VATICAN (ZENIT.org).- Đại hội thế giới tổ chức tại Roma (17—22/11) do hội đồng Giáo hoàng đặc trách mục vụ cho người Di Dân và Du mục, đề nghị tham gia xây dựng hơn một "thế giới Kitô hữu, xứng đáng với con người", chủ tịch của cơ quan này đã trình bày trước đại hội. Sau đây là một số tham luận của hồng y Stephen Fumio Hamao.-

"Như kết quả của danh hiệu về biến cố mà chúng tôi sẽ trình bày hôm nay, đại hội thế giới được tổ chức do hội đồng Giáo Hoàng đặc trách mục vụ cho người Di dân và Du mục, diễn ra ở Roma, tại học viện thánh giáo phụ Augustine, từ ngày 17 đến 22/11. Ðây không phải là đại hội thứ nhất thuộc loại này, nhưng đó là đại hội lần thứ năm liên tiếp trên thế giới được tổ chức mỗi năm năm một lần, để bàn đến những vấn đề và những vấn đề đặt ra liên quan tới việc mục vụ cho người di dân và tị nạn.

"Tôi phải nói hiện tượng di dân được sinh ra với con người. Nó bắt nguồn từ thời đại tổ tiên chúng ta. Ngày nay nó đạt tới một chiều kích phổ quát, được kích động bởi nhiều phương diện của sự toàn cầu hóa, thúc đẩy những người nam và nữ vượt qua biên cương các quốc gia, cho dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Và lại còn những bạo tàn, chiến tranh, xúc phạm tới nhân quyền, nạn khủng bố, đã làm nổi lên phong trào tị nạn và di chuyển. Một hoàn cảnh phức tạp như thế hiển nhiên mang theo những vấn đề trầm trọng đòi hỏi phải có những giải pháp cấp thời, và Giáo hội là Mẹ và là Thầy, không thể và không muốn đứng thụ động trước những đau khổ như thế. Giáo hội muốn chia sẻ sự sống và lịch sử của những người di dân và tị nạn và đứng về phía họ trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống nhân bản hơn và vững chắc hơn, xứng đáng với những người con Thiên Chúa.

”Chính vì thế mà hội đồng Giáo Hoàng của chúng tôi tổ chức đại hội này chuyên về việc mục vụ cho những người di dân và tị nạn, mà đại hội diễn ra lần cuối cùng là lần thứ bốn vừa qua-, để xem xét đến những phương diện kinh tế xã hội và chính trị của hiện tượng và của những kết quả mục vụ. Để kêt luận, đại hội đã giao phó cho xã hội dân sự và cho Giáo hội một số sự khuyên bảo cụ thể, ví dụ như việc phê chuẩn Khế Ước Bảo Vệ những quyền lợi của những công nhân di dân và các thành phần trong gia đình của họ. Khế Ước này cho đến hôm nay vẫn còn chờ đợi mặc dầu đã có hiệu lực, vì trên thực tế tất cả những Quốc gia đã không đáp ứng cho đủ, để đón nhận con số đáng kể đối với những công nhân di dân.

"Ngoài việc bảo vệ quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, với sự bày tỏ niềm tin của người di dân tin trong đời sống tư và trong đời sống công cộng, đại hội cũng mong ước môt sự hợp tác nhiều hơn giữa các Giáo hội nguyên thủy của người di dân và nơi giáo hội tại các quốc gia mà họ đến.

"Sau đó sẽ có bốn cuộc họp trong vùng của các chủ tịch của các quốc gia đối với người di dân -tại châu Á và Thái Bình Dương, tại Phi châu, Mỹ châu và châu Âu - những vị đã đến dự cuộc họp thế giới năm thánh 2000. Muc đích của những cuộc hợp là cứu xét các đáp ứng của các Giáo hội địa phương đối với những vấn đề nói trên, và những phương cách biến chúng thành hiệu nghiệm hơn.

”Một khi bước qua ngưỡng cửa ngàn năm thứ III, năm nay chúng tôi muốn bàn về hiện tượng các người di dân và tị nạn trên một phương diện khác, hoàn toàn có tính cách mục vụ, dĩ nhiên không tách rời nó khỏi những quan điểm khác. Trong sự hoà hợp với điều mà Ðức Giáo Hoàng đã viết trong tông thư của ngài "Novo Millennio Ineunte", chúng tôi nhắc lại rằng trước những thách đố lớn của thời đại chúng ta, không phải có một phương thức sẽ cứu vớt chúng ta, nhưng một con người, con người đó là Chúa Kitô chí Thánh, Người đã hứa ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28, 20).

"Vậy, chúng tôi muốn trong đại hội này, "khởi sự lại từ Chúa Kitô", bằng cách đề nghị ra những suy tư, những xác tín, những chương trình và những hành động mục vụ liên kết với thế giới bị sâu xé bởi những khử trừ và chia rẻ. Cũng trong sự hòa hợp với những lời của Đức Gioan Phaolô II, chúng tôi ý thức rằng không phải là bày ra một "chương trình mới". Chương trình đã có: đó là chương trình vẫn luôn luôn có được rút ra từ Tin Mừng và Truyền thống sống động. Chương trình đó tập trung vào chính Chúa Kitô, mà ta phải hiểu biết, yêu mến, bắt chước, để sống trong Người sự sống Ba Ngôi và để biến đổi với Người lịch sử cho tới thời viên mãn trong thành Jerusalem trên thiên quốc" (NMI 29).

Một chương trình thể ấy không thay đổi theo thời gian và theo những thay đổi văn hóa, mặc dầu con người phải quan tâm tới các chương trình này hầu có thể đối thoại cách chân chính nhất, và có thể truyền thông và cứu vớt cách hiệu nghiệm nhất. Thế nhưng, điều thay đổi chính là những hướng mục vụ cụ thể cấn phải "thích ứng với những điều kiện của mỗi cộng đồng". Trên thực tế, điều thích hợp là "chương trình duy nhất của Tin Mừng tiếp tục ghi trong lịch sử theo mỗi thực tại của giáo hội" và những nét cụ thể cho phép "sự loan báo về Chúa Kitô tới con người, uốn nắn những cộng đồng, hành động trong chiều sâu bẳng chứng từ của những giá trị tin mừng về xã hội và văn hóa " (ibidem). Như vậy chúng tôi chọn công việc cho chúng tôi, trong đại hội này, một số ưu tiên mục vụ được chính Đức Thánh Cha chỉ rõ trong ngàn năm thứ ba này.

"Cho nên, bằng cách bắt đầu từ Ðức Kitô, chúng tôi muốn phân tách những thách đố ngày nay đối với những người di dân và tị nạn trên thế giới, vì xác tín rằng không ai có thể là một người đồng minh tốt lành giúp đương đầu với những thách đố ấy hơn Người. Thật vậy Chúa đã nói: "Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). Thật vậy, đứng trước sự Dữ (với một chữ D lớn), là nguyên nhân cuối cùng gây nên vết thương hiện nay của sư di động cưỡng bách nơi con người, thật vô ich là chiến đấu bằng những sức mạnh duy nhất loài người, cho dầu có vững mạnh và hùng cường đến mấy. Phải chiến đấu chống sự Dữ bằng sự Lành, sự Lành tuyệt đỉnh. Từ nay chỉ có một sức mạnh duy nhất hiệu nghiệm đó là:Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

"Gìờ đây đang khi phân tách chương trình của chúng tôi được sát cánh hơn cho quí vị, hầu hiểu biết hơn hoàn cảnh hiện nay của những người di dân và tị nạn trên thế gới, chúng ta sẽ nghe Bà Gabriella Rodriguez, người Phụ trách của Liên hiệp quốc về những Quyền nhân bản của những người di dân, và giáo sư Stefano Zamagni, chủ tịch Ủy Ban quốc tế công giáo Di Dân. Sau đó sẽ có một sự phân tách về những thách đố mục vụ trong thế giới những người di dân và tị nạn ngày nay do Ðức hồng y Theodore McCarrick, tổng giám mục tại TGP Washington, người mà từ lâu đã đích thân lưu tâm và dấn thân trong những dự án cụ thể để đương đầu với hiện tượng di dân.

"Và khi bắt đầu từ Chứa Kitô chúng ta sẽ cứu xét quan điểm của Giáo hội về sư di chuyển của nhân loại, về sứ vụ Giáo hội trong một xã hội đa-hay liên văn hóa, trong sự đối thoại đại kết và liên tôn giáo. Trong vấn đề này, chúng tôi sẽ được trợ giúp bởi những vị hữu trách thuộc giáo triều roma, như hồng y Paul Poupard, chủ tịch hội dồng giáo hoàng về Văn Hóa, hồng y Walter Kasper, chủ tịch hội đồng giáo hoàng Cổ Vỗ Hiệp nhất Kitô hữu, và tổng giám mục Pier Luigi Celata thư ký hội đồng giáo hoàng Đối thoại liên tôn giáo.

Ngược lại, quan điểm giáo hội về những người di dân và tị nạn, từ sau công đồng cho tới ngày nay, sẽ được tường thuật do thư ký của cơ quan chúng tôi, là Ðức tổng giám mục Agostino Marchetto. Chúng tôi còn mời thêm 4 vị đại diện huynh đệ của các Giáo hội kitô hữu khác và các hiệp hội những Giáo hội đó, họ sẽ đóng góp bằng cách góp phần đại kết vào những suy nghĩ của chúng tôi. Họ đại diện Cộng đồng Anh giáo, toà thương phụ Constantinople, Liên hiệp Lutherien thế giới, và Hội đồng đại kết các Giáo hội. Đó là một dấu chỉ cho ý muốn đối thoại của chúng tôi không những về thần học mà còn về sự sống.

"Chúng tôi cũng hy vọng thực hiện những ước mơ có được một thế giới mới xây dựng trên sư kiện bắt đầu lại từ Chúa Kiô, vì tin chắc vào đức bác ái: "Có lẽ nào trong thời đại chúng ta vẫn còn những người chết đói, phải chịu nạn mù chữ, thiếu những chăm sóc thuốc men sơ đẳng nhất, không có nhà để ở?" (NMI 50). Nếu thực sự chúng ta bắt đầu lại từ sự chiêm ngắm Chúa Kitô, chúng ta phải biết khám phá ra Người hơn hết trong gương mặt những kẻ Người muốn đồng hóa với mình "Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các người đã đến thăm" ( Mt 25, 35-36). Trang này không phải là một lời mời gọi đơn thuần phải sống bác ái, nhưng đó là một trang Kitô học". (NMI 49).

"Những suy tư của chúng tôi về chủ đề này được hướng dẫn bởi các nhà chuyên môn danh tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau. Như Cha Albert Vanhoye, Dòng Tên cựu giáo sự Hoc viện kinh thánh giáo hoàng, sẽ trình bày cho chúng ta huấn giáo của Kinh Thánh, đang khi Đưc Cha Laurent Monsengwo Pasinya, tổng giám mục Kisangani (Cọng hòa dân chủ Congo) và chủ tịch mãn nhiệm kỳ SCEAM, sẽ trình bày cho chúng ta thấy một thế giới huynh đệ hơn và hiếu khách hơn trong tình liên đới, nếu chúng ta bắt đầu lại từ Chúa Kitô. Sau cùng, hồng y Jean-Louis Tauran, nguyên ngoại trưởng của Tòa Thánh sẽ trình bày về các mối liên hệ giữa quốc gia, vạch ra cho chúng ta những đường hướng cho một thế giới công bình, tự do và hòa bình hơn, cũng do bắt đầu lại từ Chúa Kitô, với sự trung gian của Giáo Hội.

"Người ta không thể bắt đầu lại từ Người mà không làm nổi bật nhất là Bí Tích Thánh Thể, nguồn mạch và đỉnh cao của sự sống kitô hữu, và Phụng Vụ ngày Chúa Nhật. Và sự đó cần thiết hơn hết là vì đức tin chúng ta dựa trên sự phục sinh của Chúa Kitô, "ngày thứ nhất trong tuần" (Mt 16, 2.9; Lc 24,1; Gv. 20,1) Khi cử hành mầu nhiệm phục sinh trong ngày Vượt qua trong tuần " Giáo hội muốn chỉ cho mỗi thế hệ điều làm nên trục nâng đỡ trong lịch sử, kết nối với trục đó là mầu nhiệm các nguồn gốc và vân mạng cuối cùng thế giới (Dies Domini, 2)

Vả lại, bởi vì phụng vụ ngày chúa nhật qui tụ hằng tuần của các kitô hữu "như gia đình của Chúa tham dự xung quanh bàn tiệc Lời và Bánh sự sống" (NMI 36), điều đó cũng phải được thực hành đối với những người di dân và tị nạn, với những thổ dân và tất cả những thành phần cộng đồng kitô hữu. Tất cả nhờ đó mà biết mình là anh em trong Chúa Kitô, thuộc vào gia đình con cái Chúa. Và gia đình này là "phương thuốc tự nhiên nhất "chống sự phân tán các kitô hữu cũng như sự cô lập các cá nhân (ibidem).

"Muốn chiêm ngưỡng tốt hơn vẻ đẹp và nếm sự cao cả của bí tích này, chúng ta sẽ có hồng y Geraldo Majella Agnelo, tổng giám mục Sao Salvador da Bahia, Brésil, ngài sẽ nói với chúng ta về Thánh Thể, Bánh và Lời sự Sống", giám mục Renato Ascensio Leon, chủ tịch ủy ban về di dân tại Mexicô, ngài sẽ trình bày về "Thánh Thể, dấu chỉ và dụng cụ hiệp nhất", và hồng y Godfried Danneels, tổng giám mục Malines-Bruxelles, sẽ tình bày "Thánh Thể, như là hột giống của Trời mới và Đất mới ".

"Chương trình mỗi ngày sẽ gồm có những bài diễn thuyết liên quan đến các phụ đề trong ngày. Rồi tiếp theo là hội thảo bàn tròn qua những chứng từ với sự trình bày các kinh nghiệm cụ thể trong lãnh vực của riêng từng người. Sau cùng, những công việc của nhóm sẽ được tổng kết và trình bày cho mọi người tham dự.

"Trong đại hội này, sẽ giới thiệu các Giáo hội địa phương tại mỗi châu lục, để các suy tư và những gợi ý của các nhóm, trở thành một sự tỏ bày đích thực của những con người dấn thân trong việc mục vụ các người di dân và tị nạn.

"Hơn nữa, chúng ta sẽ có những nhà chuyên môn và những nhà nghiên cứu, ngõ hầu tất cả mọi sự được xác nhận bởi một tư tưởng có chất lượng, kể cả về mặt khoa học, thần học và nhân bản. Cũng sẽ có đại diện các hội dòng và các học viện của họ, và những phong trào giáo hội và những hiệp hội giáo dân vì một sự hợp tác tương lai luôn luôn quan trọng hơn.

"Hy vọng mãnh liệt của chúng tôi là qua những cơ sở này, chúng tôi sẻ có khả năng đưa ra một số câu trả lời thích hợp với những thách đố trước mắt chúng ta với một sự đổi mới mục vụ, trong sự liên tục, nơi mỗi một người chúng ta và giữa chúng ta. Với sự hợp tác của mọi người, chúng tôi ước ao soạn thảo những chương trình và những dự án cho một thế giới kitô hữu hơn xứng với con người, ngõ hầu có thể cầu xin đúng sự thật hơn cho tất cả dưới đất cũng như trên trời, theo ý và chương trình tình yêu của Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần".