Hình ảnh Chúa Giêsu trong bốn phúc âm

Chúa Giêsu sống trên trần gian nơi đất nước Do Thái 33 năm, và đi rao giảng giáo lý nước Thiên Chúa trong vòng 03 năm. Nhưng chính Ngài không để lại chữ viết bút tích nào.

Những nhân chứng sống động tai nghe Lời Chúa Giêsu giảng dậy, và mắt chứng kiến những việc Chúa làm là các Tông đồ. Các vị này cũng đã qua đời vào những năm 60. của thế kỉ thứ nhất sau Chúa giáng sinh (SCGS).

Như thế, Hội Thánh Chúa Giêsu thuở sơ khai từ thời điểm này không còn những vị lãnh đạo có uy tín quyền hành cùng gìn giữ truyền thống do Chúa chỉ định nữa. Đang khi những xứ đạo của những người tin vào Chúa Giêsu ngày càng lan rộng thêm ra, sinh hoạt độc lập riêng rẽ, và xa dần nơi chốn xứ đạo gốc khởi thủy hay gọi là xứ đạo mẹ.

Cũng vì thế, Hội Thánh lúc đó cần giáo lý của Chúa Giêsu viết ra thành văn bản. Có thế, đời sống đức tin tinh thần vào Chúa Giêsu mới có nền tảng đứng vững, cùng phát triển nối tiếp cho thế hệ trẻ sau các Tông Đồ.

Bốn sách Phúc Âm Chúa Giêsu do bốn vị Thánh sử Marco, Mattheo, Luca và Gioan lần lượt được viết ra để đáp ứng nhu cầu này.

Bốn Thánh sử viết Phúc âm Chúa theo văn hóa cùng sự suy nghĩ, tầm nhìn khác nhau về hình ảnh Chúa Giêsu cũng như những giáo huấn của Chúa, cùng theo hoàn cảnh địa lý lịch sử của cộng đoàn xứ đạo.

1. Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Marco

1.1. Theo chân Chúa.

Phúc âm Chúa Giêsu do Thánh sử Marco viết vào khỏang thời gian sau năm 70. SCGS. Như vậy là liền sau khi chiến tranh Do Thái và đế quốc Roma kết thúc vào quãng năm 66.- 70. SCGS. Hậu qủa là đền thờ Giêrusalem bị tàn phá.

Trước hoàn cảnh bị tàn phá cùng bị phân tán di cư lưu lạc gây hoang mang bất ổn trong đời sống, những người tín hữu Chúa Kitô lúc đó cần hơn khi nào hết sự bảo đảm an toàn và căn cước tính Kitô giáo cho nếp sống tinh thần đức tin của mình..

Thánh sử Marco đã viết trình bày căn cước tính đó qua hình ảnh Chúa Giêsu ngay từ đầu trình thuật phúc âm. Hình ảnh đó gợi lên cho mọi người, cho dù trong hoàn cảnh lịch sử thay đổi nào, bước tin theo Chúa Giêsu luôn luôn có đầy đủ ý nghĩa cho đời sống .

1.2. Con Thiên Chúa

Ngay khởi đầu phúc âm Thánh Marco đã viết về chương trình Chúa Giêsu„ Khởi đầu phúc âm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.“ (Mc 1,1). Và ý nghĩa con đường Con Thiên Chúa xuyên suốt cả sách Phúc âm.

Chúa Giêsu , Con Thiên Chúa là điều tin tưởng của cả thế giới thần linh biết đến. Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giordan do Thánh Giao tiền hô, cũng như khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor đều có tiếng vọng xuống từ trời cao nói cho mọi người Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (Mc 1,11, và 9,7). Rồi sau cùng, khi Chúa Giêsu chết trên thập gía một người lính canh xác nơi thập giá Chúa Giêsu cũng nói lời tuyên tín „ Qủa thật, Người này là Con Thiên Chúa.“ ( Mc 15,39).

Như thế, con đường Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, chính Chúa Giêsu khi còn sống trong ba năm rao giảng nước Thiên Chúa cũng không làm sao thuyết phục được ai, sau cùng dẫn người ta đến niềm tin vào Chúa nơi chân thập gía lúc Chúa Giêsu chịu chết trên đó.

Sau khi Chúa Giêsu sống lại, hình ảnh Chúa Giêsu Kitô , Con Thiên Chúa, đầy quyền năng vượt thắng cả sự chết mới bừng tỉnh sống động dậy. Và đó cũng là điều Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Marco muốn hướng dẫn những người tín hữu Chúa Kitô tìm đến con đường theo chân Chúa.

1.3. Phương diện chính trị

Sách Phúc âm và Con Thiên Chúa trong thế giới đế quốc Roma thời lúc đó là những ý tưởng hay sứ điệp tin tức mang đậm nét mầu sắc chính trị.

Các Phúc âm chất chứa ý nghĩa tin mừng, tin lành vào thời điểm hoàng đế Vespasian của đế quốc Roma năm 69. SCGS lên ngôi chấm dứt những cuộc nội chiến trong đế quốc.

Tước hiệu „ Con Thiên Chúa“ (latinh:. divi filis ) để chỉ tính chất của hoàng đế như là người con của vị thần minh. Và như thế cũng là người được tham dự vào quyền uy sức mạnh của các Thần thánh.

Từ tầm nhìn như thế, Chúa Giêsu nơi phúc âm theo Thánh Marco trở nên cạnh tranh , một hình ảnh trái ngược với hoàng đế Roma. Vì triều đại nước Thiên Chúa đang đến (Mc 1,15).

Nhưng đời sống Chúa Giêsu vẽ ra hình ảnh trái ngược với phúc âm theo hoàng đế suy tưởng. Chúa Giêsu là hình ảnh Con Thiên Chúa có uy quyền sức mạnh trên thần dữ qủy thần, mà chúng được gọi là „ Legion“ (Mc 5,1-20.)

Và nơi Cộng đoàn Chúa Giêsu Kitô, nhiều vị lãnh đạo thuở ban đầu muốn bác bỏ trật tự cai trị của xã hội do đế quốc Roma thống trị,. Nhưng Chúa Giêsu lại đưa ra hình ảnh quan điểm khác:„ Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em;44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người „ ( Mc10,42-44.)

1.4. Hình thể địa lý

Thánh sử Marco theo hình thể địa lý đã viết lịch sử về Chúa Giêsu trong tương quan mầu sắc nét thần học đạo đức.

Phần tường thuật phần thứ nhất của Phúc âm diễn ra ở vùng miền Galilea, miền Bắc nước Do Thái, nơi Chúa Giêsu loan báo triều đại nước Thiên Chúa đang đến cho dân chúng Do Thái, nhưng cũng cho những người không phải là người Do Thái sinh sống nơi đó đang lắng nghe chờ đợi (Mc 1,14-8,26).

Phần cuối của Phúc âm Thánh Marco vẽ ra tình hình hoàn toàn khác (Mc 11,1-15,47). Ở Gierusalem diễn ra tình hình đối đầu gữa Chúa Giêsu với những người cầm quyền Do Thái và Roma. Hậu qủa là Chúa Giêsu bị kết án, và bị hành quyết đóng đinh vào thập gía.

Phần giữa của Phúc âm trình bày con đường từ Galilea về Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu đi cùng với các mên độ, và ngài cắt nghĩa cho họ về ý nghĩa theo chân Chúa như thế nào (Mc 8,27/10, 52).

Ba lần Chúa Giêsu nói về sự đau khổ trên con đường này nơi Mc 8,31, 9,31 và 10,33 trình bày thách đố thử thách cho các Môn đệ của ngài: chỉ trong tương quan với đau khổ và sự chết người ta có thể hiểu được Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Thập gía, hình ảnh của sự đe dọa, thuộc về đời sống Kitô giáo, đồng thời cũng là niềm hy vọng về sự trợ giúp của Thiên Chúa và đời sống.

Căn cứ theo như thế, với Cộng đoàn Kitô hữu lúc đó theo chân Chúa Giêsu là bỏ mất những gía trị như nếp sống thành công trong bậc thang giá trị xã hội, được kính trọng nể vì, đời sống phúc lợi giầu sang .

Đối với sự đảo lộn chao đảo về gía trị hai thái cực Galilea và Giêrusalem đối diện với nhau. Gierusalem nơi là trung tâm của quyền lực về chính trị và tôn giáo thiếu vắng sự mặc khải của Chúa Giêsu về nước Thiên Chúa. Đang khi đó vùng miền nông nghiệp Galiea thì mở rộng cho giáo lý Chúa Giêsu về nước Thiên Chúa..

Thánh sử Marco trong phúc Chúa Giêsu nhấn mạnh đến khía cạnh theo chân Chúa: Ai muốn theo chân làm môn đệ Chúa Giesu, người đó phải học nhìn hiểu những sự việc trong đời sống dưới khía cạnh khác.

(Còn tiếp)

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long