Ấn Độ: Cầu nguyện Giáng sinh cho các tín hữu bị bách hại ở Orissa

Bhubaneswar - Trong việc giải quyết Kitô hữu mới ở Anandnagar, trong quận Kandhamal – nơi xảy ra các vụ thảm sát năm 2008 chống Kitô hữu -, các Kitô hữu cầu nguyện và hy vọng, chờ đợi lễ Giáng Sinh.

Tại Anandnagar, chúng tôi thấy các Kitô hữu tái định cư sau khi bị đuổi ra khỏi làng bản xứ của họ, trong khu vực Tikabali, huyện Kandhamal. Theo báo cáo của Giáo hội địa phương với hãng tin Fides, khoảng 800 người của gần 450 gia đình Kitô hữu, nạn nhân của bạo lực, đã đến với nhau ngày 8-12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, để dự cuộc tập họp trước Giáng sinh về "cầu nguyện và hy vọng".

Tu sĩ K.J. Markos, một nhà truyền giáo Dòng Monfort sống ở Kandhamal, thông báo rằng đây là một cuộc gặp gỡ hòa bình, với đặc trưng là bầu khí chào đón hân hoan và mừng lễ, được chuẩn bị bởi các nữ tu Thừa sai Bác ái (MC), cùng với dân làng. Các nữ tu cũng đã thông báo cho cảnh sát và chính quyền, và việc này cho phép cuộc tập họp được thực hiện suôn sẻ. Mọi người đã nghe một bài giáo lý về ý nghĩa của lễ Giáng sinh, và tham dự một buổi cầu nguyện dưới sự chỉ đạo của Linh mục Sisirkant Sabhanayak, Cha sở Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa gần Tikabali.

Cuộc tập họp cũng có sự tham dự của ông Sajan K George, Chủ tịch "Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ”. Ông đã có những lời khích lệ đối với các tín hữu, và kết thúc với một khoảnh khắc của lòng hiếu khách huynh đệ.

Trong những ngày qua, Tổng Giám mục John Barwa, Dòng Ngôi Lời (SVD), Tổng Giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đã gửi một lá thư mục vụ cho giáo phận, nhắm đến lễ Giáng Sinh, kêu gọi các tín hữu hãy là "sứ giả của một thông điệp hy vọng", bất chấp sự đau khổ của quá khứ và hiện tại.

Huyện Kandhamal, vốn chiếm một phần trung tâm của Tổng Giáo Phận, đã là tâm điểm của bạo lực chống Kitô hữu trong năm 2008: hơn 100 người thiệt mạng, hơn 6.000 ngôi nhà bị đốt cháy ở 400 làng, cũng như 296 nhà thờ và nơi thờ phượng nhỏ của các Kitô hữu. Hơn 56.000 Kitô hữu trở thành người tị nạn ngay trên quê hương của họ (IDP), khoảng 30.000 vẫn còn sống trong các trại tị nạn được thành lập bởi chính phủ. Khoảng 1.000 người đã bị cảnh cáo hoặc bị đe dọa bởi hàng xóm của họ: họ chỉ có thể trở về nhà nếu họ trở thành người Ấn giáo.

Phần còn lại của những người tị nạn ưa thích rời bỏ quận Kandhamal vì lo sợ, trong thực tế họ không có cơ hội tìm sinh kế ở Kandhamal, vì ở đây họ cũng là nạn nhân của một "quyền phủ quyết”, và sự phân biệt đối xử ở cấp kinh tế và xã hội. (Agenzia Fides 12-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa