Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Ba năm A 04-5-2014

“Nắng sao như nắng đời xưa ấy”,
Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 24: 13-35

Nhà thơ vẫn thấy nắng đời xưa ấy cứ như nắng vàng con mắt chẳng thấy duyên. Nhà Đạo có theo chân đồ-đệ Chúa trên đường Emmaus, cũng chẳng thấy được nắng “thủy tinh” vàng rực cả tâm hồn, mà không biết
Truyện kể hôm nay về đồ-đệ rong ruổi “trên đường Em-maus” đã thành văn bản song hành so với bản văn Tân Ước chứa đựng nội dung ta cử hành Tiệc Thánh Thể mỗi tuần. Điều này có lẽ sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, khi nghĩ: Tiệc Tạ Từ của Chúa đâu giống thế. Nhưng ở trình thuật hôm nay, thánh Luca nhắc nhở cộng đoàn lúc ấy cũng như bây giờ, rằng: họ cũng bị cản ngăn không gặp được Chúa, nhưng mọi người vẫn có kinh nghiệm sống đích thực là Ngài đang hiện diện quanh ta và với ta.
Trong hành trình tin-yêu, môn đệ đã gặp gỡ Chúa như họ từng có kinh nghiệm. Đây là chi tiết sống động trong trình thuật hôm nay. Quả vậy, nơi trình thuật, Đức Giê-su đã lắng nghe những gì họ mong mỏi, hy vọng và cả những chán chường tuyệt vọng cho đến khi họ bộc lộ thực trạng, Đức Kitô mới tỏ lộ Kinh thánh, để họ nhớ. Làm thế, Ngài lấy đi các huyễn hoặc và giúp họ thấy được mối nối kết dẫn đưa vào trình thuật cứu độ. Và, điều này dẫn họ vào hy vọng. Cả vào lúc đó, họ mới nhận ra Ngài. Nhận ra được Ngài, vào lúc Ngài bẻ bánh. Và bằng vào bẻ bánh, Ngài tỏ cho họ biết Ngài là Đấng, họ ngóng trông. Và, kinh nghiệm ấy đã dẫn họ về lại Giê-ru-sa-lem, làm chứng cho việc Ngài thật sự đã Phục Sinh.
Mỗi Chúa Nhật, thành phần của hành trình tin-yêu ta dấn bước trên đường đến Em-mau, có Chúa. Có chi tiết nào đưa ta đến đây, để tự hào mà nói: ta khác nhiều với những gì mình thực sự cảm nghiệm. Khác nhiều với những gì mình thực sự đang sống niềm tin ấy. Đức Chúa thấy được tâm can và tâm trí của mỗi người. Ngài gặp gỡ mỗi người chúng ta qua lớp bụi lẩn vẩn của cuộc sống, dù những thứ ấy có mang mặc hình hài khác lạ. Truyện kể về “Con đường Em-mau” dạy cho ta biết Đức Giê-su, trước nhất, muốn lắng nghe ý lòng chúng ta trước khi Ngài muốn ta lắng nghe Lời Ngài.
Tuy vậy, truyện “Con đường Em-mau” không chỉ nói về đồ đệ Chúa và cuộc sống của các thánh, thôi. Hệt một kiểu như thế, Tiệc Thánh Thể cũng không chỉ diễn tả cuộc sống của ta một cách đơn thuần mà Đức Kitô đã mở Kinh thánh cho ta thấy mỗi tuần, để ta có thể tạo cho kinh nghiệm sống của ta có được ý nghĩa. Để ta thấy được con đường Chúa hiện diện, cũng như vắng mặt. Và như thế, mới thấy được sự khùng điên của mỗi người, trong ta. Cũng giống môn đệ trên đường Em-mau, ta được chào đón. Được ngồi vào cùng bàn tiệc của Đức Chúa. Ở bàn tiệc ấy, ta nhận ra Ngài qua việc bẻ bánh. Và nhận ra chén cứu chuộc. Tiệc Thánh Thể, vẫn giúp ta sau khi rời khỏi nơi đây vào cuối bữa, để ra đi rao báo cho mọi người biết rằng ta đã gặp Đức Kitô. Ngài đã thực sự sống lại và Ngài sống lại rồi.
Một trong những điều mà Hội thánh ngày nay rất trân trọng, là: việc nối kết với các kinh nghiệm sống của Hội thánh thời ban sơ. Đích thực là như thế và thật là vinh dự. Vinh dự, nhắc nhớ những gì ta thường làm ở đây, mỗi Chúa Nhật. Nhắc để ta nhớ những gì có khả năng vun đắp niềm tin yêu nơi ta. Những gì ta đang cử hành và tiếp tục làm thế, qua nhiều thế hệ, là điều hệ trọng. Giống “Em-mau.
Cho dù, nhiều điều diễn ra, có thể rất khác. Khác vì văn hoá sắc tộc mỗi người khác nhau. Nhưng, khi thực hiện Tiệc Lòng Mến ở khắp nơi, vẫn có những điều giống hệt nhau. Những điều vẫn được lưu giữ, ở lại. Chính Đức Kitô Phục Sinh, Đấng vẫn tháp tùng cùng đi với ta đi bên ta, trong hành trình của cuộc sống. Ngài vẫn lắng nghe mỗi người. Ngài vẫn mở rộng lòng trí của mỗi người, để nhớ lại những điều nói trong Kinh thánh. Ngài vẫn mời ta ngồi vào bàn tiệc của Ngài. Vẫn gửi ta ra đi về với thế giới nhân trần, cho họ biết: Ngài đích thực đã sống lại từ cõi chết.
Đây là cách hay nhất để ta hiểu được chính mình theo “truyền thống của người Công Giáo” ở khắp nơi. Như thế, ta sẽ chia sẻ với các thế hệ ngàn năm trước/sau, cũng một lửa ngọn của tình yêu của Đức Chúa đang bừng bừng, làm cháy nóng tâm can ta, khi ta được chào đón mỗi tuần ở đây nơi Tiệc Lòng Mến mỗi tuần. Nơi, ta được lắng nghe, được giáo huấn, nuôi dưỡng và gửi đi để làm một chút gì rút từ chính con người mình hầu biến Vương Quốc Nước Trời của Đức Chúa thành hiện thực.
Đó chính là ý nghĩa của trình thuật “Trên đường Em-mau”. Của Tiệc Thánh Thể, rất hôm nay.

“Nắng sao như nắng đời xưa ấy,
Nắng vàng con mắt thấy duyên đâu
Muốn gửi thương về người cổ độ,
Mà sao tình chẳng nói cho đau.”
(Hàn Mặc Tử - Buồn ở đây)

Nhà thơ “buồn ở đây” vì “tình chẳng nói cho đau”. Con dân nhà Đạo cũng chẳng cần nói đến Tình bởi có nói vẫn cứ đau, vì người người đã có tình. Tình yêu-thương, giùm giúp chí ít là người trong Đạo, vẫn giữ đạo suốt đời mình.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch