Ngộ nhận của Chủ nghĩa Thế Tục Hóa đã dẫn đến phán quyết sai lệch về Tượng Thập Giá Chúa Chịu Nạn; ĐHY Bagnasco tuyên bố.

RÔMA, Ý, ngày 14/07/2010/ 03:12 PM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Công Giáo (CNA/EWTN News) - dưới tiêu đề bài viết " Những chứng nhân đáng tin cậy ở trong một xã hội đang biến loạn," được đăng trên Nhật Báo Quan Sát Viên Rôma đã tường thuật lại một cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý. Trong cuộc phỏng vấn này ĐHY Bagnasco đã lý giải một số vấn đề thời sự trong Giáo Hội; đặc biệt ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của căn tính Âu Châu trong khả năng trưng bày Thánh Gía Chúa KiTô tại các nơi công cộng.

Được hỏi là ngài đã kỳ vọng gì trong cách thế mà Tòa Án Nhân Quyền Tối Cao của Âu Châu sẽ phải phán quyết về Đơn Xin Xét Xử Phúc Thẩm của Chính Phủ Nước Ý ra sao vào tháng Mười Một năm 2010 sắp đến về phán quyết ban đầu đã tuyên cấm không cho trưng

bày Tượng Thập Giá Chúa Giêsu KiTô Chịu Nạn trong các lớp học? Đức Hồng Y Bagnasco đáp lời rằng cứ theo như bản chất thực tiễn của sự việc mà trình bày; " Xin nói thật với qúy vị, cá nhân tôi sẽ mong ước và kỳ vọng hơn một chút ở những cảm thức thiện hảo."

Đức Hồng Y Bagnasco nói rằng; đối với cá nhân ngài, điều ấy thật là lạ kỳ - ở chỗ là trong khi Âu Châu đang trải nghiệm qua một mức tăng trưởng rất rõ ràng về sự trao đổi giữa nhiều nền Văn Hóa - thì việc cấm không cho trưng bày Tượng Thập Giá Chúa KiTô Chịu Nạn trong các nơi công cộng ví dụ như tại các lớp học vào lúc này có khác chi là " để kiểm soát và chế ngự một trong những cội nguồn quan trọng nhất về lịch sử lục địa Âu Châu của chúng ta."

ĐHY Bagnasco cũng biện luận rằng; " người ta đang muốn tiêu diệt các nền văn hóa truyền thống dân tộc và muốn xoá bỏ các đặc tính tôn giáo của một quốc gia, đặc biệt ở những phần có quan hệ đến môi trường đời sống con người - cho dù là ở trong các trường học hay ở bất cứ nơi nào mà các thế hệ trẻ của chúng ta đang tụ tập hoặc sinh hoạt - Điều đang cấm đó - có nghĩa là đang cố tình chối bỏ những di sản phong phú nhất của các nền văn hóa truyền thống mà đáng lý ra những di sản văn hóa ấy phải được bảo vệ và bảo tồn mới đúng!"

Để trả lời câu hỏi là bởi từ đâu mà "sự thù nghịch" với Đạo Công Giáo (Thiên Chúa Giáo) phát sinh ra, ĐHY Bagnasco Chủ Tịch HĐGM Công Giáo Ý nói rằng cội rễ của vấn đề là bởi từ những ngộ nhận, những hiểu biết sai lệch của Chủ Nghĩa Thế Tục Hóa mà ra. Sự kiện này đã được công khai tuyên cáo là như bởi "một vết thương chí mạng - đã cắt đứt một phần quan trọng về nhận thức của Nhà Nước, mà chúng ta đã biết rõ rằng Nhà Nước hay Chính Phủ không có thẩm quyền gì trong lãnh vực Tôn giáo và cũng chẳng thể theo đuổi các Cứu cánh Cùng đích của Tôn giáo được- thế nhưng Nhà Nước hay Chính phủ vẫn phải công nhận, phải tôn trọng, và còn tốt hơn thế nữa- phải thăng tiến các chiều kích Tôn Giáo hoặc tín ngưỡng."

"Đằng sau Tự Do Tôn Giáo, trong thực tế, là sự náu ẩn của những trải nghiệm mang tính chất quyết định quan trọng nhất của Quyền Tự Do Con Người, không những là chỉ vì không có Đức Tin- nhưng hơn thế nữa cũng vì bởi nền dân chủ đang gặp hiểm nguy."