KHÔNG ĐẾNCÁM ƠN
N2T

Một chiếc tàu lớn chở hơn một trăm người du ngoạn trong hồ, không may bị hỏa hoạn và chìm xuống, có nhiều người bị chìm chết, chỉ có chín mươi tám người may mắn thoát chết.
Trong đám du khách có một vị là chuyên gia bơi lội, ông ta bơi vào bơi ra cả thảy hơn mười vòng, liên tục cứu sống được hai mươi người. Nhưng ông ta vì quá lao lực nên đôi chân bị vọp bẻ nghiêm trọng đến hôn mê, khi tỉnh lại thì lớn tiếng nói:
- “Tôi tận lực rồi.”
Kết quả, ông ta vì bị thương quá nặng nên suốt đời ngồi xe lăn.
Mấy năm sau, trong ngày sinh nhật của ông ta, có người hỏi ông ta trong cuộc đời có cái gì là kỷ niệm sâu sắc nhất, ông ta buồn rầu nói:
- “Tôi có nhớ sâu sắc nhất là trong hai mươi người được tôi cứu, không một ai đến cám ơn tôi.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
“Cám ơn” và “xin lỗi” là hai câu nói thường ở trên miệng của người lịch sự có văn hóa, và cũng là bày tỏ một tâm hồn biết ơn và cảm thông với người khác.
Người Ki-tô hữu cám ơn Chúa bằng cách đi dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật cách sốt sắng, cám ơn Chúa bằng cách dạy dỗ con cái nên người, cám ơn Chúa bằng cách góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cám ơn Chúa bằng cách cộng tác với cha sở để giúp giáo xứ phát triển, cám ơn Chúa bằng cách phục vụ tha nhân khi có thể...
Thời nay có rất nhiều bạn trẻ không biết nói cám ơn khi ai đó giúp đỡ mình, và cũng không biết noi xin lỗi khi mình làm phiền lòng người khác. Phải chăng vì nền giáo dục phiến diện đầy màu sắc giáo điều nên không coi trọng môn công dân giáo dục; phải chăng vì hoàn cảnh đã làm cho người trẻ mất ý thức về văn hóa lịch sự giao tế giữa người với nhau ?
Ai không có tâm tình tạ ơn thì không đáng lãnh nhận ân Chúa, ai không có lòng biết ơn thì cũng không có tâm tình phục vụ tha nhân, bởi vì người không biết cám ơn thì đồng thời họ cũng là người vô ơn...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info