Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN A
Isaia 55: 10-11; Tvịnh 64; Rôma 8: 18-23; Mátthêu 13:1-23

HÃY ĐỂ LỜI CHÚA THẤM NHẬP VÀ SINH HOA KẾT QUẢ

Nhiều nhà giảng thuyết tôi quen biết rất thích bài đọc sách ngôn sứ Isaia hôm nay. Khi những nhà giảng thuyết chúng tôi tụ họp tĩnh tâm và hội thảo, thì bài đọc này thường được nhắc đến nhiều hơn, ngay cả khi thảo luận hay cầu nguyện chung. Tôi tin đây cũng là một trong những bài đọc được những nhà giảng thuyết ưa thích, họ cần tái xác tín vào sứ vụ của mình. Chúng ta cần hết sức trung thành rao giảng Lời Chúa và xác tín rằng chúng ta đều là những khí cụ trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta tin vào Lời Thiên Chúa đã hứa, Lời đó “một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả”.

Những nhà giảng thuyết chúng tôi cố gắng chuẩn bị bài giảng cho tốt, nhưng tự chúng tôi không thể làm cho những lời giảng ấy sinh hoa kết quả trong đời sống của các thính giả. Họ thuộc về nhiều nền văn hoá khác nhau và có quá nhiều nhu cầu cá nhân, cũng như nhiều lý do mừng lễ. Tuy nhiên hôm nay, ngôn sứ Isaia bảo đảm cho chúng ta rằng chúng ta không làm việc một mình. Thành quả của chúng ta không chỉ nhờ vào sự tài giỏi, thông minh lanh lợi và làm việc chăm chỉ, tất cả những yếu tố này hẳn sẽ mang lại hiệu quả. Đúng hơn, vị ngôn sứ nhắc nhở rằng chúng ta hãy gắn kết mình với lời hằng sống, lời ấy “sẽ thực hiện ý muốn của Ta, chu toàn sứ mạng Ta giao phó”. Cần nhấn mạnh rằng chúng ta không phải là người chịu trách nhiệm. Thiên Chúa có kế hoạch của Người và Lời Chúa là khí cụ thi hành và hoàn trọn kế hoạch đó.

Đó là thời gian để những nhà giảng thuyết chúng tôi tự vấn lương tâm. Tôi đã chú tâm lắng nghe và cầu nguyện như thế nào với Lời Chúa mà tôi sẽ rao giảng? Phải chăng tôi chỉ dùng một vần thơ hay hình ảnh bên ngoài bối cảnh bản văn và chuẩn bị một sứ điệp quan trọng chẳng hề liên quan đến ý định của bản văn? Có lẽ những nhà giảng thuyết chúng tôi sẽ luôn không cảm thấy thành công về một bài giảng. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã dành thời gian chăm chú lắng nghe điều Thiên Chúa đang nói và đang thực hiện cho chúng ta và cho Dân Chúa, đồng thời cố gắng hết sức chia sẻ kinh nghiệm ấy, rồi chúng ta sẽ phó thác kết quả vào tay Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia nhắc nhớ chúng ta rằng: “Lời Ta sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả”.

Ngôn sứ Isaia không chỉ viết riêng cho những nhà giảng thuyết, nhưng cho tất cả Dân Chúa. Với lối thơ ca, ngôn sứ Isaia nhắc nhớ chúng ta về sức mạnh của Lời thực hiện nơi chúng ta điều lời đã ấy nói ra: đó là lời an ủi, chữa lành, thử thách, khích lệ, hướng dẫn và làm chúng ta kinh ngạc. Vì thế, vị ngôn sứ đưa ra cho chúng ta một thách đố: Chúng ta có lưu tâm đến lời Thiên Chúa hằng sống mà chúng ta nghe, được công bố trong buổi cử hành phụng vụ hay không? Ngoài kinh nghiệm phụng vụ chung, chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian để lắng nghe, suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa? Điều này không thể thực hiện một cách máy móc. Lời Chúa sẽ không sinh hoa kết trái nếu chúng ta không để cho Lời ấy thấm nhập và cư ngụ trong chúng ta. Nếu Lời Chúa thấm nhập và cư ngụ trong chúng ta, thì Lời ấy sẽ mang lại những hoa trái của sự hy vọng, kiên nhẫn, trung tín, lòng thương cảm, sự công chính, tình yêu, chữa lành và sự khôn ngoan (hãy thêm những hy vọng của quý vị vào danh sách này).

Hôm nay, tôi quyết định chọn bài Tin Mừng ngắn (Mt 13,1-9). Tôi cảm thấy bài Tin Mừng này dễ sử dụng và dễ tập trung hơn đối với nhà giảng thuyết. Hơn nữa, các học giả Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng đoạn đầu bao gồm giáo huấn đầu tiên từ cuộc đời của Đức Giêsu và phần còn lại của bản văn là phần chú giải của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi khi cộng đoàn này suy gẫm về lời giáo huấn của Đức Giêsu trong bối cảnh sau này. Hơn nữa, tác giả Tin Mừng cũng đã biên tập tài liệu nhằm đáp ứng cho những nhu cầu riêng của cộng đoàn mình. Tất cả được gợi hứng, phản chiếu cách thức Thần Khí nói ở những thời điểm khác nhau trong đời sống của Giáo Hội sơ khai. Vì thế, chúng ta hãy tập trung vào dụ ngôn ngay mở đầu của đoạn Tin Mừng hôm nay.

Lời Chúa thật phong phú và đa dạng! Lời ấy không chỉ đâm chồi nảy lộc trong Kinh Thánh, mà còn qua những buổi cử hành phụng vụ và trong các nghệ thuật. Quý vị có bao giờ cảm thấy hứng khởi và hết sức xúc động với nền nhạc hiện đại hay cổ điển hay không? Một người tham quan viện bảo tàng thì không thể bỏ qua những tác phẩm thể hiện các ý tưởng của các bản văn Kinh Thánh trong các bức tranh, khung vải, các tác phẩm điêu khắc… Các phim ảnh dựa theo các chủ đề Kinh Thánh, nói về sự tha thứ, công bình và niềm tin được trình chiếu tại các nhà tĩnh tâm và cho các lớp giáo lý của giáo xứ. Mạng Internet cho phép chúng ta tiếp cận với hạt giống dồi dào, đó là Lời qua các khảo luận và suy tư thần học, các bài giảng và các cuộc thảo luận. Lời Chúa thật phong phú và Thiên Chúa đã rộng lượng gieo lời Chúa vào trong thế gian!

Bối cảnh của dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay gợi ý cho chúng ta chú giải và áp dụng dụ ngôn này. Trong các chương trước từ 11 - 12, thánh Mátthêu cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu gặp phải sự chống đối. Tiếp theo trong chương 13, ngay cả họ hàng thân thuộc cũng từ chối Người. Dụ ngôn được đặt vào giữa những câu chuyện về sự đương đầu và từ chối (sứ điệp Tin Mừng), đã gợi ý cho chúng ta chú giải ý nghĩa của dụ ngôn này. Khi Giáo Hội sơ khai đương đầu với sự chống đối và có vẻ như đang không thành công, thì dụ ngôn hôm nay là lời khích lệ các nhà giảng thuyết - là lời hứa cho một sự sinh hoa kết quả mà họ chưa trông thấy.

Đức Giêsu đang nói với đám đông dân chúng. Họ đang lắng nghe những điều Người nói, nhưng họ có theo Người đến cuối cuộc đời được chăng? Người rất thực tế khi gieo những lời của mình vào đám đông dân chúng. Bất luận thế nào, những lời Người nói dường như sẽ không sinh hoa kết quả tức thì.

Đó chẳng phải là điều mà chúng ta, những nhà giảng thuyết, các thầy cô giáo, giáo lý viên, các bậc phụ huynh… đã kinh nghiệm khi chúng ta nhiều lần nỗ lực gieo hạt giống đức tin và sự khôn ngoan nơi người khác? Chúng ta đã nỗ lực được bao nhiêu? Hoa trái thu hoạch được thế nào? Có ai nhớ những gì chúng ta nói trong một tuần, một tháng, một năm hay suốt cả đời mình không? Phải chăng chúng ta đang lãng phí thời gian khi sửa soạn bài giảng, lên chương trình cho các buổi lễ, tổ chức các lớp giáo lý khai tâm Kitô người lớn, giới thiệu các diễn giả, mời các bạn sinh viên tham dự các lớp “Thần học Phổ cập”

Điều đáng chú ý về dụ ngôn hôm nay chính là có quá nhiều sự lãng phí. Phần chính của các chi tiết nói về sự nỗ lực vô ích và hạt giống bị bỏ phí. Tại sao người gieo giống không thận trọng hơn, vì các nông dân đều nghèo mà hạt giống lại quý giá? Đôi khi chúng ta không ngạc nhiên khi tất cả mọi nỗ lực và lời nói của chúng ta đều đáng giá hay sao?

Khi chúng ta từng nói với người hàng xóm lớn tuổi: “Này, ông/bà chẳng bao giờ hiểu nổi đâu!” Có ai biết được điều gì đang diễn ra dưới đám đất chúng ta gieo hạt giống xuống đó không? Ai biết được tiềm năng của đất tốt ấy? Phải chăng cả đất tốt và đất xấu đều tồn tại trong cùng một người? Điều gì khiến chúng ta cho rằng hạt giống ấy sẽ rơi vào khu đất tốt nơi một người và sinh hoa kết quả như Đức Giêsu hứa: “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục”? “Này, ông/bà chẳng bao giờ hiểu nổi đâu!”

Số hoa lợi thu hoạch không có ý nghĩa gì đối với tôi . Đối với quý vị cũng thế chứ? Xem ra nếu vụ thu hoạch được gấp bảy hay gấp mười lần thì có nghĩa là người nông dân năm đó được mùa. Vì thế, ngay cả hoa lợi tối thiểu Đức Giêsu hứa “gấp ba chục” thì cũng được xem là vụ gặt bội thu. Người nông dân sẽ có dư giả để nuôi sống cả gia đình. Mùa bội thu mang lại sự hân hoan và sẻ chia, những bất ngờ và kỳ diệu phải không? Phải chăng chúng ta ngạc nhiên vì điều kỳ diệu Chúa đã làm, đó là ban cho chúng ta những ơn lành mà ta không tự mình đạt được? Chúng ta sẽ hân hoan, chia sẻ và ngạc nhiên hơn nữa khi mùa vụ thu hoạch được gấp trăm hay sáu mươi phải không?

Đang khi dụ ngôn mở đầu với thời kỳ đầy khó khăn và thất bại thì mùa gặt lại kết thúc trong sự ngạc nhiên và sung túc. Ai có thể dự đoán được mùa gặt? Đâu là nguồn gốc của sự sung túc này? Hôm nay, chúng ta mong đợi điều ngôn sứ Isaia nói với chúng ta về bản chất phong phú và sự sống được trao ban qua Lời Chúa. Dù khi chúng ta cảm thấy ngã lòng với những cố gắng nhân danh Chúa ra như vô ích và thất bại, thì chúng ta vẫn luôn đặt trọn niềm tín thác vào Đấng đã nói với chúng ta bằng lời hằng sống.

Tôi không phải là học giả Kinh Thánh, nhưng ở đây có một số điều tôi theo dõi trong cả Cựu Ước và Tân Ước: Kinh Thánh xoay quanh hai hạn từ “nhưng” và “tuy nhiên”. Chẳng hạn như: trong các Thánh vịnh ai oán, sau khi hoàn cảnh thảm khốc của những người van xin được đặt ra, thì sự trợ giúp và lòng thương xót đối với hoàn cảnh nhân loại được bộc lộ, khi đó sẽ xuất hiện hạn từ “nhưng” hoặc “tuy nhiên”. Nó loan báo sự can thiệp của Thiên Chúa, Đấng sẽ mau mắn giải quyết mọi nhu cầu. Quý vị có chú ý hạn từ “nhưng” trong đoạn Tin Mừng hôm nay không? Hạn từ “nhưng” diễn tiến rất nhanh và đáng ngạc nhiên sau khi một loạt những thất bại được mô tả. Hạn từ “nhưng….” có vẻ như Đức Giêsu đang nói, rằng: “Anh em đừng đánh mất niềm hy vọng. Thiên Chúa sẽ đến trợ giúp anh em vượt hơn cả những điều anh em mong đợi hay xứng đáng đón nhận, “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục”.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp


15th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13:1-23


The Isaiah reading is a favorite of many preachers I know. When we preachers gather for retreats and conferences the odds are that this reading will pop up somewhere – either in a talk or our common prayers. I bet it is also a favorite of individual preachers who need reassurance in their ministry. We do our best to faithfully preach the Word of God and we trust that we have been instruments in God’s plan. We rely on the promise God has made, that the word "that goes forth from my mouth; my word shall not return to me void."
As hard as we preachers work to prepare a good preaching we cannot, on our own, make it produce fruit in the lives of our hearers. They are so diverse and have so many personal needs – as well as reasons to celebrate. But Isaiah reassures us today that we are not on our own. Our effectiveness does not rely merely on our brilliance, cleverness, rhetorical skills and hard work – as useful as all that might be. Rather, the prophet reminds us we are engaged with a living word that "shall do my will, achieving the end for which I sent it." The bottom line: we are not in charge. God has a plan and God’s Word is the instrument to accomplish and fulfill that plan.

It is examination of conscience time for us preachers. How diligent am I in listening to and praying the Word from which I will preach? Do I just take a verse or image out of its context and prepare a message that is, at its core, unrelated to the text’s intent? Perhaps we preachers will not always feel successful about a preaching. But if we have spent time trying to hear what God is saying and doing for us and God’s people and have done our best to speak out of that experience, then we can leave the results in God’s hands. Isaiah reminds us, "my word shall not return void."

The prophet didn’t write just for preachers, but for all God’s people. In his poetic way, Isaiah reminds us of the power of the Word to do in us what it says: comfort, heal, challenge, encourage, guide and surprise us. So, there’s a challenge for us all from the prophet: are we attentive to the living word of God we hear proclaimed during our liturgical celebration? Apart from our communal liturgical experience, how much time do we spend listening to, reflecting on and praying with the Word of God? This isn’t an automatic process. The Word will not bear its promised fruit unless we let it enter and make a home in us. If it does, it will yield its hoped-for results, bringing forth patience, fidelity, compassion, justice, love, healing, and wisdom (add your own hopes to this list).

I have decided to focus on the shorter option for today’s gospel (Matthew 13:1-9). It feels more manageable and focused for this preacher. In addition, Scripture scholars tell us that the first section contains the original teaching from the life of Jesus and the rest of the passage is an interpretation by the early Christian community as it reflected on Jesus’ teaching in its latter and unique context. In additon, the evangelist would also have edited the material for his own community’s needs. It’s all inspired, reflecting how the Spirit spoke to different moments in the early church’s life. So, let’s focus on the parable at the beginning of today’s gospel selection.

How rich and varied is God’s Word! It doesn’t only sprout to life in the Scriptures, but also through liturgical celebrations, and in the arts. Have you ever felt inspired and deeply touched by classical or modern music? One can not visit a museum without seeing renditions of the biblical texts in paintings, fabrics, sculptures, etc. Videos based on biblical themes, such as forgiveness, justice and faith are shown in retreat houses and parish religion classes. The Internet gives us access to the abundant seed that is the Word through theological essays, reflections, preachings and conferences. How rich is God’s Word and how generously God has sown it in the world!

The context of today’s parable provides some insight into its interpretation and application. In the preceding chapters 11-12, Matthew tells us that Jesus met opposition. Later in chapter 13 even his hometown folk reject him. The parable is located between stories of confrontation and rejection and gives us insight into interpreting it. As the early church faced opposition and a seeming lack of success, the parable must have given encouragement to the first preachers – a promise of fruit not yet visible to them.

Jesus is speaking to a large crowd. They may be listening to what he says, but will they follow him to the point of death? He is realistic as he seems to randomly cast his words out upon the crowd. What he says will not seem to bear fruit – not immediately, anyway.

Isn’t that what we preachers, teachers, catechists, parents etc. experience as we try again and again to plant the seed of faith and wisdom in others? How much of our efforts "take?" How much bears fruit? Will anyone remember what we say in a week? Month? Year? The rest of their lives? Are we wasting our time as we prepare preaching, plan liturgies, organize RCIA classes, bring in speakers, invite young adults on campuses to "Theology on Tap" sessions, etc.

What is striking about the parable is the amount of waste. The bulk of the details is about wasted effort and lost seed. Why wasn’t the sower more careful, after all farmers were poor and the seed precious? Sometimes, don’t we wonder if all our efforts and words are worth it?

As we used to say in the old neighborhood, "Hey, ya never know!" Who knows what’s beneath the surface of the soil we cast our seeds upon? Who knows the potential of the good soil? Do good and poor soil both exist in the same person? Is there something we might say that will land on the interior good soil in a person and bear the "hundredfold, or sixty or thirtyfold" Jesus promises? "Hey, ya never know!"

The numbers of the yield don’t mean anything to me. Do they to you? It seems that if the harvest yielded seven or tenfold the farmer would have considered it a good year. So, even the least yield Jesus promises, "thirtyfold," would have been an overwhelming harvest. The farmer could feed even more than his family. Does the yield hint of sharing and celebration, surprise and wonder? The way we are surprised by the wonder of the blessings God has given us, blessings we haven’t earned and deserved? How much more celebrating, surprise, sharing and reason for dancing would a harvest of sixty or a hundredfold evoke?

While the parable begins with and spends time on hardships and failure it ends in surprise and abundance. Who could have guessed it? What was the source of this abundance? We look to what Isaiah told us today about the fertile, life-giving nature of God’s Word. Despite any discouragement we might feel because our efforts on God’s behalf seem futile and draining, still, we put our trust in the one who speaks to us a living word.

I am not a Scripture scholar but here’s something I’ve observed in both Testaments: the Bible hinges on "but," and "however." For example: in the Psalms of lament, after the dire condition of the supplicants is laid out, the helplessness and the misery of the human condition expressed, there appears a "but" or "however." This announces the entrance of God who will address the needs expressed. Did you notice the "but" in today’s passage? It comes quickly and surprisingly after the list of failures is described. "But.............." It is as if Jesus is saying, "Surprise! Don’t give up hope. God is coming to help beyond your expectations or merits, "in one case a hundredfold or in another sixty and in another thirty