Màn kịch diễn ra y hệt như giới quân phiệt đã dự tính. Khi đòan biểu tình của người Kitô giáo Copts phồng lên hơn 10 ngàn người thì không ai có thể kiểm sóat được nữa, những tóan lâu la đâm thuê chém mướn sẽ trà trộn vào đám đông, bắn vào quân đội...và quân đội sẽ lấy cớ tự vệ để nổ súng.

Đây là một dịp bằng vàng cho quân đội ghi công với nhân dân Ai Cập, nhất là trong dịp bầu cử sắp tới, biết đâu những biến động sẽ làm châm trễ việc chuyển giao quyền hành, kéo dài thời gian chấp chánh của các tướng lãnh.

Phần đông người Ai Cập theo Hồi Giáo vẫn coi thiểu số Kitô giáo Copts là một cái gai cần phải nhổ đi. Trước thời Nasser, mặc dù họ chỉ là 10% dân số, chịu 14 thế kỷ cai trị sắt đá, phải đóng thêm một thứ thuế quái gở là thuế ngọai đạo, nhưng họ vẫn cần cù làm việc và sở hữu tới 50% tài sản của quốc gia. Do đó, từ thời Nasser về sau, những âm mưu đè nén nhóm thiểu số này đã được thi hành triệt để, nhất là dưới thời Mubarak: những gì bất công cho người Copts thì chính quyền sẽ làm ngơ, những gì thiệt hại cho người Hồi Giáo thì 'công lý' sẽ được thi hành cách mạnh mẽ, bất cân xứng và tức thời.

Một người Hồi giáo cải đạo qua Copts lập tức bị tòa án của giáo hội tuyên án tử hình, một tin đồn, dù cho đó chỉ là một tin đồn vô căn cứ, rằng có người Copts nào đó bị ngăn cản không được theo đạo Hồi, thì lập tức một cuộc Thánh Chiến dã man sẽ bùng nổ: nhà thờ bị đốt, giáo sĩ bị giết, giáo dân bị tàn sát.

Năm vừa qua, không có mấy tháng mà không có một vụ 'Thánh Chiến' man rợ như thế.

Phải như những người Kitô hữu Copts học theo số phận của người Công Giáo ở Iraq mà chạy nạn qua các xứ Tây Âu, bỏ đất đai và tài sản lại cho dân Hồi, thì mọi sự có lẽ sẽ tốt đẹp! Nhưng khốn nỗi trong khi số Kitô hửu ở Iraq chỉ có khỏang 1.5 triệu người và từ nhiều thế kỷ qua đã có liên hệ với những dân Công Giáo ở các nước Tây Âu nên dễ dàng hội nhập, còn số dân Copts ở Ai Cập là hơn 8 triệu, sinh sống quây quần quanh nơi bản thổ, họ không có cơ hội nào ở nước ngòai.

"Chúng tôi không đi đâu cả, đây là đất của chúng tôi" theo lời tuyên bố của giáo chủ (pope) Shenouda III.

Thực vậy, người Copts là dân khai phá ra đất Ai Cập từ nguyên thủy, là con cháu của Pharaon sáng lập ra nền văn minh nhân lọai. Vì vậy họ sẽ cắm dùi tại phần đất của ông cha để lại.

14 thế kỷ dưới sự cai trị hà khắc, người Ả Rập Hồi giáo vẫn chưa đồng hóa được đám dân cứng cổ này, dù cho họ phải đóng thêm thuế ngọai đạo, không được làm công chức, cấm đi lính, không được cấp thẻ thông hành...không được phép xây nhà thờ.

Vụ một nhà thờ bị đốt ở Aswan và cuộc tuần hành phản đối đêm chủ nhật với 10.000 Kitô hữu là một cơ hội bằng vàng cho những tướng lãnh quân phiệt đang tại chức. Mặc dù các giáo sĩ Copts không khuyến khích, nhiều nhóm thanh niên ồn ào có tên là phong trào 'Maspero Youth Union' nhất định tiến về Cairo để biểu tình trước trụ sở của bộ Thông Tin.

Những gì xảy ra sau đó là một 'bài bản' có ghi trong 'binh pháp chống biểu tình'. "Nhiều người lạ xâm nhập vào đòan biểu tình và khởi động những tội ác, để sau đó đổ lỗi cho người Copts." theo lời khiếu nại chính thức của Giáo Hội Copts.

Đài tuyền hình của nhà nước, trong một hành động bất thường chưa từng thấy ở bất cứ đâu, đã phát đi những hình ảnh thương tích của những chiến sĩ, và liên tiếp kêu gọi "mọi người yêu nước hãy hàng lọat tiến về Maspero để bảo vệ quân đội chống lại bọn phản động Kitô giáo".

Một đài tôn giáo của đạo Hồi còn phao tin nhảm là đám biểu tình đã đốt kinh Koran.

Những tin đồn và lời kêu gọi bất nhân đã đổ thêm dầu vào lửa, tạo ra một cuộc chiến tôn giáo đẫm máu nhất kể từ khi Mubarak bị lật đổ.

Bà Sarah Carr, phóng viên của báo Al-Masry Al-Youm tại Cairo, mô tả cuộc chiến như sau: " hai xe bọc sắt của quân đội...phóng tới như bay và đâm xầm vào đòan biểu tình, đòan người hỏang hốt phóng mình tránh qua hai bên. Một binh lính đứng trên xe chĩa súng xuống đám đông và bắn bừa bãi, như điên dại"

Mô tả quang cảnh trong bệnh viện của người Copts gần đó, bà Carr cho biết đã chứng kiến mọi từng lầu của bệnh viện "dính đầy máu. .. hầu như không còn phòng để chứa người bị thương."

Một đọan phim trên YouTube chiếu cảnh một tên lính đang ba hoa "tao vừa bắn bể ngực một tên Copt." tức thì đám đông đứng gần khen ngợi "Cảm tạ Chúa, mày xứng đáng là một người đàn ông!"

Đám đông Hồi giáo vây quanh la lớn những khẩu hiệu Hồi giáo: "Chúa là cực đại.”

Tin sơ khởi cho biết, 24 người chết, trên 300 người bị thương. Hầu hết nạn nhân là người Copts!

Giáo Hội Chính Thống Copts Ai Cập tuyên bố ba ngày ăn chay và than khóc.

"Đức tin Kitô giáo lên án bạo lực", giáo hội tuyên bố và kêu gọi chính quyền phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề "giữa Kitô hữu, Hồi giáo, và cảnh sát. Giáo hội cũng lưu ý rằng dân thiểu số Kitô giáo ở Ai Cập đã "phải chịu thiệt hại hết lần này qua lần khác trong khi những kẻ chủ mưu đã không hề bị trừng phạt."

Trong khi đó, chính quyền buộc tội những người tham gia cuộc biểu tình đã ném đá và chai lọ vào cảnh sát. Chỉ sau khi một số người biểu tình đã giành giựt vũ khí của binh lính, thì quân đội mới sử dụng hơi cay để giải tán.

Để ngăn chặn những tin tức bất lợi, quân đội đã tìm cách ém nhẹm mọi hình ảnh về cuộc biểu tình.

Quân cảnh 3 lần xông vào đài TV dân sự Channel 25 ở quận Maspero để chấm dứt các chương trình truyền hình tại chỗ và tịch thu các phim ảnh có hình ảnh xe bọc sắt đâm vào thường dân không vũ khí.

Không chỉ đài 25 mà thôi, cơ quan thông tín của Mỹ tại địa phương mang tên là Al-Hurra cũng bị bố ráp trong lúc làm phóng sự tại chỗ.

Cho tới nay ban giám đốc của Channel 25 vẫn không đưa ra lời bình luận nào, còn riêng phóng viên của Al-Hurra thì chỉ cho biết họ phải ngưng cuộc phóng sự vì “lý do an ninh.”

Nhưng những hình ảnh lưu truyền trên YouTube thì nhiều vô kể. Những chứng cớ hiển nhiên đã làm cho cộng đồng quốc tế đi đến kết luận là chính quân đội Ai cập chủ tâm gây ra bạo động trứơc.

Điều này khiến cho ông Bộ trưởng Ngọai giao của Đức, ông Guido Westerwelle, nói: ” đã đến lúc những nhà lãnh đạo của Ai Cập phải có hiểu biết về sự quan trọng của khoan dung và đa nguyên tôn giáo.”

Quân đội cho đến nay còn từ chối không cho biết tỷ lệ của hàng trăm người bị thương là thường dân hay binh lính. Tuy nhiên chính phủ đã tuyên bố sẽ thành lập một ủy ban để tìm hiểu sự thật. Riêng Thủ tướng Essam Sharaf thì tuyên bố "đây không phải là một đụng độ giữa người Hồi giáo và Kitô hữu, mà là một âm mưu gây hỗn loạn của những bàn tay ẩn nấp của những phần tử ngọai bang".

Ngọai bang theo ẩn ý của ông là Hoa Kỳ và Do thái.

Nhưng những lý lẽ của chính phủ không làm nguôi cơn thịnh nộ của những người có lương tri.

Ông Hisham Kassem, một chủ nhân phát hành đáng kính của Ai cập nghĩ rằng các luật sư nên khởi tố ông bộ trưởng thông tin Osama Heikal và các đài tuyền hình. Những chương trình TV đêm Chúa Nhật là những chứng cớ rõ ràng rằng hệ thống truyền thông của chính phủ đã tham gia vào âm mưu bạo động.

Cũng vậy, ông Gamal Zahran, một cựu dân biểu, lên tiếng đòi hỏi ông bộ trưởng thông tin phải từ chức.

Ông Mohamed Abu El-Ghar, chủ tịch của đảng Social Democratic Party, thì tuyên bố trong cuộc họp báo cùng với những ứng cử viên Tổng thống rằng các đài truyền hình của chính phủ là “một đám giả hình.”

Ngay cả những nhân viên của đài truyền hình cũng không nén được cảm xúc.

Phát ngôn viên Mahmoud Youssef thanh minh rằng anh ta không có trách nhiệm gì về nội dung chính thức của chương trình truyền hình cả.

Còn cô Dina Rasmy, phóng viên của đài số 2, thì tuyên bố cô ta cảm thấy “xấu hổ” vì đã làm việc cho đài truyền hình công cộng, mà theo cô chỉ là “đám gia nô cho những kẻ cầm quyền.”

Một số bình luận gia đã phỏng đóan rằng, cứ đà này thì, chính phủ sẽ tạm ngưng cuộc bầu cử ngày 28 tháng 11 tới.

Tòa Bạch Cung Hoa kỳ, với sự dè dặt, đưa ra lời kêu gọi "tất cả các bên hãy giữ sự kiềm chế" vì lợi ích của một nước "Ai Cập mạnh mẽ và thống nhất." Quyền lợi của người Copts "phải được tôn trọng, đặc biệt là các quyền phổ quát về biểu tình ôn hòa và tự do tôn giáo."

Tòa Bạch Cung cũng đưa ra lời cảnh báo: ”Những biến động như thế này không thể là rào cản cho cuộc bầu cử đúng hẹn và cho cuộc chuyển giao quyền hành về phía dân sự một cách hòa bình, chính trực và bao gồm mọi thành phần của quốc gia.”

Biến cố hôm Chúa Nhật, và những biến cố ứ đọng từ lâu, tỏ cho thấy chính quyền quân sự của Ai Cập chưa tự tin trong việc cầm quyền và còn rất hồ đồ. Adel Iskandar, một giáo sư Mỹ gốc Ai Cập đang dậy môn truyền thông và văn hóa Ả rập tại Georgetown University cho biết "Có rất nhiều người tin rằng đây là giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng, đó là cuộc đối mặt với đám quân phiệt."