Ngài nói với Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc (Nông Lương Quốc Tế: FAO) về Nạn Đói trên Thế Giới

VATICAN, ngày 1 tháng 7, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đang trích dẫn Liên Hiệp Quốc và các chuyên gia khác để khẳng định rằng việc sản xuất thực phẩm trên vũ hoàn có thể nuôi sống dân số trên thế giới. Nhưng ngài nói, hàng triệu người "không có miếng ăn hàng ngày" vì lòng ích kỷ.

Hôm nay Đức Thánh Cha nói như vậy khi ngài tiếp kiến các thành viên của phiên họp lần thứ 37 của Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc. Phiên họp này chấm dứt ngày Thứ Bẩy vừa qua.

Đức Thánh Cha nói: "Nạn nghèo khó, tình trạng bán khai, và do đó, nạn đói kém, thường là kết quả của những hành vi ích kỷ, phát xuất từ trái tim con người, được thể hiện bằng những hành động xã hội, qua các trao đổi về kinh tế, qua các hoàn cảnh của thị trường, qua khả nặng tiếp cận được với thực phẩm, và được chuyển dịch thành việc từ chối quyền tiên quyết của tất cả mọi con người là được nuôi sống, và vì vậy, họ có thể được thoát khỏi nạn đói khát."

Ngài than rằng: "ngay cả thực phẩm đã trở nên một vấn đề tranh luận hay được nối kết với một thị trường tài chánh, khi không được kiểm xoát bởi một số đạo luật và thiếu các nguyên tắc về luân lý, thì dường như chỉ nhắm vào mục tiêu là thụ hưởng lợi nhuận."

Đức Thánh Cha kêu gọi việc phát triển một mẫu mực sẽ đem lại một tình thân hữu chân chính, "ngài kêu gọi một đề nghị có tính cách đạo đức là 'cho kẻ đói ăn,' đây là một điều thuộc về lòng thương cảm và nhân bản được in sâu trong trái tim mỗi con người."

Ngài nói về thảm trạng của trẻ em, "bị lên án tử quá sớm, hay bị trì hoãn trong việc phát triển thể lý và tâm lý, hay bị ép buộc phục vụ cho những hình thức khai thác để có thể tiếp nhận một số thực phẩm tối thiểu."

Vị Giám Mục thành Rôma kêu gọi một sự tái khám phá giá trị của những nông nghiệp gia đình miền quê.

Ngài nói: "Thực vậy, thế giới thôn quê, cái nhân của gia đình truyền thống đã cố gắng sản xuất canh nông qua việc gia truyền từ cha mẹ tới con cái, không những chỉ về các hệ thống canh tác hay bảo toàn và phân phối thực phẩm, nhưng còn về đường lối sống, về các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, và quan niệm về sự thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn của đời sống. Gia đình thôn quê là một mẫu mực, không những về nông nghiệp mà còn về đời sống, và

biểu hiệu được một cách cụ thể về tình tương trợ, và gia đình là nơi mà vai trò thiết yếu của phụ nữ được khẳng định."