“Muốn xây dựng hoà bình, Người ta phải bảo vệ Tạo Vật”

VATICAN (Zenit.org).- Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi tiếp kiến hôm nay các thành phần ngoại giao đoàn được ủy nhiệm bên cạnh Toà thánh, trong cuộc gặp gỡ truyền thống ngày đầu năm.

*** *

Thưa các ngài đại sứ,

Quí Bà và Quí Ông

Cuộc gặp gỡ truyền thống này trong ngày đầu năm, hai tuần sau việc cử hành sự sinh của Ngôi Lời Nhập Thể, là một dịp rất vui mừng cho tôi. Như chúng ta công bố trong phụng vụ: “Chúng con nhận biết trong Chúa Kitô sự mặc khải tình yêu của Chúa. Không con mắt nào có thể thấy vinh quang của Người là Chúa chúng ta, nhưng bây giờ Người được thấy như một người chúng ta. Người vốn đươc sinh ra trước mọi thời gian, nay bắt đầu hiện hữu trong thời gian, để khi làm cho mọi loài sa ngã được chổi dậy trong Người, Người phục hồi tình trạng nguyên tuyền cho vạn vạt, và dẵn đưa con người lấm lạc trở về quê trới “ (Kinh Tiền Tụng Giáng Sinh II).

Trong ngày Giáng Sinh chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm tạo vật: qua sứ điệp các thiên thần gởi đến các mục đồng, chúng ta lãnh nhận tin mửng cứu rỗi của con người và sự đổi mới của toàn thể vũ trụ. Đó là lý do tại sao, trong Sứ Điệp của tôi gởi cho Ngày thế Giới Hoà Bình 2010, tôi khuyến khích tất cả những người thiện chí—là những người nam và nữ mà các thiên thần đã hứa cho sự hoà bình-- phải bảo vệ tạo vật. Trong cũng một tinh thần niềm vui tôi hân hạnh chào mỗi người trong quí vị, cách đặc biệt những ngườii hiện diện lần đầu tiên trong nghi thức này.

Tôi cám ơn quí vị hết lòng vì những lời chúc tốt đẹp gởi đến tôi do Niên Trưởng của quí vụ, Đại Sứ Alejandro Valladares Lanza, và tôi lập lại tôi rất qúi trọng sứ vụ của qúi vị bên cạnh Toà Thánh. Nhờ quí vị, tôi gởi những lời chào chân tình và những cầu chúc tốt đẹp hoà bình và hạnh phúc cho những vị lãnh đạo và dân chúng những xứ mà các vị đại diện cách xứng đáng. Tội cũng nghĩ tới tất cả những nước khác trên mặt địa cầu: vị kế Nhiệm Pherô giữ cửa nhà mình rộng mở cho tất cả mọi người với hy vọng duy trì những tương quan có thể góp phần cho sự tiến triển của gia đình nhân loại.

Đây là một nguyên nhân cho sự thoả mãn sâu sắc là, cách đây ít tuần, những tương quan ngoại giao trọn vẹn được thiết lập giữa Toà Thánh và Liên Bang Nga. Cuộc thăm viếng mới đây của Chủ Tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng rất có ý nghĩa; Viêt Nam là một nước tôi rất yêu qúi, nơi Giáo Hội cử hành bằng một Năm Thánh sự hiện diện lâu đời của mình. Trong tinh thần cởi mở này, suốt năm 2009 tôi gặp nhiều nhà lãnh đạo chính trị trên kháp thế giói; Tôi cũng viếng thăm một số quí vị ấy và muốn tiếp tục làm như vậy, tới mức có thể.

Giáo Hội mở cửa cho mọi người bởi vì, trong Thiên Chúa, Giáo Hội sống cho nhũng kẻ khác! Như vậy Giáo Hôi chia sẻ sâu sắc những vận mệnh của nhân loại, mà trong năm mới này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi một cơn khủng hoảng ấn tượng mạnh về mặt kinh tế toàn cầu và do đó một sự bất an nghiêm trọng và trải dài xã hội. Trong Thông Điệp Caritas in Veritate của tôi, tôi mời mọi người tìm hiểu những nguyên do sâu săc hơn của tình huống này: trong cuộc phân tích cuối cùng, những tình huống đó được gặp trong một cách suy nghĩ toán học ích kỷ phổ biến, quên công nhận những hạn chế cố hữu trong mọi tạo vật.

Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh rằng cách suy nghĩ như vậy làm hại tạo vật. Mỗi người trong chúng ta có lẽ có thể dẫn chứng một gương nguy hại mà sự đó đã gây cho môi trường trên thế giới. Tôi xin cống hiến một gương, từ một số những kẻ khác, trích dẫn từ lịch sử mới đây của Chấu Âu.

Cách đây 20 năm, sau sự sụp đổ bức tường BáLinh và sự đổ sụp các chế độ vật chất và vô thần, đã nhiều thập kỷ cai trị một phần lục địa này, phải chăng không dễ dàng ước tính dự thiệt hại lớn mà một hệ thống kinh tế thiếu qui chiếu đến sự thật về con người đã làm không những cho giá trị và quyền tự do của những cá nhân và các dân tộc, mà còn cho chính Tạo vật, bằng cách làm hư đất, nước và khí? Sự từ chối Thiên Chúa làm méo mó quyền tự do con người, nhưng còn phá hoại tạo vật. Do đó việc bảo vệ tạo vật không phải là câu trả lời chính yếu cho một nhu cầu đạo đức học, nhưng còn hơn nhiều cho một nhu cầu luân lý, trong mức tối đa thiên nhiên diễn tả một chương trình tình yêu và chân lý có trước chúng ta và đến từ Thiên Chúa.

Vì lẽ này tôi chia sẻ sự quan tâm ngày càng gia tăng phát sinh từ sự chống cự kinh tế và chính trị để giao chiến sự suy thoái môi trường. Vấn đề này là hiển nhiên cả mới đây, trong Khóa Hợp XVI của Hội Nghị các Quốc gia Thành Viên Liên Hiệp Quốc, Công Ước Thay Đổi Khí Hậu được tổ chức tại Copenhagen từ 7 tới 18/12 vừa qua. Tôi tin tưởng rằng trong vòng năm nay, trước là tại Bonn và sau là tại Thành Phố Mêxicô, sẽ có thể đạt được một sự đồng thuận xử lý hiệu quả vấn đề này. Vấn đề này càng quan trọng hơn hết vì lẽ tương lai một số nước lâm nguy, cách riêng những đảo quốc.

Tuy nhiên, điều thích hợp là sự quan tâm và dấn thân này cho môi trường phải dược nằm trong khuôn khổ rộng hơn của những thách đố lớn bây giờ đang đối mặt nhân loại. Nếu chúng ta muốn xây dựng hoà bình thật sự, làm sao chúng ta có thể phân cách, hay là có khi gây bất hòa, giữa sự bảo vệ môi trường và sự bảo vệ sự sống con người, kể cả sự sống của trẻ chưa sinh? Chính trong sự con người tôn trọng chính mình mà cảm giác của họ về trách nhiệm đối với với tạo vật được chứng tỏ.

Như Thánh Thomas Aquinas đã dạy, con người biểu thị tất cả những gì cao trọng nhất trong vũ trụ (x. Summa Theologiae, 1,q.29, a.3). Hơn nữa, như tôi đã lưu ý trong Hội nghị Thượng Đỉnh Thế giới FAO về An Ninh Lương Thực, “thế giới có đủ thức ăn cho tất cả cư dân của nó” (Phát biểu ngày 16/11/2009, N,2) miễn là tính ích kỷ không khiến một số người tích trữ những của cải nhằm dành cho mọi người.

Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng sự bảo vệ tạo vật đòi hỏi một sự quản trị thích hợp những tài nguyên thiên nhiên của những xứ khác nhau và, hơn hết, của những xứ bị thiệt thòi về mặt kinh tế. Tôi nghĩ tới lục địa châu Phi, mà tôi được vui mừng thăm viếng tháng 3 vừa qua trong chuyến tông du của tôi tại Cameroon và Angola, và là lục địa chủ đề cho những thảo luận của Hội Nghi Đặc Biệt mới đây của Thương Hội Đồng Giám Mục. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng quan tâm đến sự xói mòn và sa mạc hoá những vùng đất rộng có thể cày bừa được, như là hệ quả của sư siêu khai thác và ô nhiễm môi trường (x. Dề nghị 22). Tại châu Phi, như các nơi khác, cần phải thực thi những quyết định chính trị và kinh tế bảo đảm “những hình thức sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ có khả năng tôn trọng tạo vật và thoả mãn những nhu cầu hàng đầu của mọi người “ (Sứ diệp Ngày Thế Gới Hoà Bình 2010, No 10).

Làm sao chúng ta có thể quên rằng, đối với vấn đề này, chiến đấu để tới được những nguồn lợi tự nhiên là một trong những nguyên nhân của một số vụ xung đột, nhất là tại Phi Châu, cũng như là một sự đe doạ khắp nơi? Cũng vì lẽ này, tôi đã mạnh mẻ lặp lại là muốn xây dựng hoà bình, ta phải bảo vệ tạo vật! Hơn nữa, còn có những lãnh vực rộng lớn, ví dụ tại Afganistan hay là trong một số xứ thuộc Châu Mỹ Latinh nơi mà canh nông vụ, vô phúc, còn liên kết với sản xuất những chất ma túy, và là một nguồn hữju lý cho việc làm và thu hoạch. Nếu chúng ta muốn có hoà bình, chúng ta cần gìn giữ tạo vật bằng cách tái hướng những sinh hoạt này; một làn nữa tôi khuyên cộng đồng quốc tế đừng bằng lòng với chuyện buôn ma túy và với những vấn đề luân lý và xã hội nghiêm trọng mà nó tạo nên.

Thưa quí bà và quí ông, việc bảo vệ tạo vật thật là một yêu tố quan trọng của hoà bình và công lý! Giữa nhiều thách đó nó biểu lộ, một trong những yếu tố quan trọng nhất là chi phí về quân sự ngày càng gia tăng và cái giá duy trì và phát triển những kho hạt nhân. Những tài nguyên khổng lồ đang bị hao phí cho những mục tiêu này, khi chúng có thể dược dành cho sự phát triển các dân tộc, cách riêng những dân tộc nghèo nhất. Vì lẽ này tôi vững lòng hy vọng rằng, trong Hội Nghị Duyệt Xét Hiệp Ước Không-Sản Xuất Nguyên Tử đã nhóm họp tại Nữu Ước tháng 5 này, sẽ có những quyết định cụ thể đối với sự giải trừ vũ khí, với một mục tiêu giải thoát hành tinh chúng ta khỏi những vũ khí nguyên tử.

Cách chung hơn, tôi dau buồn về sự kiện sản xuất và xuất khẩu vũ khí giúp lưu truyền mãi mãi những vụ xung đột và bạo lực, như tại Darfur, tại Somalie hay là Cộng Hoà Dân Chủ Congo. Cùng với sự bất lực của các phe trực tiếp liên hệ, để rút lui khỏi vòng xoắn bạo lực và đau khổ xuất hiện từ những vụ xung đột này, có sự bất lực bề ngoài của những xứ khác và những tổ chức quốc tế phục hồi hoà bình, đừng nói chi tới sự dửng dưng, thực tế lên tới sự chấp nhận, của công luận quốc tế, không cần nhấn mạnh tới sự lan rộng mà những vụ xung đột làm thiệt hai và làm xuống cấp mội trường.

Sau cùng, sao tôi có thể không nhắc tới nạn khủng bố, làm hại vô số mạng sống vô tội và sinh sự âu lo lan rộng. Trong cơ hội long trọng này, tôi muốn lập lại lời kêu gọi tôi đã làm trong lúc đọc Kinh truyền Tin ngày 1/1 vừa qua cho tất cả những kẻ thuộc những nhóm vũ trang, bât cứ loại nào, từ bỏ con đường bạo lực và mở lòng của họ đón nhận niềm vui hoà bình.

Những hành vi nghiêm trọng bạo lực mà tôi vừa mới ám chỉ, hoà lẫn với những tai hoạ nghèo, đói, những tai nạn thiên nhiên và sự phá hủy môi trường, đã giúp tăng thêm những hàng ngủ di dân bỏ quê hương mình. Vì sự xuất hành lan tràn như vậy, tôi muốn khuyên nhủ các thẩm quyền dân sự khác nhau thực hiện việc làm của mình với công lý, tình liên đới và sự lo xa. Ở đây tôi muốn nói cách riêng về những Kitô hữu Trung Đông. Bị quấy rối liện tục nhiều cách, cả khi thực hiện quyền tự do tôn gíao của họ, họ từ bỏ đất nước của cha ông họ, nơi Giáo Hội mọc rễ trong các thế kỷ đầu. Để cống hiến họ sự can đảm và để cho họ cảm thấy sự gần gũi cả các anh chị em của họ trong đức tin, tôi đã triệu tập cho mùa thu sắp tới một khóa Hợp Đặc biệt Thượng Hội Đồng Giám mục tại vùng Trung Đông này.

Thưa quí bà và qúi ông, cho tới đây, tôi chỉ ám chỉ tới một ít phương diện của vấn đề môi trường. Nhưng những nguyên nhân của tình huống mà bây giờ ai cũng thấy rõ thì thuộc trật tự luân lý, và vấn để phải đối mặt với khung một chương trình giáo dục to lớn nhằm cổ võ một sự thay đổi hiệu nghiệm tư tưởng và xây dựng những kiểu sống mới.

Cộng đồng những kẻ tin có thể và ước muốn tham gia sự này, nhưng, muốn làm như vậy, vai trò công khai của họ phải được thừa nhận. Buồn thay, trong một số quốc gia, chủ yếu tại phương Tây, ngưới ta ngày càng gặp trong những nhóm chính trị và văn hoá, cũng như trong các phương tiện, sự tôn trọng hiếm có và thỉng thoảng sự thù nghịch, nếu không phải là sự khinh bỉ, hướng về tôn giáo và Kitô Giáo cách riêng. Điều rõ ràng là nếu thuyết tương đối được xem như một yếu tố thiết yếu của nền dân chủ, người ta có nguy cơ nhìn sự tục hóa trong chiều hướng loại trừ hay là, chính xác hơn, chối bỏ tầm quan trọng xã hội của tôn giáo.

Nhưng một phương pháp như thế xây dựng sự đối đầu và sự chia rẽ, làm mất hoà bình, làm hại sinh thái học nhân bản và, bằng cách loại trừ trên nguyên tắc những phương pháp khác với phương pháp của mình, kết thúc trong sự chết. Như vậy có một nhu cầu khẩn cấp phác hoạ một sự tục hóa tích cực và cởi mở, sự tục hoá, dựa trên sự tự trị đúng của trật từ trần thế và trật tự thiêng liêng, có thể nuôi dưỡng sự hợp tác lành mạnh và một tinh thần trách nhiệm chia sẻ.

Ở đây tôi nghĩ tới châu Âu, mà, bây giờ khi Hiệp Ước Lisbon đã sinh hiệu quả, đã đi vào một giai đoạn mới tiến trình hội nhập của nó, một tiến trình mà Toà Thánh sẽ tiếp tục theo dõi với một sự chăm chú gần gũi.

Khi ghi nhận cách thỏa mãn Hiêp Ước đó cung cấp cho Liên Hiệp châu Âu duy trì một sự đối thoại “cởi mở, trong sáng và điều hòa” với các Giáo Hội (Art.17), Tôi bày tỏ hy vọng của tôi là trong khi xây dựng tương lai của mình, châu Âu sẽ luôn luôn nhờ đến nguồn căn tính Kitô hữu của mình. Như tôi nói trong chuyến thăm viếng Tông Toà của tôi tháng 9 Cộng Hoà Czech, châu Âu có một vai trò không thể thay thế phải đóng “cho sự đào tạo lương tâm của mỗi thế hệ và cho sự cổ võ một sự đồng thuận đạo đức nền tảng phục vụ bất cứ ai gọi lục địa này là “nhà” (Cuộc Hợp với các Thẩm Quyền Dân Sự và Chính trị và với Ngoại Giáo Đoàn, 26/9/2009)

Để hoàn thành suy tư, chúng ta phải nhớ rằng vấn đề môi trường là phức tạp; ta có thể so sánh nó với một hình lăng trụ nhiều mặt. Các tạo vật khác nhau và có thể được bảo vệ hay bị lâm nguy, trong nhiều cách, như chúng ta biết do kinh nghiệm hằng ngày. Một sự tấn công như thế đến từ những luật hay là những đề nghị, là những thứ, nhân danh chiến thắng sự kỳ thị, đánh tại nền tảng sinh vật học của sự khác biệt giữa các phái. Tôi nghĩ tới, ví dụ một số xứ tại châu Âu hay Bắc và Nam Mỹ. Thánh Columban nói rằng: “Nếu bạn mất quyền tự do, bạn mất giá trị” (Ep.4 ad Attela, in S. Columbani Opera, Dublin, 1957, p. 34). Nhưng tự do không thể tuyệt đối, bởi vì con người không phải là Thiên Chúa, nhưng là hình ảnh của Thiên Chúa, là tạo vật của Thiên Chúa. Đối với con người, con đàng phải theo không thể được quyết định tùy hứng hay theo ý muốn riêng, nhưng đúng hơn phải phù hợp với cấu trúc Đấng sáng tạo muốn.

Sự bảo vệ tạo vật cũng lôi kéo những thách đố khác, chỉ có thể khuất phục bởi sự liên đới quốc tế. Tôi nghĩ tới những tai nạn thiên nhiên năm trước đã gieo rắc sự chết, sự đau khổ và sự phá hủy tại Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Đài Loan. Tôi cũng không thể bỏ qua Inđônesia và, gần chúng ta hơn, vùng Abruzzi, bị những nạn động đất phá hủy. Đối mặt với những biến cố như thế, sự giúp đở quảng đại sẽ không bao giờ thiếu, vì chính sự sống con cái Thiên Chúa lâm nguy.

Nhưng, cộng với sự liên đới, sự bảo vệ tạo vật cũng kêu gọi sự hoà thuận và tình trạng ổn định, giữa các quốc gia. Mỗi khi những sự bất đồng và những xung đột nổi lên giữa họ, muốn bảo vệ hoà bình họ phải theo đuổi kiên trì con đường đối thoại xây dựng. Đó là sự xảy ra cách đây 25 năm với Hiệp Ước Hoà Bình và Tình bạn giữa Argentina và Chilê, được là nhờ trung gian của Toà Thánh. Hiệp Ước này đã sinh ra hoa quả dồi dào trong sự hợp tác và thịnh vượng đã sinh lợi bằng cách nào đó cho tất cả châu Mỹ Latinh. Cũng trong một lãnh vực thế giới, tôi vui mừng bởi sự xích gần giữa Columbia và Ecuador sau nhiều tháng căn thẳng.

Tại Đất Thánh, tôi tha thiết kêu gọi ngườ i Israel và Palestine phải đối thoại và tôn trọng những quyền lợi của nhau.

Một lần nữa tôi kêu gọi mọi người thừa nhận quyền Nhà Nước Israel được hiện hữu và hưởng hoà bình và an ninh tong những biên giới quốc tế công nhận. Cũng vậy, quyền của dân Palestine đối với một quê hương có chủ quyền và độc lập, hầu sống trong phẩm giá và hưởng sự tự do đi lại, phải được thừa nhận.

Tôi cũng muốn xin sự ủng hộ của mọi người đối với sự bảo vệ căn tính và đặc tính thánh thiêng của Jerusalem, và của gia sản văn hoá và tôn giáo của nó, là điếu có giá trị phổ quát. Như vậy chỉ có thành phố độc nhất, thánh thiêng và bị khổ sở nặng nề nầy, sẽ là một dấu và báo hiệu của sự hoà bình này mà Thiên Chúa ước muốn cho toàn thể gia đình nhân loại. Do lòng yêu sự đối thoại và hoà bình bảo vệ tạo vật, tôi khuyến khich các lãnh đạo chính phủ và các công dân Iraq từ bỏ những chia rẽ của họ và sự cám dỗ dùng bạo lực và sự bất khoan dung, hầu cùng nhau xây dựng tương lai xứ sở mình.

Các cộng đồng Kitô hữu cũng muốn thực hiện sự đóng góp của mình, nhưng nếu sự này mà có đuợc, họ cần được bảo đảm về sự kính nễ, an ninh và tự do. Pakistan cũng đã bị đánh nặng bởi bạo lực trong những tháng gần đây và một số tình tiết trực tiếp nhằm đến thiểu số Kitô hữu. Tôi xin tất cả mọi sự phải được thực hiện để tránh tái diễn những hành vi tấn công như thế, và bảo đảm rằng các kitô hữu cảm thấy đầy đủ mình là một phần sự sống của xứ sở mình. Khi nói về những hành vi bạo lức chống ngườ i Kitô hữu, tôi không thể bỏ qua mà không nhắc tới sự tấn công thê thảm mà cộng đồng Coptic Ai Cập chịu dựng trong những ngày này, khi họ cử hành Lễ Giáng Sinh.

Liên quan tới Iran, tôi tỏ bày hy vọng rằng qua đối thoại và cộng tác, những giải pháp chung sẽ được gặp trên cấp bậc quốc gia cũng như quốc tế. Tôi khuyến khích Lebanon, đã ngóc lên từ một cơn khủng hoảng chính trị dài, tiếp tục theo con đường hoà thuận. Tôi hy vọng rằng Honduras, sau một thời kỳ bất trắc và không ổn, sẽ di chuyển tới một sự phục hồi đới sống chính trị và xã hội bình thường. Tôi cũng ước ao như vậy cho Guinea và Madagascar với sự trợ giúp hiệu nghiệm và vô vị lỡi của cộng đồng quốc tế.

Thưa quí bà và qúi ông, cuối cái nhìn khái quát này, do ngắn ngủi, không thể nhắc nhớ mọi tình huống đáng ghi nhó, tôi nhớ những lời Thánh Phaolô Tông Đồ, đối với ngài “ muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại” và “chúng ta cũng rên siết trong lòng” (Rom 8:20-23). Có quá nhiều đau khổ trong thế giới chúng ta, và sự ích kỷ con ngườii tiếp tục bằng nhiều cách hảm hại tạo vật. Vì lẽ này, sự ao ước được cứu độ ảnh hưởng mọi tạo vật là điều càng mãnh liệt hơn và hiện diện trong tâm hồn mọi người nam và người nữ, kẻ tin hay là không tin cũng vậy,

Giáo Hội chỉ rõ câu trả lời cho sự mong mỏi này là Chúa kitô “là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cũng như dưới đất” (Col 1:15-16). Nhìn Người, tôi khuyên mọi người thiện chí làm việc cách tin cẩn và quảng đại vì phẩm giá và quyền tư do con người. Mong sao sự sáng và sức mạnh của Chúa Giêsu giúp chúng ta tôn trọng snh thái học con người, trong sự hiểu biết rằng sinh thái học tự nhiên cũng sẽ mang lại lợi ích, vì quyển sách tạo vật là một và bất khả phân rẽ. Như vậy chúng ta sẽ có khả năng xây dựng hoà bình, ngày nay cho các thế hệ mai sau. Tôi cầu chúc Năm Mới cho mọi người!