Hình ảnh Chúa Giêsu trong bốn phúc âm (2)

2. Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Matheo: bình an và hạnh phúc

Thánh sử Mattheo, còn có tên là Levi, Tông đồ Chúa Giêsu, là một nhân viên thu thuế trong xã hội Do Thái, và được chính Chúa Giêsu kêu gọi trực tiếp theo Chúa trong suốt ba năm Ngài đi giảng đạo. Vì thế , phúc âm Chúa Giêsu do Ông viết phản ảnh những điều chính ông đã nghe Chúa Giêsu nói, cùng mắt nhìn thấy những việc Ngài làm trong đời sống xã hội cũng như tôn giáo Do Thái lúc bấy giờ.

Ông viết phúc âm Chúa Giêsu dưới khía cạnh thần học Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng có gốc gác nguồn gốc là một con người từ dân tộc Do Thái. Vì thế, phúc âm của Ông bắt đầu với bài tường thuật gia phả thân thế dòng dõi của Chúa Giêsu bắt đầu từ tổ phụ Abraham cho tới Chúa Giêsu.

2.1. Thora : lề luật Do Thái giáo

Thánh sử Mattheo viết phúc âm Chúa Giêsu muộn hơn Phúc âm theo Thánh sử Marco. Có thể Thánh Matheo viết phúc âm vào khoảng thời gian từ năm 80. -90. SCGS (Sau Chúa giáng sinh).

Cộng đoàn xứ đạo của Thánh Mattheo sau khi Chúa Giêsu lên trời đã có tổ chức độc lập tách biệt khỏi Hội đường Do Thái giáo. Nhưng dẫu vậy Cộng đoàn cũng nhận mình là một thành phần của dân Israel. Thora của đạo Do Thái trước sau vẫn là sách lề luật hướng dẫn trong nếp sống thực hành đạo giáo ( Mt 5,17-19). Nhưng Cộng đoàn phải đọc suy hiểu Thora cách thức mới cùng khác trong việc áp dụng thực hành đời sống đức tin trong ánh sáng sứ điệp của Chúa Giêsu.

Và hai hiện tượng đã xảy ra trong cộng đoàn: sự lớn mạnh xa lìa với thuở ban đầu, và các cơ cấu cùng sự hội nhập trong đời sống xã hội thế giới. Do đó có sự suy giảm về sự tin tưởng và sự sống động. Nhất là lòng tin tưởng vào Chúa Giêsu biến dạng, nên có lẽ vì thế Thánh sử Mattheo nói đến „ những kẻ yếu lòng tin’ (Mt 6,30, 14,31).

2.2. Thầy dậy

Tác gỉa sách phúc âm về Chúa Giêsu viết như là Thầy dậy của Cộng đoàn. Ông nhắc bảo dứt khoát đến việc làm theo ý muốn Thiên Chúa cùng con đường dẫn đến Thiên Chúa Mt (7, 21, 12,50, 21,31). Vì thế hình ảnh Chúa Giêsu trong phúc âm theo Thánh sử Matheo hiển thị nổi bật là người Thầy dậy.

Sách phúc âm có năm bài diễn từ của Thầy dậy Giêsu nói trực tiếp với dân chúng, giáo lý của Chúa Giêsu trở thành hướng dẫn cho Cộng đoàn.

Bài giảng trên núi, còn gọi là Tám mối phúc thật trở thành chương trình giáo lý về đời sống thực hành giúp hiểu sống thành công theo ý Thiên Chúa muốn, mà đích điểm là có được hạnh phúc cho đời sống con người: phúc thay…(Mt 5,3-12).

Thánh ý Thiên Chúa người ta nhận hiểu biết đọc được trong Thora, nhưng Chúa Giêsu cắt nghĩa theo cách mới khác. Thánh sử Mattheo viết thuật lại Lời giảng dạy của Chúa Giêsu theo lối phản đề ( Mt 5,21- 48) với luật lệ trong Thora. Qua cung cách này Thánh sử Matheo đã phát triển một cung cách mới v35 sự hiểu biết cắt nghĩa Thora trong tương quan với uy tín quyền hành của Chúa Giêsu vượt trên cả Thánh Tiên tri Mose.

Sự công chính của Thiên Chúa trở thành nguyên lý ăn bản cho đời sống trong việc sống thực hành tình yêu thương trọn vẹn với người khác.

Sự dấn thân trong đời sống thực hành làm việc tốt lành bác ái phải là dấu chứng sự chuyên biệt của cộng đoàn.

Chỉ dẫn khuôn vàng thước ngọc: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.“ (Mt 7,12) là nguyên tắc căn bản cho việc thực hành sống đức tin. Điều này là sự thách đố đòi hỏi phải dấn thân, nhưng không là sự đòi hỏi qúa sức. Sự học hỏi nơi Chúa Giêsu thì tìm được bình an. Vì Ngài hiền lành khiêm nhường và ách của Ngài thiền nhẹ nhàng êm ái.(Mt 11,28-30).

2.3. Thời điểm sau cùng

Hình con người Chúa Giêsu được nói đến rõ ràng ở phần cuối phúc âm: 8 Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ (Mt 28,18-20).

Những lời này Chúa Giêsu nói trên núi, mà theo truyền thống là nơi chốn mặc khải của Thiên Chúa ngày xưa trên núi Sinai. Nhưng nơi đây Chúa Giêsu mặc khải về chính mình như là vị vua và thầy dậy thời điểm sau cùng (Mt 28,16-20).

Đang khi các Môn đệ còn hoang mang hoài nghi, Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện được Thiên Chúa trao cho trọn mọi quyền hành. Ngài trở thành niềm hy vọng và ơn cứu độ cho muôn dân với lệnh truyền: anh em hãy đi đến với mọi dân tộc. Lệnh truyền sứ mạng truyền giáo đưa các dân tộc ngoại giáo vào cộng đoàn Chúa Giêsu được cứu chuộc cùng với dân Israel.

Như thầy dậy với uy tín quyền hành, Chúa Giêsu cắt nghĩa rao giảng ý muốn của Thiên Chúa cho người Do Thái và cả cho người dân ngoại nữa.

Thánh sử Matheo kết thúc lịch sử đời sống Chúa Giêsu với lời đoan hứa, Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu luôn hiện diện, Đấng được loan báo là Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1,23).

2.4. Chiếc chìa khóa

Chúa Giêsu có trọn vẹn đầy đủ uy tín quyền hành cắt nghĩa luật lệ Thora luôn hiện diện sống giữa Cộng đoàn.

Nơi Mt 16, 19 Thánh Phero được trao cho chiếc chìa khóa nước trời cùng lời đoan hứa ủy thác cho trọn vẹn quyền hành cầm buộc và tháo cởi.

Nơi Mt 18,18 toàn thể Cộng đoàn nhận được trọn vẹn quyền hành này. Điều này dẫn đưa đến ý nghĩa: những thành phần trong cộng đoàn xứ đạo với trọn vẹn quyền có thể cắt nghĩa ý muốn của Thiên Chúa trong việc áp dụng vào đời sống thực hành cho riêng mình.

Như thế, chiếc chìa khóa trở nên hình ảnh dẫn đưa đến Thiên Chúa. Phero là người gìn giữ truyền thống cho Cộng đoàn xứ đạo. Một bên Cộng đoàn Giáo Hội sơ khai cùng tham dự vào giáo lý của Chúa Giêsu, và một bên đối diện với Cộng đoàn Hội đường Do Thái, khi diễn giải cắt nghĩa luật lệ Thora.

Học hỏi nơi Chúa Giêsu trong phúc âm theo Thánh Mattheo là tìm thấy bình an và hạnh phúc.

(Còn tiếp)

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long