Thi đấu banh đá trên sân cỏ

Cả thế giới như đang lên cơn sốt, vì những trận tranh tài bóng đá World Cup 2010 đang diễn ra trên sân cỏ nước Nam Phi từ ngày 11.06. đến 11.07.2010.

Âm thanh tiếng kèn Wuwuzela vang lên khắp cầu trường nước Nam Phi tuy có làm chói tai người nghe, ít là qua màn ảnh truyền hình, nhưng nó lại phản ảnh niềm vui mừng hân hoan của khán gỉa xem thi đấu ở cầu trường.

Những trận tranh tài trên sân cỏ giữa các đội tuyển bóng đá gây niềm hào hứng phấn khởi cùng cả thất vọng về nhiều khía cạnh đời sống con người.

Nhưng môn thể thao bóng đá không chỉ gây niềm phấn khởi hào hứng và thất vọng, mà còn gợi suy tư về đời sống, nhất là về đời sống tinh thần đạo gíao.

Thể thao bóng đá có tương quan gì với nếp sống tinh thần đạo giáo không?

Với người tín hữu Chúa Kitô, thánh đường là nơi thánh cho việc cử hành các lễ nghi phụng vụ kính thờ Thiên Chúa.

Còn với thể thao bóng đá cùng các môn thể thao khác, sân cỏ hay sân vận động là nơi chốn tập luyện thi đấu.

Người Công giáo đi đến thánh đường tham dự nghi lễ phụng tự, và còn tổ chức đi hành hương sang Jerusalem, đến Đức mẹ Lourdes và Fatima hay những nơi đền thánh khác trên thế giới.

Những người hâm mộ thể thao bóng đá cũng ồ ạt kéo nhau đến vận động trường tham dự xem trận thi đấu World Cup, Euro Cup, Champion Cup, hay Cup quốc gia đất nước hằng năm…

Đây cũng là một hình thức hành hương. Nhưng khác nhau ở chỗ người tín hữu hành hương đến nơi thánh thiêng đạo đức. Còn người hâm mộ thể thao bóng đá hành hương đến cầu trường ủng hộ đội nhà của mình mong thắng giải đoạt Cup.

Thánh đường xưa nay không chỉ là nơi thánh thiêng cho việc phụng tự tôn giáo, nhưng còn được xây cất như một công trình nghệ thuật văn hóa tùy theo mỗi thời đại, như những thánh đường lộng lẫy nguy nga ở bên Âu Châu có từ thời Trung cổ, thời cận đại và cả thời tân tiến hiện đại nữa.

Các thánh đường phần nhiều có hình thể như một con thuyền dài thẳng từ dưới cửa chính lên tới đầu thánh đường, nơi có bàn thờ cùng nhà tạm cất Mình Thánh Chúa. Phần gian cung thánh là trung tâm của Thánh đường. Ở phần cuối thánh đường có ngọn tháp chuông vươn lên trời cao. Hai hay bốn hàng ghế dài trong lòng thánh đường cũng được chạm khắc theo như mô hình thể loại thánh đường. Đền thờ Thánh Phero ở Vatican có sức chứa được hai chục ngàn người vào tham dự Thánh lễ. Ngoài ra các thánh đường khác chỉ có sức chứa được hai hay ba ngàn hay vài trăm người vào tham dự thánh lễ thôi

Những thánh đường như thế là di tích văn hóa của nhân loại.

Sận vận động thể thao cũng được xây dựng to lớn theo kiến trúc nghệ thuật văn hóa. Những sân vận động thể thao có sức chứa cả ba bốn hay năm sáu chục ngàn người vào xem. Hình thể cầu trường thể thao thường hình tròn hay hình bầu dục. Các ghế ngồi hay chỗ đứng của khán gỉa được sắp đặt theo thứ tự tầng cao thấp vòng chung quanh sân chơi thi đấu ở chính giữa.

Người tín hữu vào thánh đường để tham dự nghi lễ phượng thờ, đọc kinh cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đang khi khán gỉa vào cầu trường xem thi đấu thể thao, vui chơi giải trí là chính.

Ngày nay có những thành đường xây cất nhìn từ bên ngoài không có gì khác với mẫu thánh đường xưa nay. Nhưng bên trong lại có lối sắp đặt giống như ở sân vận động: Cung thánh bàn thờ chính giữa, chung quanh vòng tròn theo hình con ốc xoắn bậc cao thấp với những ghế ngồi cho người tín hữu bao chung quanh bàn thờ.

Thánh đường là nơi thánh cho việc thờ phượng. Vì thế luôn được giự gìn chăm sóc cho sạch sẽ trang nghiêm.

Còn vận động trường là nơi chốn tập luyện thi đấu thể thao. Nơi này cũng được chăm sóc cẫn thận vì lý do an toàn, nghệ thuật thẩm mỹ cùng vệ sinh, nhất là phần sân cỏ. Sân vận động thể thao cũng là nơi thể hiện lòng tự ái hãnh diện, vinh nhục của con người dựa trên thắng thua trong thi đấu. Vì thế có những người đã gọi sân vận động với niềm tự hào xông hương là „đền thánh“ là „ sân cỏ thánh“ !

Nhiều người hâm mộ thể thao bóng đá qúa say mê không cho thể thao bóng đá là một môn chơi, nhưng là chất lượng nội dung của đời sống. Dẫu vậy, thể thao bóng đá đâu có câu trả lời về ý nghĩa đời sống được. Thể thao bóng đá có thể mang đến cảm gíac mới lạ phấn khởi hứng thú hay buồn bực thất vọng. Nhưng không có câu trả lời căn bản về đời sống. Như thế bóng đá trứớc sau vẫn chỉ là môn thể thao luyện tập thân thể cho dẻo dai cường tráng tinh nhanh nhậy bén.

Thể thao bóng đá gây niềm vui phấn khởi cho người chơi thi đấu cũng như cho khán gỉa người hâm mộ xem. Nhưng thể thao không là tôn giáo.

Không là tôn giáo, vì thể thao bóng đá không mang gợi đến ơn cứu độ giải thoát cho con người, điều mà chỉ nơi niềm tin tôn giáo mới có thể.

Không là tôn giáo, vì thể thao bóng đá không thể giúp con người thoát ra khỏi tình trạng lúng túng khốn khó, khi họ vướng trở vào cơn buồn sầu đau khổ, hay khi gặp khủng hoảng. Chiến thắng của thể thao bóng đá mang đến thêm niềm vui sức lực phấn khởi, nhưng nó không thay thế cho linh hồn con người được.

Qua thi đấu chung thể thao bóng đá mối tương quan liên kết giữa con người các dân tộc quốc gia đất nước gần gũi hiểu nhau hơn, nhất là về phương diện ngoại giao.

Thể thao bóng đá gây niềm hy vọng hào hứng cho mọi người, khi trái banh lăn trên sân cỏ được đá vượt lằn ranh tung lưới khung thành của đội cùng chơi đấu.

Tôn giáo cũng gây mang niềm hy vọng cho con người, nhưng ở trên khía cạnh khác, khi con người vướng trở vào hoàn cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh đó tôn giao, thánh đường là nơi chốn cho con người tìm về niềm an ủi cậy trông.

Sân cỏ cầu trường không phải là thánh đường, là nơi chốn đền thánh hành hương. Nhưng là nơi tụ tập của những người hâm mộ yêu mến thể thao thi đấu diễn ra với niềm hân hoan phấn khởi cùng lo âu hồi hộp về thắng thua.

Sân cỏ cầu trường không là phòng khách, phòng hội họp hay xưởng thợ nhà máy. Nhưng lại là nơi gặp gỡ của nhiều người bất phân tuổi tác, giới tính, chức bậc cao thấp vừa vui chơi giải trí, và cũng vừa làm quen đi đến thông cảm hiểu nhau hơn.

Đội tuyển thi đấu bóng đá chạy trên sân cỏ, tuy chơi với khả năng riêng cùng đồng đội đã được tuyển chọn tập luyện, nhưng họ lại là đại diện cho vùng tỉnh, quê hương đất nước. Vì thế chiến thắng đá tung lọt lưới đội đấu thủ là vinh dự cho tập thể họ đại diện.

Hồi còn là Bộ trưởng Bộ tín lý ở Vatican, Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là đương kim Giáo Hoàng Benedicto thư 16. đã có suy tư:

"Sự hâm mộ và say mê bóng đá cơ bản nằm ở điểm là nó cưỡng ép cầu thủ phải tự ràng buộc trong kỷ luật với chính cá nhân mình, cũng bởi vậy mà thông qua huấn luyện và tự rèn luyện, cầu thủ đạt đưọc sự tự chế ngự được bản thân, tự làm chủ cá nhân. Thông qua việc làm chủ bản thân thì cầu thủ mới đạt đến mức độ xuất sắc và ưu việt. Và sau khi đạt đưọc trình độ ưu việt, xuất sắc thì cầu thủ đó mới đạt đến trình độ tự do chơi bóng và điều khiển bóng đá và năng lực cá nhân thi đấu theo ý muốn." Ngài tiếp tục suy niệm;

Bóng Đá (Túc Cầu) dạy cho cá nhân con người giá trị của sự hợp tác có kỷ luật, sự phối hợp có định hướng hẳn hòi." và đòi buộc một trật tự của cá nhân trong một tập thể. "Trật tự này thống nhất và đoàn kết các cá nhân lại vì một mục đích chung; sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân được gắn liền với sự chiến thắng hay thất bại của cả tập thể. "

Đức Hồng Y Ratzinger thuở ấy đã giải thích; "Bóng Đá cũng dạy cho chúng ta biết phải chơi đẹp, tinh thần thể thao cao thượng trong một cuộc đấu, với những điều luật thi đấu chung là nguồn của những điều ràng buộc và hiệp nhất tất cả các cầu thủ lại, ngay cả trong những trận đấu mà họ phải coi nhau như thù địch- một thắng một thua."

Để kết luận suy niệm về Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới - Đức Hồng Y Ratzinger ngày ấy đã viết; "Nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào sự kiện này - hiện tượng của cả một thế giới thích thú say mê vì bóng đá- chúng ta sẽ biết được nhiều điều khác về Bóng Đá chớ nó không chỉ thuần túy là chuyện giải trí mà thôi." (Dominic David Trần, Vietcatholic news 22.07.2010)

Mùa World Cup 2010