Indonesia: Một Giám ở miền Đông Indonesia đã từ chối một đề xuất của chính quyền địa phương giúp đỡ những chiếc xe gắn máy được mua từ quỹ viện trợ dành riêng cho những người mất nhà cửa đến từ Đông Timor.

Đức Giám Mục dòng Ngôi Lời Antonius Pain Ratu của Atambua nói với giới truyền thông hôm 01-12 rằng ngài không chấp nhận đề xuất này. Giáo phận của ngài thuộc thị trấn Atambua, Tây Timor, dọc theo đường biên giới với Đông Timor, cách 2.000 kilômet về phía Đông Jakarta.

Bức thư chính thức ghi ngày 03-11, gửi từ chính quyền tỉnh Đông Nusa Tenggara (NTT, từ viết tắt theo tiếng Indonesia), đã thông báo với Đức Giám mục rằng Văn phòng các vấn đề xã hội sẽ phân phát những chiếc xe gắn máy cho năm giáo xứ. Điều này được thực hiện dưới tiêu đề "Chuyển Viện trợ Tài chính Nhân đạo của Chính phủ Nhật ".

Đầu năm 2002, chính phủ Nhật gửi cho chính quyền NTT viện trợ trị giá 53 tỉ rupi (6,25 triệu Mỹ kim) để phân phát cho những người Đông Timor bị mất nhà cửa, những người đã rời Đông Timor sau cuộc trưng cầu ý dân bỏ phiếu cho sự độc lập vào tháng Tám năm 1999, theo sau là bạo lực, và đã không trở lại.

Đức Giám mục Pain Ratu thừa nhận đã nhận bức thư từ chính quyền NTT, được ký tên bởi Trợ lý Văn phòng các vấn đề xã hội, E. Th. Salean, về việc phân phát viện trợ của Nhật. Ngài nói: "Chúng tôi từ chối viện trợ vì vài lý do căn bản"

Ngài giải thích rằng về mặt thủ tục, theo quy định của Giáo phận đòi hỏi ngài phải được tham khảo trước khi viện trợ có thể được đưa cho Giáo phận. Nhưng chính quyền địa phương không tham khảo với ngài về khoảng viện trợ.

Đức Giám Mục nói với các ký giả: "Tất cả đều đột ngột, tôi nhận bức thư. Rồi tôi hỏi: Điều gì đằng sau nó? ". Ngài nói thêm rằng những người Đông Timor mất nhà cửa vẫn còn đang hỏi điều gì xảy ra đối với viện trợ đã được cho là gởi đến họ.

Ngài nói: "Giáo Hội Công Giáo ở vùng lãnh thổ dọc biên giới Đông Timor không muốn bị đánh lừa về vấn đề này hoặc làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Chính phủ Nhật giúp đỡ viện trợ nhân đạo cho người nghèo, cả những người tị nạn Đông Timor lẫn những người địa phương sống xung quanh các trại tị nạn"

Đức Giám mục Pain Ratu nói thêm rằng ngài giải thích trên cương vị của ngài cho 100 linh mục, tu sỹ và các lãnh đạo giáo dân trong cuộc họp mục vụ của Giáo phận từ ngày 26 đến 29-11. Ngài nói: "Tôi yêu cầu mọi linh mục, tu sỹ, những người nhận viện trợ phải hoàn trả xe gắn máy cho chính quyền NTT"

Nữ tu Florentina Seran nói với Thông tấn xã Công Giáo Á Châu rằng Nữ tu nhận được tin cho biết chính quyền sẽ cho xe gắn máy cho hai tu viện của các tôi tớ Tu Hội Thánh Linh. Nữ tu nói: "Dựa vào quyết định của Đức Giám mục Pain Ratu, chúng tôi sẽ từ chối những chiếc xe gắn máy. Viện trợ nhân đạo của chính phủ Nhật dành cho những người tị nạn nghèo Đông Timor và những người địa phương nghèo. Chúng tôi không muốn bị lừa dối trong hoàn cảnh viện trợ".

Theo tờ báo Anh Ngữ "The Jakarta Post", một phái viên của Bộ ngoại giao Nhật đã gặp Thống đốc NTT Piet A. Tallo vào tháng Bảy năm 2002 để hỏi tại sao viện trợ của Nhật Bản đã gửi hơn ba tháng trước đó đã không được phân phát tới những người tị nạn Đông Timor

Phái viên Yasuhiro Sagata muốn chính quyền NTT phân phát tất cả viện trợ cho những người Đông Timor mất nhà cửa đang ở Tây Timor, trong khi chính quyền tỉnh muốn sử dụng một phần tiền để giúp những người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của những người Đông Timor. Những người mất nhà cửa đã làm nặng thêm gánh nặng về tài chính và các nguồi tài nguyên.

Trong một báo cáo, Phó Thống đốc Johanis Pake Pani nói rằng những người dân địa phương "ganh tị với những người tị nạn" nếu viện trợ không được chia sẻ.

Cơ quan Quốc gia Ðiều Hợp Giải quyết cho người Tị nạn đã đạt được một thỏa thuận với chính phủ Nhật Bản để chi viện trợ nhân đạo cho cả người nghèo Đông Timor lẫn người nghèo địa phương.

Theo Cơ quan Quốc gia Ðiều Hợp Giải quyết cho người Tị nạn, vào tháng Tám năm 2003 khoảng 9.805 gia đình với 28.000 người Đông Timor vẫn còn sinh sống ở phía Tây của đảo Timor, và một vài người dân của Đông Timor đã được hồi hương năm ngoái đã trở lại lãnh thổ Indonesia.

Còn lại khoảng 250.000 người Đông Timor đã đến Tây Timor vào năm 1999 đã quay về quê hương của họ, một nước độc lập từ tháng Năm năm 2002.