Ông Gerorges Boudarel là một sử gia đã viết nhiều sách về Việt Nam với những nhận xét rất tinh tế vì ông đã là một người cọng sản xác tín đi theo cọng sản Việt Minh trong thời kỳ chống Pháp, đã đào ngũ để cứu lấy mạng sống và sau cùng được chính phủ Pháp ân xá.

Cuộc đời của Boudarel là câu chuyện của một giáo sư dạy triết trẻ tuổi bị lôi cuốn theo trào lưu các biến cố thời cuộc khi được gởi đến dạy học tại trường Marie Curie ở Saigon vào năm 1950. Ông bỏ dạy học trốn ra bưng với Việt Minh, ông được đặt làm Phó Cai ngục trại tù 113, một trại tù giam giữ binh lính Pháp bị bắt làm tù binh.

Ông sinh năm 1926 tại Loire, đậu Cữ nhân Triết học, gia nhập đảng cọng sản Pháp năm 1947 và cùng năm đã đi tàu đến Saigon. Sau hai năm dạy học tại trường Trung Học Marie Curie, vào năm 1950 ông bỏ dạy học đi theo Việt cọng lúc mới 24 tuổi. Đời sống du kích trong bưng rất kham khổ và khó khăn, ông phải đi bộ để lên miền núi Việt Bắc.

Ông được Việt cọng gởi đến làm quản trại phó trại tù 113, ông phụ trách nhồi sọ lý thuyết cọng sản cho tù binh Pháp và kiểm soát tinh thần của họ, công việc này đã là đầu đề một cuộc tranh cải về tư cách của ông suốt trong ba thập niên tuy ông là một sử gia rất giỏi và đáng ngưởng mộ. Khi ông làm việc cho Cọng sản Việt Nam hằng ngày ông thấy những cảnh đấu tố dã man, những cảnh thủ tiêu những người dân vô tội như những cuộc cải cách ruộng đất, những cuộc thanh trừng đẩm máu năm 1955-56 tại miền Bắc, cuộc đàn áp bịt miệng các nhà văn trong Trăm hoa đua nở, hoa chưa chớm nở đã khô héo tàn tạ, chán chường và thất vọng ông đã bỏ trốn qua Prague.

Bị đảng Cọng sản Việt Nam kết án tử hình vì bất phục tòng và đào ngũ, Boudarel trở về Pháp quốc sau khi có lệnh ân xá. Một triết gia trở thành một sử gia chuyên về Việt Nam vì ông hiểu biết phong tục, tập quán và ngôn ngữ rất thành thạo. Ông đã thức tĩnh và đã dứng lên tố cáo chính sách của nhà cầm quyền Cọng sản Hà nội, lên án chính sách nhồi sọ lý thuyết cực đoan cọng sản. Trong năm 1975, ông là người đã bày tỏ cho thế giới biết chính sách tàn bạo của cọng sản là họ sẽ không cho thấy cuộc tắm máu các viên chức miền Nam, nhưng họ sẽ âm thầm bỏ đói và bắt làm những công việc nặng nhọc đến kiệt sức mà chết và xúi dục những người tù trong trại tố cáo và giết lẫn nhau một cách âm thầm mà thế giới bên ngoài không hề hay biết.

Dỉ vãng luôn ám ảnh sử gia, trong một cuộc thuyết trình tại Thượng viện về Việt Nam, ông Jean Jacques Beucler một cựu tù nhân tại trại tù 113 đã lên diển đàn kết án Boudarel và tỏ một thái độ khinh miệt ra mặt. “Tay anh đã dính máu, sự hiện diện của anh ở đây là một điều nhục nhã.” Tiếp theo là một chứng nhân khác là ông Claude Baylé cũng là cựu tù nhân trại 113 lên kể tiếp những nổi gian ác của chính sách cọng sản bằng cách bỏ đói để hành hạ thể xác, bắt buộc tự phê bình kiểm thảo để hành hạ tinh thần, xúi gịuc anh em tố cáo lẫn nhau để gây chia rẽ, nghi ngờ và làm mất tư cách đồng đội, tất cả đều do bọn cai ngục cọng sản lảnh đạo trong đó có Boudarel và ông đã chỉ thẳng vào mặt Boudarel và nói: “hắn là một người lý tuởng ư, không hắn chỉ là một tên hèn nhát!”

Tình trạng các tù binh trong trại 113 thật thê thảm, số tử vong lên rất cao, số sống sót còn lại rất ít oi được trao trả sau Hiệp định Geneva thật khủng khiếp không còn hình hài là con người. Vì đây là một cuộc chiến không theo công ước nên nước Pháp không thể đòi hỏi Việt cọng tôn trọng các điều khoản dành cho tù binh như các điều khoản tù binh theo công ước Geneva.

Boudarel vào năm 1991 đã phát biểu với báo Le Monde: “Tôi đã là một đảng viên cọng sản, bây giờ tôi thực sự hối tiếc một trăm phần trăm.”Kết thúc cuộc phỏng vấn Jean Pierre Elkabbach đã hỏi: Trong thâm tâm của anh, anh có thực là một người lý tưởng.. hay chỉ là một tên cọng sản khốn nạn.? Boudarel đã trả lời: “Không, tôi không là gì cả, thực sự tôi đã là một tên ngu đần!”(Trích báo Le Monde)