Đại diện Tòa Thánh cảnh báo WTO về các vấn đề đạo đức trong các sáng chế công nghệ sinh học

Geneva, Thụy Sĩ (CNA) – Đại diện Tòa Thánh Vatican tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cho hay việc sáng chế ra các dạng sống biến đổi gen có thể "mơ hồ" về mặt đạo đức và làm tổn thương các nước nghèo hơn nếu nó được thực hiện một cách tồi tệ.

Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi đã có bài phát biểu tại Hội đồng các Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương Mại (TRIPS) của WTO họp tại Geneva hôm thứ Ba về một hiệp định TRIPS được đề xuất để cho phép các thành viên WTO loại thực vật và động vật khỏi khả năng cấp bằng sáng chế nhưng vi sinh vật thì không.

Đức Tổng Giám Mục cảnh báo rằng việc sáng chế ra các dạng sống đôi khi có thể hỗ trợ "công nghệ sinh học đang còn mơ hồ từ quan điểm đạo đức và từ quan điểm của hệ thống sở hữu trí tuệ 'thân thiện với phát triển'".

Lưu ý đến các hiệp định quốc tế khác trong đó quy định rằng gen người không làm phát sinh "các lợi ích tài chính", Đức Tổng Gián Mục cho hay hiệp định TRIPS, các quy tắc WTO khác, và tất cả các hiệp định thương mại và quyền sở hữu trí tuệ khác không nên làm giảm khả năng của các quốc gia điều chỉnh các khía cạnh quyền sở hữu liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.

Đức Cha cho hay các hiệp định này thừa nhận những ưu tư về đạo đức mà những áp dụng nhất định "sự phát triển nhanh chóng khoa học sự sống" áp đặt trên phẩm giá con người, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Chúng cũng thúc giục các quốc gia dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự sống con người trong áp dụng khoa học sự sống.

Chuyển sang tính khả dụng của lương thực, Đức Tổng Giám Mục Tomasi tuyên bố: "quyền độc quyền tư nhân không nên áp đặt trên những nguồn tài nguyên sinh học mà từ đó những nhu cầu cần thiết cơ bản về lương thực và y khoa của đời sống con người được tìm thấy nguồn gốc".

Ngài nói thêm rằng việc kiểm soát các bằng sáng chế về sản xuất và phân phối các loại hạt giống và động vật mới có thể ảnh hưởng đến cả an ninh lương thực và triển vọng phát triển của các nước nghèo.

Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý đến "ưu tư đáng chú ý" về việc sáng chế ra các loại hạt giống được biến đổi gen. Ngài đề cập đến những nguy cơ nghiên cứu và sản xuất truyền thống và hiện đại, những nguy cơ về quyền sở hữu giống tập trung, và những nguy cơ buộc các nông dân buộc phải mua hạt giống mỗi mùa thay vì lưu giữ chúng từ năm này sang năm khác.

Đức Tổng Giám Mục đi đến kết luận: "Mục tiêu chính của cộng đồng quốc tế nên là thúc đẩy lợi ích chung. Hơn nữa, các quy tắc và đàm phán thương mại quốc tế phải nhằm mục đích hướng tới lợi ích của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo và dễ bị tổn thương".

Đức Tổng Giám Mục Tomasi là đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.