”Tương lai có thể được xây dựng bằng sự bắt đầu lại từ những nguồn gốc châu Âu"

CASTEL GANDOLFO (Zenit,org).- Đây là bản dịch sứ điệp của Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Vatican, nhân danh Đức Gioan Phaolô II, gởi cho 700.000 tham dự viên "Họp Hữu Nghị giữa Các Dân tộc." Biến cố diễn ra một tuần do phong trào Hiệp thông và Giải phóng tổ chức tại Rimini, Italy, đã bế mạc vào ngày thứ Bảy.



* * *

Gởi Đức Cha Mariano De Nicoli, Giám Mục Timini

Thưa Đức Cha,

Cũng như năm nay, Đức Thánh Cha muốn gởi lời chào thân tình tới Đức Cha, các người tổ chức và tất cả những tham dự viên trong Buổi Họp Bạn giữa các Dân tộc. Chủ đề được chọn cho khóa 2003 là một đường lối theo Thánh vịnh 33: "Ai là người thiết tha được sống, ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc chứa chan"? Đó là một vấn đề bắt phải suy nghĩ.

Con người qua những quảng thời gian dài sự sống mà hầu như không nhạy cảm với tiếng kêu của hạnh phúc thật, một tiếng kêu vẫn ấp ủ trong tìm thức của mình.

Con người "bị xao lãng," như đã xảy ra bởi nhiều sự quan hệ với thực tại, và tai nội tại của họ xem ra không biết phải phản ứng ra sao. Những lời nói của tiên tri Isaiah đến trong tâm trí: "Không có ai cầu khẩn danh Chúa, cũng chẳng có ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài, vì Ngài đã ngoảnh mặt không nhìn đến và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức hành hạ chúng con "(Isaiah 64. 6)

Tiên tri đề cao nguồn gốc của sự bất an do câu hỏi Thánh vịnh khơi lên, và tiếp tục nói, "Những kẻ không hỏi Ta thì Ta đã cho gặp, những kẻ không tìm Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy. Với một dân chẳng kêu cầu danh Ta, Ta đã phán: 'Ta đây, Ta đây này' "(65, 1). Lời nói này từ Isaiah có lẽ là một giai điệu thêm vào chủ đề cho cuộc họp: Thiên Chúa xuất hiện và lay tỉnh con người để tự mình biết quay về, bị choáng váng bởi chính tội lỗi mình; Người tỏ mình cho thiên hạ thấy, cố gắng nhiều phen lôi kéo sự chú ý của con người. Sự khăng khăng của Thiên Chúa, được bày tỏ cách thương yêu cho một đứa con mà cuộc sống trôi xa, là một mầu nhiệm khơi dậy lòng thương xót và sự ban nhưng không.

Thế giới mà loài người đã xâydựng, nhất là trong những thế kỷ gần với chúng ta nhất, thường có xu hướng che phủ ước muốn tự nhiên của con người được hạnh phúc, gia tăng "sự xao lãng" mà con người có nguy cơ vấp phải vì sự yếu hèn nội tại của họ.

Xã hội ngày nay coi trọng đến một kiểu ước muốn có thể được kiểm soát theo những luật tâm lý và xã hội họcvà như vậy thường bị xử dụng cho những Mục đích lợi lộc hay vì ung thuận theo mánh lới.

Nhiều ước muốn đã thay thế sự ao ước mà Thiên Chúa đặt như sự thúc đẩy khích lệ trong con người, ngõ hầu họ tìm kiếm Chúa và gặp được sự hoàn thiện và bình an trọn vẹn chỉ trong một mình Người mà thôi.

Cuộc họp năm 2003 tại Rimini lại đề nghị một chủ đề mãi mãi vẫn còn hợp thời: Tạo vật nhân bản, do ý muốn này thúc giục tìm kiếm đến sự hoàn thiện, không bao giờ có thể bị dồn cho một phương thế vì bất cứ lợi ích nào. Dấu chân của Chúa, hình thành trong con người như một ao ước được hạnh phúc, làm cho con người tự bản tánh không thể bị bóc lột khai thác.

Sự băn khoăn cảm thấy được đặt ra như trong Thánh vịnh 33, được xuất phát bởi sự kiện con người thường không thể tìm được sức mạnh để nói: "Tôi làm! Tôi là con người muốn sống và ước ao những ngày hạnh phúc."

Chủ đề cuộc họp nhắc lại sự cần thiết tái thức tỉnh về phía con người. Con người phải gặp lại nghị lực và sự can đảm để đứng trước mặt Chúa và trả lời tiếng nói của Chúa "Này đây, Ta đây," mặc dầu trong một tiếng nói yếu ớt, kiểu nói cùng một tiếng vang cho một tiếng gọi này--"Này con đây, con cũng ở đây. Con gọi Chúa, bây giờ Chúa đã gặp con."

Sự đáp trả này đối với Chúa là Đấng kêu lên đến nỗi vượt hẳn bịnh điếc của chúng ta, diễn tả tình trạng ý thức sâu xa mà con người đạt trong trung tâm thầm kín nhất của con người mình. Điều này xảy ra đúng lúc khi tiếng Chúa gọi xuyên qua nhửng áng mây che đậy sự hiểu biết. Chỉ câu trả lời này: "Này con đây," phục hồi gương mặt thật cho con người và biểu lộ sư khởi đầu ơn cúu độ của họ

Nhưng con người phải được nâng đỡ bởi một sự giáo dục thích hợp, nền giáo dục có định hướng , như cùng đích của nó, nuôi dưỡng sứ tái thức tỉnh việc hiểu biết mục đích của mình, khơi dậy trong lòng họ những nghị lực cần thiết để hoàn thành điều đó. Do đó, sự giáo dục không bao giờ hướng tới cả đám đông con người, nhưng đến từng cá nhân trong diện mạo độc nhất vô nhị của con người. Điều này bao hàm một tình yêu chân thành đối với sự tự do con người và sự dấn thân không mõi mệt bảo vệ quyền tự do đó.

Với chủ đề năm nay, Cuộc họp cũng nhắc cho các dân tộc châu Âu, xem ra bối rối dước sức nặng lịch sử mình, nơi nguồn gốc của mình chôn trong đó. Bằng cách khơi lại câu hỏi trong thánh vịnh, Cuộc họp khơi lên mạnh mẽ gương mặt vĩ đại của thánh Benedict trong hành vi tiếp đón người tập sinh xin vào đan viện (x. the Rule, prologue 15).

Luật thánh Benedict không những đã trình bày một con đường tới sự trọn lành Kitô hữu, nhưng cũng là một khí cụ không gì sánh được của nền văn minh, hiệp nhất và tự do. Trong bao thế kỷ thường được đánh dấu bởi hỗn loạn và bạo tàn, nhờ luật này mà xây dựng được những bức tường thành cho phép những con người nam và nữ của những thời đại khác nhau, được đưa về một sự thực hiện trọn vẹn phẩm giá của mình. Tương lai có thể được xây dựng bằng sự khởi đầu trở lại từ những nguồn gốc châu Âu và bằng cách tích trữ những kinh nghiệm thời quá khứ, một phần lớn quá khứ đó mang dấu của sự gặp gỡ với Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha, khi bày tỏ ý muốn cuộc họp có thể trở thành một dịp đưa tới sự lớn mạnh về mặt văn hóa và thiêng liêng, bảo đảm với Đức Cha về lời cầu nguyện của Ngài và ban Phép lành Tòa Thánh đặc biệt đến những người tham dự trong các biến cố khác nhau trong chương trình. Tôi cũng bày tỏ những hy vọng của chính tôi về sự thánh công tuyệt đối của sáng kiến cao thương của Đức Cha, và vui mừng bảo đảm với Đức Cha những sự quí trọng sâu xa nhất của tôi.

Chân tình trong Chúa Kitô,

Hồng Y Angelo Sodano

Quôc vụ Khanh