ROME, (Zenit.org) – Kể từ 25 năm nay, mỗi giáo xứ tạitổng giáo phận Czestochowa, Ba Lan khuyến khích tín hữu có thói quen gắn bó vớiviệc chầu Thánh Thể xuyên suốt cuộc đời, khởi đi từ một sắc lệnh chầu Thánh Thểmãi mãi của giáo phận.

Trong thực tế, việc đạo đức tốt lành này là kết quảrất có ý nghĩa từ Đại Hội Toàn Quốc Thánh Thể lần thứ II được tổ chức tại BaLan từ ngày 8 đến 14 tháng Sáu năm 1987, với sự hiện diện của Cố Đức Giáo HoàngGioan-Phaolô II. Đức cha Stanislav Nowak,giám mục giáo phận lúc đó đã chính thức cổ võ phong trào này.

Sắc lệnh có đoạn viết : « Để đào sâu đức tintrước sự hiện diện màu nhiệm của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, và để kiếmtìm một sự kết hiệp mật thiết với Người, và cũng để tưởng nhớ biến cố Đại HộiToàn Quốc Thánh Thể », việc chầu Thánh Thể mãi mãi được thiết lập.

Và như thế, kể từ 25 năm nay, mỗi giáo xứ tổ chứcnhững buổi chầu Thánh Thể trong suốt 24 giờ, và trong mỗi địa hạt của tổng giáophận, có một nhà nguyện chầu Thánh Thể liên tục ngày và đêm.

Đó là nơi « mà mỗi người có thể đến gặp gỡ riêngtư với Chúa Giêsu, tín thác nơi Ngài những khó khăn, ưu tư, nỗi buồn », tácgiả của sắc lệnh, nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Czestochowa giải thích trong nghi lễ kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của sắclệnh.

« ChầuThánh Thể, ngài nói tiếp, trong thực tế là một cuộc gặp gỡ cá nhân với ThiênChúa như một người yêu quý và Thánh Thể là trung tâm điểm của các cộng đoàngiáo xứ chúng ta ».

Có nhiều tín hữu, ngài nhấn mạnh, « không chỉ cầunguyện có những công việc của mình, nhưng cũng cầu nguyện cho toàn giáo xứ, choơn gọi linh mục… ».

Một giáo dân tên Zenona đã chia sẻ rằng mỗi lần hiệndiện trong nhà nguyện chầu Thánh Thể, bà cầu nguyện cho các linh mục trong cảnước, cho sự thánh thiện của các ngài : « Tất cả các ngày, tôi lần chuỗiđể cầu nguyện cho con tôi, người được Chúa gọi thi hành tác vụ linh mục, vàchính cha ấy cũng để nghị tôi cầu nguyện cho mình ».

Về phần mình, một nữ giáo dân khác có tên JowitaKostrzewska de Blachownia thì thổ lộ rằng mỗi khi mình ở trong nhà nguyện chầuThánh Thể liên tục, chị cảm thấy cần phải ngợi khen Thiên Chúa, không phải chỉtrong chốc lát : « Nếu tôi không làm việc này, cũng giống như có mộtngười ở ngay bên trong nhà mà mình lại không gặp mặt. Chúng ta cần gợi lại rằngChúa Giêsu chờ đợi chúng ta, luôn luôn dang cánh tay rộng mở, và chỉ cần đếnquỳ gối trước chân Người, thì Người sẽ hành động ».

Jowita Kostrzewska kết luận : « Chầu ThánhThể mang lại cho chúng ta bình an trong tâm hồn. Điều này đối với tôi có một ý nghĩa rất sâu đậm : ở thờiđiểm đó tôi có thể trực tiếp gặp gỡ Thiên Chúa, cảm nghiệm được sự hiện diệncủa Ngài. Trong khi chiêm ngắm Bánh Thánh tinh tuyền, tôi có thể nhận được câutrả lời và biết con đường nào cần đi trong cuộc đời mình ».