Nhiều cụ lão thành ở Hà Nội rất bực mình với việc tuyên huấn Đảng cho phép một số công chức trong các chi bộ đóng vai Phật tử để tấn công, mạt sát người Công giáo.

Chúng ta biết rằng phương pháp chia để trị là rất nguy hiểm cho Đất Nước. Đảng không thể vì quyền lợi riêng tư của Đảng hay một số phe phái trong Đảng mà hy sinh sự đoàn kết dân tộc, tôn giáo.

Và sự kiện nhà thờ Tam Tòa là một điển hình cần được sửa ngay. Trước đây các cụ cũng đã góp ý phê phán ông Phạm Gia Khiêm, và từ đó nền ngoại giao nước ta tiến đến vị thế độc lập hơn với Trung Quốc.

Hoàng Việt, TP HCM

Tôi rất cảm ơn ông Cường đã có những nhận định thấu đáo về tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam.

Về sự hệ lụy của lịch sử để lại trong vấn đề đất đai của tôn giáo, vấn đề này giải quyết rát đơn giản.

Quan trọng là nhà nước có tâm trong chuyện này không? những gì thuộc về lịch sử thì nên trả lại đúng giá tri của nó, nhà nước không nên thâu tóm.

Từ Thái Hà, Nhà Chung rồi Tam Tòa, chung quy chỉ là giáo dân đòi lại giá trị lịch sử, đòi lại nơi để được gửi niềm tin tâm linh thì không một lý do gì để cưỡng bức được.

Tại sao lại có sự "mặc cảm" trong quan hệ nhà nước và tôn giáo? đó là một tâm lý lo sợ của nhà nước thì đúng hơn. Bởi vì tính không minh bạch và thiếu dân chủ trong đường lối lãnh đạo của nhà nước.

Trần ngọc Thọ, Sài Gòn

Bản chất CS và tôn giáo là "như nước với lửa" cho dù CSVN có đang tự chuyển biến nhiều nhưng cốt lõi vẫn còn ở đó.

Trong thực tế xã hội thì càng ngày càng có nhiều loại mê tín phát sinh, CS âm thầm chấp nhận loại nầy và coi đó là "tự do tín ngưỡng" nhưng tôn giáo đích thực thì tự nó phải đi vào tổ chức khuôn mẫu, cái mà CS rất sợ họ sẽ bị hao mòn quyền lực!

Vấn đề "quyền" thì CS đang nắm trọn quyền lực và quyền lợi! Quyết bảo vệ thứ "quyền" nầy thì đương nhiên phải có xung đột!

Do đó nếu CS không thực tâm sợ họ bị giảm mất "quyền" thì cái gọi là "đối thoại" mới thực sự xảy ra!

Maida

Tôi đồng tình ý kiến của tác giả là nhà nước và công giáo cần đối thoại với nhau. Tác giả có nêu một nhận định rất đúng là công giáo có ảnh hưởng trong một tầng lớp nhân dân nhất định và do đó có quyền lực trong nhân dân.

Trước kia, các cấp chính quyền hay chọn phương pháp đối chọi nhau khi giải quyết các vấn đề tranh chấp với công giáo.

Đây là biện pháp giống như các biện pháp được sử dụng với những người bất đồng chính kiến, không phải là biện pháp tích cực và là giải pháp đúng đắn trong giai đoạn lịch sử nhân loại chống khủng bố và đối thoại tích cực này.

C.N.V.H, Hà nội