Thứ Sáu Tuần Thánh: Người tôi tớ (Is 52, 13-53.12; Dt 4, 14-16. 5,7-9; Ga 18, 1-19.42).
Tiên tri Isaia đã trình bày bài ca thứ tư về người Tôi Tớ Chúa rất bi thương. Người tôi tớ mang lấy sự đau yếu hèn mọn và tội lỗi của nhân loại. Isaia tả chân dung của người tôi tớ với hình ảnh thảm thương: Người tàn tạ, mất hết vẻ người, dung nhan không còn, bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn, như kẻ đau đớn nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bị coi như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Người hiến thân tình nguyện và không mở miệng, chẳng hé môi như con chiên bị đem đi giết.
Con đường Thiên Chúa chọn để đến với con người là con đường khiêm hạ. Một Thiên Chúa cao cả vĩ đại hạ thân làm một con người xác phàm, ngoại trừ tội lỗi. Chúa chọn sinh ra trong khó nghèo, sống đơn sơ đạm bạc, gặp gỡ giới bình dân nghèo khổ và chọn lựa các môn đệ từ những người chài lưới, lao động và ít học. Chúa Giêsu xuất hiện là một Đấng Messia âm thầm và kín đáo. Chúa rao giảng về Nước Trời cho những kẻ đơn sơ bé mọn. Từ mấy trăm năm trước, các tác giả Thánh Vịnh đã nói về Ngài như một đấng bị khinh bỉ và chối từ. Một vị Thiên Chúa giáng trần như bị lạc lõng giữa cõi đời: Thân sâu bọ chứ người đâu phải, con bị đời mắng chửi dể duôi, thấy con ai cũng chê cười, lắc đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai (Tv 22, 7-8).
Người tôi tớ bị đối xử cách bất công. Tinh thần của người tôi tớ bị áp đảo, thân xác bị đòn đánh và áo choàng bị cắt xẻ chia chắc cho nhau. Bọn ác đó trong ngoài vây bủa, chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài; chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem. Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn (Tv 22, 17-19). Mọi người từ Vua quan đến hàng Tư tế và dân chúng hùa nhau la hét và lên án tử hình. Hình ảnh người tôi tớ là hình ảnh của chính Chúa Giêsu trên đường chịu nạn. Không còn thiếu một hình khổ nào mà Chúa không phải chịu. Tất cả mọi lời tiên tri đã được hoàn tất nơi con người của Chúa Giêsu.
Lời than của Thánh Vịnh: Con bị tai ương, người thân kẻ nghĩa chẳng tới gần, bà con ruột thịt cũng đứng xa. Kẻ tìm giết con bủa giăng cạm bẫy, đứa mưu hại con buông lời độc địa, suốt ngày chúng nghĩ kế phỉnh gạt con (Tv 38, 12-13). Chúa hiểu rõ sứ mệnh của người tôi tớ. Chúa không hóa giải hoặc trốn lánh những đau khổ sẽ phải chịu. Mọi sự xảy đến tự nhiên, không ai sắp đặt nhưng đã được tiên báo mọi chi tiết diễn tiến của người tôi tớ dâng mình làm hiến lễ. Đêm hôm Chúa bị bắt, trong số các môn đệ thân tín có kẻ phản bội, kẻ chối Chúa, nhiều kẻ bỏ chạy và có kẻ đứng xa xa ngóng nhìn. Thật sự, giữa sức mạnh của cường quyền và áp lực xã hội, các tông đồ phải rút lui và trốn chạy, đây là lẽ thường. Sau khi hoàn tất chén đắng, Chúa Giêsu đã phục sinh từ cõi chết. Chúa đã qui tụ các tông đồ và ban Thánh Thần cho họ. Các Tông đồ đã trở thành những chứng nhân đích thực rao giảng tin mừng Nước Trời. Đây chính là chương trình cứu độ của Chúa.
Tư tưởng của Chúa không phải tư tưởng của con người. Đường lối của Chúa đi không là đường của thế gian. Chúa hạ thân làm người. Chúa chấp nhận thân phận của người tôi tớ phục vụ. Chúa đã đến gặp gỡ tất cả các tầng lớp cùng đinh và người sầu khổ. Từ đáy vực thẳm, Chúa nâng con người lên. Chúa Giêsu trở thành trung gian hòa giải giữa Thiên Chúa và loài người: Bởi vậy, Người là trung gian của một Giao Ước Mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa (Dt 9,15). Chỉ có Chúa Kitô mới đền bù đầy đủ tội lỗi do con người mắc phạm.
Ngày xưa cha ông chúng ta đã dùng các con thú vật để tiến lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa. Qua các nghi lễ đền tội, các tư tế đánh đập các con vật để gánh tội mình, rồi xua chúng vào hoang mạc cho chết dần. Máu của chiên bò tanh hôi có thể dùng như dấu chỉ thay thế sự hy sinh bản thân. Nay Chúa Giêsu đã dùng chính máu mình để hiến dâng lễ hiến tế đền tội cho nhân loại. Chỉ một lần là đủ: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt 9,12).
Giá máu hy tế của Con Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi của con người: Cũng vậy, Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người (Dt 9,28). Công cuộc cứu độ của Chúa mở rộng cho mọi người, nhưng chỉ những ai sống, thực hành và mong đợi thì được ơn cứu độ. Ví như dòng sông ân sủng bao la tươi mát như nước nguồn tuôn chảy không ngừng, nhưng nếu chúng ta không uống và không nhận lãnh, chúng ta sẽ bị chết khô, chết khát. Và nếu chúng ta không ngụp lặn và tắm gội trong ân sủng, chúng ta sẽ chẳng được lành sạch và no thỏa.
Hy tế của Giêsu trên thập giá là Giao Ước mới trọn vẹn và hoàn hảo. Xưa cây thập giá thường để treo các tội nhân bị tử hình, nay thập giá trở thành giá treo Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu chấp nhận một xử hình bị xem là nhục nhã và thấp hèn nhất. Chúa đã vác cây thập giá thật, bị đóng đinh chân tay vào thập giá và đã chết trên thập giá. Cây thập giá trở thành giá cứu chuộc. Vào mỗi Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Giáo Hội cử hành nghi thức Suy Tôn Thánh Giá, mỗi người chúng ta lại có cơ hội đến thờ lạy và hôn kính Thánh Giá của Chúa. Linh mục nâng cao Thánh giá và ca lên: Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng cứu Độ trần gian, chúng ta hãy đến thờ lạy.
Mỗi thứ Sáu, chúng ta có thói quen đọc và suy niệm 14 chặng đàng thánh giá. Mỗi chặng đường, chúng ta nguyện: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho Thiên hạ. Chúa Kitô đã dùng Thánh Giá để cứu độ. Thánh Giá là giá máu. Thánh giá là bảo chứng của tình yêu. Thánh giá là biểu tượng của niềm tin. Thánh giá là dấu chỉ của niềm hy vọng. Thánh giá là sự chiến thắng tội lỗi. Qua thánh giá, chúng ta sẽ nhận lãnh triều thiên vinh quang. Thánh giá là đường dẫn đến sự sống. Làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta cùng tôn thờ thánh giá Chúa. Hãy ý thức mỗi khi chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta hãy làm dấu thánh giá trên mình một cách kính cẩn. Chúng ta mang thánh giá trên cổ, trên ngực và trên người cách tôn trọng. Các mục tử ban phép lành hình thánh giá một cách trang nghiêm và thánh thiện. Thánh giá là gia bảo của mọi tín hữu. Đặt thánh giá nơi tôn kính trên bàn thờ, trong phòng hoặc trong nhà. Thánh giá được dương lên cao khắp nơi. Nơi nào có người Kitô hữu, nơi đó có thánh giá. Nơi nào có thánh giá, nơi đó đã có hạt giống đức tin. Đã có biết bao đấng bậc cha ông của chúng ta đã dám hy sinh mạng sống giữ vững đức tin: Thà chết, chứ không bước qua thánh giá.
Lạy Chúa, Chúa đã dùng thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ. Xin cho chúng con biết vác thánh giá hàng ngày mà theo Chúa: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14,27). Mang thánh giá là mang thân phận của người tôi tớ. Tôi tớ thì biết phục vụ. Tôi tớ thì phải chịu thua thiệt. Xin giúp chúng con biết dấn thân phục vụ anh chị em trong tình yêu.
Tiên tri Isaia đã trình bày bài ca thứ tư về người Tôi Tớ Chúa rất bi thương. Người tôi tớ mang lấy sự đau yếu hèn mọn và tội lỗi của nhân loại. Isaia tả chân dung của người tôi tớ với hình ảnh thảm thương: Người tàn tạ, mất hết vẻ người, dung nhan không còn, bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn, như kẻ đau đớn nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bị coi như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Người hiến thân tình nguyện và không mở miệng, chẳng hé môi như con chiên bị đem đi giết.
Con đường Thiên Chúa chọn để đến với con người là con đường khiêm hạ. Một Thiên Chúa cao cả vĩ đại hạ thân làm một con người xác phàm, ngoại trừ tội lỗi. Chúa chọn sinh ra trong khó nghèo, sống đơn sơ đạm bạc, gặp gỡ giới bình dân nghèo khổ và chọn lựa các môn đệ từ những người chài lưới, lao động và ít học. Chúa Giêsu xuất hiện là một Đấng Messia âm thầm và kín đáo. Chúa rao giảng về Nước Trời cho những kẻ đơn sơ bé mọn. Từ mấy trăm năm trước, các tác giả Thánh Vịnh đã nói về Ngài như một đấng bị khinh bỉ và chối từ. Một vị Thiên Chúa giáng trần như bị lạc lõng giữa cõi đời: Thân sâu bọ chứ người đâu phải, con bị đời mắng chửi dể duôi, thấy con ai cũng chê cười, lắc đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai (Tv 22, 7-8).
Người tôi tớ bị đối xử cách bất công. Tinh thần của người tôi tớ bị áp đảo, thân xác bị đòn đánh và áo choàng bị cắt xẻ chia chắc cho nhau. Bọn ác đó trong ngoài vây bủa, chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài; chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem. Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn (Tv 22, 17-19). Mọi người từ Vua quan đến hàng Tư tế và dân chúng hùa nhau la hét và lên án tử hình. Hình ảnh người tôi tớ là hình ảnh của chính Chúa Giêsu trên đường chịu nạn. Không còn thiếu một hình khổ nào mà Chúa không phải chịu. Tất cả mọi lời tiên tri đã được hoàn tất nơi con người của Chúa Giêsu.
Lời than của Thánh Vịnh: Con bị tai ương, người thân kẻ nghĩa chẳng tới gần, bà con ruột thịt cũng đứng xa. Kẻ tìm giết con bủa giăng cạm bẫy, đứa mưu hại con buông lời độc địa, suốt ngày chúng nghĩ kế phỉnh gạt con (Tv 38, 12-13). Chúa hiểu rõ sứ mệnh của người tôi tớ. Chúa không hóa giải hoặc trốn lánh những đau khổ sẽ phải chịu. Mọi sự xảy đến tự nhiên, không ai sắp đặt nhưng đã được tiên báo mọi chi tiết diễn tiến của người tôi tớ dâng mình làm hiến lễ. Đêm hôm Chúa bị bắt, trong số các môn đệ thân tín có kẻ phản bội, kẻ chối Chúa, nhiều kẻ bỏ chạy và có kẻ đứng xa xa ngóng nhìn. Thật sự, giữa sức mạnh của cường quyền và áp lực xã hội, các tông đồ phải rút lui và trốn chạy, đây là lẽ thường. Sau khi hoàn tất chén đắng, Chúa Giêsu đã phục sinh từ cõi chết. Chúa đã qui tụ các tông đồ và ban Thánh Thần cho họ. Các Tông đồ đã trở thành những chứng nhân đích thực rao giảng tin mừng Nước Trời. Đây chính là chương trình cứu độ của Chúa.
Tư tưởng của Chúa không phải tư tưởng của con người. Đường lối của Chúa đi không là đường của thế gian. Chúa hạ thân làm người. Chúa chấp nhận thân phận của người tôi tớ phục vụ. Chúa đã đến gặp gỡ tất cả các tầng lớp cùng đinh và người sầu khổ. Từ đáy vực thẳm, Chúa nâng con người lên. Chúa Giêsu trở thành trung gian hòa giải giữa Thiên Chúa và loài người: Bởi vậy, Người là trung gian của một Giao Ước Mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa (Dt 9,15). Chỉ có Chúa Kitô mới đền bù đầy đủ tội lỗi do con người mắc phạm.
Ngày xưa cha ông chúng ta đã dùng các con thú vật để tiến lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa. Qua các nghi lễ đền tội, các tư tế đánh đập các con vật để gánh tội mình, rồi xua chúng vào hoang mạc cho chết dần. Máu của chiên bò tanh hôi có thể dùng như dấu chỉ thay thế sự hy sinh bản thân. Nay Chúa Giêsu đã dùng chính máu mình để hiến dâng lễ hiến tế đền tội cho nhân loại. Chỉ một lần là đủ: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt 9,12).
Giá máu hy tế của Con Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi của con người: Cũng vậy, Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người (Dt 9,28). Công cuộc cứu độ của Chúa mở rộng cho mọi người, nhưng chỉ những ai sống, thực hành và mong đợi thì được ơn cứu độ. Ví như dòng sông ân sủng bao la tươi mát như nước nguồn tuôn chảy không ngừng, nhưng nếu chúng ta không uống và không nhận lãnh, chúng ta sẽ bị chết khô, chết khát. Và nếu chúng ta không ngụp lặn và tắm gội trong ân sủng, chúng ta sẽ chẳng được lành sạch và no thỏa.
Hy tế của Giêsu trên thập giá là Giao Ước mới trọn vẹn và hoàn hảo. Xưa cây thập giá thường để treo các tội nhân bị tử hình, nay thập giá trở thành giá treo Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu chấp nhận một xử hình bị xem là nhục nhã và thấp hèn nhất. Chúa đã vác cây thập giá thật, bị đóng đinh chân tay vào thập giá và đã chết trên thập giá. Cây thập giá trở thành giá cứu chuộc. Vào mỗi Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Giáo Hội cử hành nghi thức Suy Tôn Thánh Giá, mỗi người chúng ta lại có cơ hội đến thờ lạy và hôn kính Thánh Giá của Chúa. Linh mục nâng cao Thánh giá và ca lên: Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng cứu Độ trần gian, chúng ta hãy đến thờ lạy.
Mỗi thứ Sáu, chúng ta có thói quen đọc và suy niệm 14 chặng đàng thánh giá. Mỗi chặng đường, chúng ta nguyện: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho Thiên hạ. Chúa Kitô đã dùng Thánh Giá để cứu độ. Thánh Giá là giá máu. Thánh giá là bảo chứng của tình yêu. Thánh giá là biểu tượng của niềm tin. Thánh giá là dấu chỉ của niềm hy vọng. Thánh giá là sự chiến thắng tội lỗi. Qua thánh giá, chúng ta sẽ nhận lãnh triều thiên vinh quang. Thánh giá là đường dẫn đến sự sống. Làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta cùng tôn thờ thánh giá Chúa. Hãy ý thức mỗi khi chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta hãy làm dấu thánh giá trên mình một cách kính cẩn. Chúng ta mang thánh giá trên cổ, trên ngực và trên người cách tôn trọng. Các mục tử ban phép lành hình thánh giá một cách trang nghiêm và thánh thiện. Thánh giá là gia bảo của mọi tín hữu. Đặt thánh giá nơi tôn kính trên bàn thờ, trong phòng hoặc trong nhà. Thánh giá được dương lên cao khắp nơi. Nơi nào có người Kitô hữu, nơi đó có thánh giá. Nơi nào có thánh giá, nơi đó đã có hạt giống đức tin. Đã có biết bao đấng bậc cha ông của chúng ta đã dám hy sinh mạng sống giữ vững đức tin: Thà chết, chứ không bước qua thánh giá.
Lạy Chúa, Chúa đã dùng thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ. Xin cho chúng con biết vác thánh giá hàng ngày mà theo Chúa: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14,27). Mang thánh giá là mang thân phận của người tôi tớ. Tôi tớ thì biết phục vụ. Tôi tớ thì phải chịu thua thiệt. Xin giúp chúng con biết dấn thân phục vụ anh chị em trong tình yêu.