Kevin Hasson of Becket Fund cảnh cáo về tính "Trung lập" của Nhà nước.

FRONT ROYAL, Virginia MARCH 21,2003 *Zenit.org).- Một chuyên viên luật pháp phê bình việc loại trừ các giá trị tôn giáo khỏi luật pháp và chính trị, ông nói, "Sự tự do tôn giáo thực sự có xu hướng được coi như là sự tự do khỏi tôn giáo."

Kevin Hasson, người sáng lập và chủ tịch Ngân Quỹ Becket vì Tự do Tôn giáo, trong một buổi diễn thuyết tại Trường Christendom, đã tuyên bố rằng sự chia rẽ có tính cơ chế nhà thờ và quốc gia, trở nên một sự chia rẽ không thực tế của bất cứ cái gì là tôn giáo khỏi chính trị -và những giá trị tôn giáo không được thấm nhuần trong bất kỳ sự tranh cãi luân lý công khai nào.

Ông nói mặc dầu nhà nước có thể không nhất thiết nhằm loại bỏ tôn giáo, nhà nước vẫn còn làm ngơ cách nhẫn tâm đối với tôn giáo.Tính"trung lập" của nhà nước có thể được đặt vấn đề nếu nhà nước ủng hộ quan điểm tôn giáo.

"Vấn đề theo phương cách này là có tính nhân chủng học,".Hasson nói tiếp: "Tính trung lập được hiểu là đòi hỏi nhà nước đừng biết đến bản chất tôn giáo của nhân loại, coi sự đó là không hiện hữu hơn là nhìn biết, giúp đỡ và cổ võ.

"Nhưng sự ước muốn con người đi tìm chân lý và nhất là chân lý tôn giáo không thể coi thường và càng không thể loại bỏ".

Hasson đã bắt đầu bài thuyết trình vào tháng 3 của ông bằng cách giải thích rằng mọi nền văn hóa đều có một triết lý nào đó, một "triết ly chung". Có những giả định và nguyên lý chung mà mọi người cho là thật, ví dụ sự kiện "tất cả đều tương đối" hay là "mọi người sinh ra đều bình đẳng."

Ông nói một phần của triết lý chung này có sự giả định rằng chính trị và tôn giáo phải tách biệt với nhau; kết quả là cho thấy những khuynh hướng về một chiến tranh văn hóa với tôn giáo và chỗ đứng của nó trong đời sống công cộng.

Trong 10 năm của nó, Ngân Quĩ Becket đã thành công bênh vực những thân chủ khỏi một số niềm tin khác nhau.

Hasson tốt nghiệp bằng cao học thần học tại Trường Luật Notre Dame đã tự hỏi "Và tại sao chúng ta binh vực tự do tôn giáo của dân chúng khỏi tất cả những niềm tin tôn giáo?"

Ông Hanson giải thích "Bởi vì không kể những niềm tin khác biệt sâu xa thể nào, mỗi một con người chia sẻ một nhân tính chung, một phần thiết yếu của nhân tánh đó là sự ao ước chân lý, một sự khao khát đến sự siêu việt; và phương diện bản tính nhân loại này đáng giá đến nỗi nó đáng bảo vệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong luật pháp".

Hasson xác nhận rằng" sự tự do trau dồi tiềm lực tôn giáo nhân bản cũng cần thiết cho sự hài hòa xã hội."

"Không những sự đàn áp tôn giáo khiến gây nên sự xung đột dân sự xem ra cũng bền bỉ như chính sự thôi thúc của tôn giáo, nhưng cấu kết xã hội còn tùy thuộc vào mối quan hệ những nhân đức đặc thù được nuôi dưỡng nhờ sự can dự vào tôn giáo".

Từ xác tín này, Hasson chủ trương rằng các chính phủ ở mọi tầng lớp phải nhận thức đến tiềm lực tôn giáo nhân bản, tránh xen vào theo quan điểm riêng mình, và tích cực cổ võ sự mở mang tự nguyện của nó.

Trong phần nhiều lịch sử của nó, tư tưởng Công Giáo bao gồm đến quan niệm cho rằng sự sai lầm không có những quyền lợi. như Ðức Giáo Hoàng Phaolô đã nói ngày nay Giáo hội nhìn nhận "sự tự do tôn giáo như là một quyền bất khả xâm phạm của con người."

"Cái gì đã xảy ra? Đưc Giáo hoàng đã trở nên người theo thuyết tương đối chăng?" Hasson trả lời " Không, Đức Giáo hoàng đã đọc Vatican II. Tuyên ngôn công đồng về quyền tự do tôn giáo 'Dignitatis Humanae' đã khước từ sự cách biệt giữa chân lý với quyền tự do.

"Ngược lại tuyên ngôn đó xây dựng tự do trên một chân lý cao cả, là con người đến với một sự khao khát gắn liền đến điều siêu việt, một ý muốn phú bẩm tìm kiếm và ấp ủ lấy chân lý cuối cùng vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta."

"Chân lý có thể biết được nhưng nó chỉ có thể được ôm ấp cách đích thực khi nó được ấp ủ một cách tự do".

Chân lý về con người là con người sinh ra được tự do tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa. Chính chân lý này ban cho chúng ta phẩm giá bảo đảm quyền tự do chúng ta. Ông Ken Hasson kết luận "Đang khi sự sai lầm không có quyền, thì người sai lầm lại thật sự có quyền".