bỏ nghề để ở nhà với con cái họ không?

Alvare: Tôi không thể nói tôi thấy một xu hướng như vậy, tuy nhiên tại Washington, D.C., nơi tôi sống, tôi có thể chỉ rõ những trường hợp có tính giai thoại đối với nữ giới nhất là được giáo dục hoàn hão và cả có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, họ đã thôi hẵn không nhận việc làm xa nhà hay là từ bỏ công việc đi làm hay những địa vị có uy tín hơn để dành nhiều thì giờ hơn cho con cái mình. Trên thực tế, tôi thấy phần lớn con cái chọn sống với mẹ trừ ra một số rất ít chọn sống với cha.

Tôi củng để ý nhiều người nữ sắp xếp điều đình với chủ mình, hay là lên một chương trình cho những công việc thường ngày của riêng họ, hầu đáp ứng những nhu cầu cho gia đình. Giờ giấc linh động, không làm trọn giờ, làm gia công và chia sẻ việc làm, mà tôi thấy đúng là một số sắp xếp mà nữ giới đang đeo đuổi.

Thực sự những người nữ đã chấp nhận gánh nặng thúc ép của các những người chủ hơn là một chương trình làm việc để cho phép các bà mẹ đặt con cái mình là công việc ưu tiên.

Đức tin đóng vai trò nào trong sự chọn của bà mẹ để ở nhà với con cái mình? Bà có nghĩ rằng huấn giáo của Đức Gioan Phalo II tác động đến những lựa chọn của nữ giới không?

Alvare: Đức tin có thể đóng một vai trò có ý nghĩa trong sự lấy quyết định của một số người nữ, Trong cả hai lãnh vực thế tục và tôn giáo ngày nay,

khái niệm thiên chức làm mẹ như là một ơn gọi quan trọng đối với hạnh phúc của con cái và xã hội đáng được đề cao.

Hơn nữa, Đức Gioan Phaolô II đã thực sự chú ý rất nhiều một cách lạ lùng đối với các vấn đề căn tính và vai trò phụ nữ trong thế giới ngày nay. Ngài đã giúp làm sống động cho người nữ có một cảm giác hãnh diện liên quan đến những vai trò chủ yếu trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái của họ. Ngài đã gọi sư đóng góp của họ là "không thể thay thế được" và đã trưng điều ngài gọi là "ưu tiên của họ" trong "trật tự tình yêu."

Được đi rất nhiều tại Hoa Kỳ trong 14 năm qua khi gặp gỡ và nói chuyện với hàng ngàn người Công giáo, tôi nghĩ là tôi có thể quan sát chính xác rằng nhiều người mẹ trong những năm nuôi nấng con cái và có khi đối với thiếu nữ còn trẻ, họ đã hoàn toàn lôi cuốn bởi những bài viết của Đức Gioan Phaolô II về ơn gọi làm mẹ.

Tôi tin Đức Thánh Cha đã đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc quyết định của một số nữ giới là họ phải gánh lấy nhiệm vụ làm mẹ với nhiều lòng nhiệt thành.

Đồng thời, những đại diện Tòa Thánh tại những hội nghị Liên Hiệp Quốc khác nhau, đã đưa ra một chương trình nghị sự về nữ giới, đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục người nữ, sự tiến tới có được những cơ hội thầu khoán và những vị trí ảnh hưởng chính sách công cộng,

Như vậy, một người nữ ngưng làm việc xa nhà hay không thì không quan trọng, nếu họ nghe theo những huấn giáo của Đức Gioan Phaolô II, họ phải hiểu ơn gọi hoàn hảo của mình, là nữ giới và làm mẹ, trong gia đình và nơi công cộng. Nữ giới cũng sẽ hiểu rõ phần ưu tiên trong việc dưỡng dục con cái.

Những yếu tố cụ thể nào là chìa khóa thúc đẩy nữ giới mau chọn lựa làm mẹ ở nhà?

Alvare: Điều này thực sự là một vấn đề tế nhị bởi vì có rất nhiều yếu tố cá nhân để chọn lựa như vậy.

Một số trong nhiều lý do tôi đã quan sát gồm có: sự tin tưởng rằng một bà mẹ tốt không thể nào bị xao lãng do những đòi hỏi của việc làm; một ý muốn có một gia đình đông con; kinh nghiệm hay sự tin tưởng cho thấy rằng làm việc xa gia đình không thoả mãn bằng việc làm của một người mẹ tại gia; và đó là sự thiếu vắng gắn bó ơn gọi thực sự so với bất cứ kiểu làm việc riêng biệt nào khác.

Một yếu tố tôi thấy thường được trích dẫn tuy là một kiểu cách giai thoại, là một sự thất vọng hay là sự tuyệt đối để có được thành công cho những nhu cầu đối với con cái cùng lúc đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi nơi sở làm.

Nhất là trong một thành phố lớn như Washington, những yếu tố ảnh hưởng như khoảng cách giữa công việc, trường học và nhà, mất nhiều thời gian di chuyển trên một xa lộ đông xe.

Một lý do khác thuờng được trưng dẫn không thể tìm kiếm công việc có đủ mức lương để lo phí tổn mắc mỏ khi gởi con đi làm, phí tổn dời chổ ở v.v. Và cuối cùng một hoàn cảnh một hoàn cảnh khác mà tôi nhận thấy đó là mức lương người chồng đủ cho phép người vợ chọn lựa từ bỏ công việc làm xa nhà để ở nhà nuôi con.

Tôi thiết nghĩ có thêm hai "yếu tố hậu trường" ảnh hưởng đến những quyết định của người nữ về công việc. Yếu tố thứ nhất là ý định tiếp tục của người chủ về "người lao công lý tưởng" đó lại là mẫu người không trách nhiệm chăm sóc con cái. Trong một nền kinh tế rất cạnh tranh, toàn cầu hóa, thì sự đòi hỏi phải có hiệu năng và số lượng cho nên đã dồn các bà mẹ bước đường cùng không còn đủ thời giờ dành cho con cái.

Thứ hai là nhiều nơi tôi thường kinh ngạc khi thấy xu hướng lôi kéo trong các chương trình huấn luyện hay sinh hoạt hàng ngày càng phải có dự tính nhiều hơn ngay cả áp dụng cho các con còn bé, nên đã không giúp thuyết phục một số bà mẹ rằng họ phải dành nhiều giờ hơn cần thực sự để đứa con mình.

Bà nghĩ sao hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh thiên chức làm mẹ và công ăn việc làm?

Alvare: Tới một phạm vị cho là một hiện tượng, trong một xã hội Mỹ trong đó đa số người mẹ cũng làm việc xa nhà, tôi nghĩ điều được diễn tả tốt nhất là hệ tại cả hai quyết định của những người nữ, hoặc là thôi việc làm xa nhà, hay là chấp nhận những vị trí ít ảnh hưởng lâu bền hơn để dành thời gian cho con cái nhiều hơn.

Hình ảnh thiên chức làm mẹ và việc làm sẽ bị những khuynh hướng này ảnh hưởng ra sao, thì xem ra tùy thuộc cách được giải thích.

Chúng có phải là hậu quả của một giải thích đạo đức, ví dụ, môt sự

trả lời đạo đức cho những nhu cầu không được đáp ứng của con cái không? Có phải chúng là một hiện tượng kinh tế, hậu quả của một việc làm khó khăn và của thị trường lương bổng, hay là những đặc ân có thể có được cách không tương xứng với địa vị sung túc không? Chúng có phải là những phản ứng chống lại một kinh nghiệm của sự :"đấu tranh quyết liệt" những con người chịu từ lâu không?

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng hình ảnh lâu nay của thiên chức làm mẹ và công ăn việc làm. Nó sẽ nảy sinh ra một vấn đề nghiêm trọng, nếu hoàn cảnh thực sự phát triển tới chỗ những người nữ bắt dầu biến mất khỏi lực lượng lao động, ngày càng đông-- kể cả rút khỏi những địa vị ảnh hưởng quan trọng tới chính sách công cộng và tương lai của chính phủ, doanh nghiệp, các phương tiện, giáo dục và các nghệ thuật.

Tương lai của tất cả những lãnh vực này sẽ được quyết định nhiều nhất bởi những kẻ không có trách nhiệm đáng kể đối với con cái chăng? Bởi những người nam và người nũ độc thân, và bởi những người nam có vợ mà vợ thực hiện hầu như lo toan tất cả việc chăm sóc con cái chăng? Tôi không nghĩ những dấu chỉ của thời đại nhằm tới một tương lai thể ấy.

Đúng hơn, xem ra những vấn đề mà các gia đình, các người chủ và các xã hội sẽ vật lộn với trong tương lai sẽ có nhiều sắc thái hơn. Đó là những vấn đề làm sao đồng thời tôn trọng quyền ưu tiên cho con cái, những mục tiêu ơn gọi của người nữ và những mục tiêu doanh nghiệp.