Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 16 mùa Thường niên năm A 20.7.2014

“Dĩ vãng dầm mưa lén bước về,”
Áo trùng, mây toả, mặt sầu che.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 13: 24-43
Lén bước về, đâu vì nhà thơ dầm mưa dĩ vãng, mặt sầu che. Áo trùng, mây toả, sầu che mặt, lại vẫn là tâm-trạng của nhà Đạo khi nghe truyện dụ-ngôn “người gieo giống”, rất Nước Trời.
Trình-thuật “người gieo giống” hôm nay, được hai thánh-sử Mác-cô và Mát-thêu diễn-tả để người nghe hiểu về Nước Trời, đầy ý-nghĩa. Mỗi vị kể mỗi cách. Nhưng, cách kể truyện của thánh Mác-cô lại vẫn theo kiểu lật ngược như tư-thế của người nghe truyện. Trong khi đó, thánh Mát-thêu lại đưa vào cuộc sống của người bình-thường đang nghe truyện, cho dễ hơn.
Thánh Mác-cô thường kể chỉ phân nửa bài dụ-ngôn thôi, nhằm xoá bỏ mọi thành-kiến, hoặc lối đoán mò. Còn, thánh Mát-thêu lại tiến xa qua cuộc sống bình-thường mà người đi Đạo gọi là: niềm tin. Niềm tin đây, là những gì xảy đến với người thường sống ở đời, để rồi lại sẽ kết-thúc một cách tốt-lành/hạnh đạo, như lòng người mong muốn.
Thánh Mát-thêu sống sau thời đại của thánh Mác-cô rất nhiều năm, nên ngài cũng hiểu ý-định và dụng-đích của việc kể dụ-ngôn, thời đó. Chính vì thế, nên: thánh Mát-thêu không sử-dụng mục-đích cũng như kiểu-cách của người đi trước, nhưng lại uốn-nắn ảnh-hình và cốt truyện hầu tạo dáng vẻ của sự sống không thấy nơi ngôn-ngữ thường-nhật. Dáng-vẻ đây, là âm-thanh, ảnh-hình cùng điệu-nhạc đưa vào đó, có đính-kèm một bí-kíp cho thật đẹp.
Nét đẹp của sự việc thường-tình ở dụ-ngôn đây, là: loại đất ở nông-trại tiếp-nhận được hạt giống Chúa vãi gieo hàng loạt. Đồng thời, thánh Mát-thêu lại kể về “cỏ dại” chen lấn với lúa tốt, khiến nhà nông cứ băn-khoăn về ảnh-hưởng của nó với lúa tốt tươi, sinh lợi. Hơn nữa, thánh Mát-thêu lại kể thêm về hạt cải tuy bé nhỏ nhưng cho ra nhiều cây lớn. Và, như hạt ngọc nằm trong vỏ trai/sò xấu xí, lì lợm. Nói chung, thánh Mát-thêu sử-dụng truyện kể để cài vào đó tâm-tình lớn lao, cao-đại, tử tế cần phổ biến.
Qua dụ-ngôn, thánh Mát-thêu đề-cao tính-chất cao cả của người bé nhỏ. Thánh-nhân còn sử-dụng việc Chúa Kitô Phục Sinh như sự chúc lành Chúa đem đến cho những con nguời nhỏ bé, bình thường ở đời. Thánh-nhân còn muốn chỉ cách để ta nhận biết và hiểu rõ rằng có những điều ta cần cảm-kích biết ơn Chúa và Đức Kitô đã làm cho con người, mà họ không biết.
Dụ-ngôn thánh Mát-thêu kể, là những truyện hay/đẹp bộc-lộ bí-kíp sống đời bình-thường của con người. Bí-kíp đây, là sống bình-thường có Chúa ở cùng, nên rất đẹp. Bởi, Chúa thích thế. Và, Ngài thích mặc-khải những điều lớn lao về cuộc sống cho người bình-thường/bé nhỏ, mà thôi. Gọi bình-thường, nhưng người nhỏ bé vẫn cần phương-án giản-đơn, không cầu kỳ. Và, thánh Mát-thêu khám-phá ra tính thực-tế của mầu nhiệm Nhập-Thể, qua đó Chúa không cần đến thần-học hoặc khoa hùng-biện nào/khác; nhưng Ngài chỉ cần ta sống bình thường, giản-đơn, cũng đạt được.
Thánh Mát-thêu còn đi xa hơn, bằng cách tự bó buộc mình viết thêm về quà-tặng Chúa ban cho ta, cũng dồi-dào như thế. Thánh-nhân tập-trung vào chuyện hạt giống được gieo trên đất tốt, khi viết dụ-ngôn về đất trồng trọt. Đất trồng trọt, có thể sản-xuất gấp 30, 60 và có khi cả trăm lần vượt quá sự mong-đợi của mọi người. Thánh Mát-thêu không chỉ viết thế, nhưng còn tả về các nhân-đức tàng-ẩn trong ta, khi ta sống cuộc sống biết cảm-kích những điều tốt đẹp Chúa ban cho mình, trong đời.
Người bé nhỏ trong đời, lại muốn nghe Lời Chúa, cả trong sự việc bé nhỏ, nên đã hiểu. Mọi lời bình thường, đều được Chúa sử-dụng ở Phúc Âm để nói về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được chúc phúc vì đã nghe Lời Chúa, hiểu Lời và còn giữ kín trong lòng, mà thực hiện trong cuộc sống, nữa.
Người nghe kể hôm nay, được khích-lệ sống tích-cực điều Chúa dạy. Sống tích-cực, có kèm theo nụ cười hạnh-đạo, bởi trong Lời Chúa nói, vẫn có âm-nhạc được diễn-tả theo điệu kể của thánh Mát-thêu. Đó, còn là cung-cách rất riêng-tây của thánh Mát-thêu khi sử-dụng dụ-ngôn do vị tiền-nhiệm kể, để mọi người thấy được Đức Giêsu đích-thực là người Do-thái đã biết vui tươi, mỉm cười, dễ chịu.
Về cung-cách biết mỉm cười trong cuộc sống, cũng nên tìm hiểu xem thế nào là cười mỉm, vui tươi trong sống đời thường-tình, bằng các định-nghĩa ở bên dưới:
-Cười, là để học biết chấp-nhận hình-thái ân-huệ của cuộc sống khó có thể kiểm soát;
-Cười, là ý-nghĩa thần-học của việc mất đi hiểu-biết chính con người mình;
-Cười, là mỗi ngày sống dấu-chỉ của sự đồng-thuận cuối cùng và mãi mãi với thực tại;
-Diễu cợt - nực cười, là điều để ta cười vào đó, cho bõ sống;
-Chỉ những ai làm thế mới là người không áp-đặt mọi thứ vào chính con người mình;
-Cười, là để sống thân-thiện với mọi thứ;
-Cười là niềm cảm-thông bí-nhiệm với mỗi thứ và mọi thứ trong đời;
-Đứng ở trước những người biết cười như thế, ai cũng có dịp để đổi thay để ăn nói;
-Chỉ những ai đã yêu và từng biết yêu mới cảm-thông được như thế;
-Cười, khiến cho con người biết trở thành người đáng yêu;
-Cười, là cung-cách của những người không lo-lắng nhiều về phẩm-cách của mình;
-Cười, là cách gom mọi sự và mọi người vào với nhau để không còn mất nhau trong đời;
-Cười, khiến ta có thể bị người đời coi là hời-hợt, sống ngoài mặt; nhưng
-Cười, ít ra cũng làm bớt đi những gì tầm-thường, vào mỗi ngày;
-Cười trong sống đời hằng ngày cảnh-báo để mình sống tốt -lànhvới thực-tế ở đời;
-Cười, giúp tiến về phía trước với sự đồng-thuận vĩnh viễn và có uy-lực về mọi mặt, qua đó người được cứu sẽ nói lời Amen với tất cả những gì mình từng làm;
-Cười, là một phần của nghệ-thuật góp mặt vào mọi sự;
-Biết cười thực-sự và cười vang dội là lối sống khiến người người lướt vượt được mọi sự; và là loại-hình sống cuốn trôi nước mắt đi và đem chuyện vui vào với con người, dù đang gay gắt/nóng giận. Cười, còn phản-ánh rằng: con người không còn nghi ngờ những gì mang tính trẻ con hoặc thuộc về con trẻ nữa. (x. Karl Rahner, The Content of Faith, Crossroad 1994, tr. 148-153)

Cười như thế, mới hiểu được ý-nghĩa cuộc sống có Chúa vẫn biết cười vào mọi chuyện. Cười rồi, ta lại về với giòng thơ có khúc đoạn mang dáng vẻ buồn cười, rất đáng cười, mà rằng:

“Dĩ vãng dầm mưa lén bước về,
Áo trùng, mây toả, mặt sầu che.
Run tay ấp nửa bàn chân lạnh lạnh,
Thương những con đường mưa cuốn đi.”
(Đinh Hùng – Chớp Bể Mưa Nguồn)

Thương những con đường mưa cuốn đi. Cuốn cả hạt giống tốt tươi lẫn nụ cười, nên mới thế. Thương, là thương cả những người chưa thấm nhuần Lời Vàng Chúa dạy nơi dụ-ngôn “người gieo giống” còn ở mãi trong đầu người hiểu biết Nước Trời sống mãi nơi con người. Suốt mọi thời.

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.