Chúa Giêsu đến thế gian với sự khiêm tốn vĩ đại và trong bí mật.

VATICAN (Zenit.org).- Bài huấn đức Đức Biển Đức XVI trình bày hôm nay, lễ Hiển Linh của Chúa, trước khi đọc Truyền Tin với những người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêrô.

* * *

Anh Chị Em thân mến:

Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Trọng Hiển Linh, “sự tỏ mình “của Đức Chúa. Bài Tin Mừng tường thuật Chúa Giêsu đã đến thế gian với sự khiêm tốn vĩ đại và trong bí mật. Tuy nhiên, Thánh Matthêu qui chiếu về sự tới của các hiền sĩ, đến từ phương Đông, được một ngôi sao hướng dẫn, để bái lạy vị vua Do Thái mới sinh. Mỗi khi tôi nghe tường thuật này, tôi bị ám ảnh bởi sự đối nghịch rõ ràng một mặt giữa thái độ các Hiền Sĩ, mặt khác thái độ của Hêrôđê và của những người Do Thái.

Bài Tin Mừng nói rằng, khi nghe những lời các Hiền Sĩ, Vua Hêrôđê […] rất bối rối, và cả thành Gierusalem cũng xôn xao (Nt 2:3). Phản ứng này có thể được hiểu nhiếu cách: Hêrôđê bối rối vì ông thấy trong Đấng mà các Hiền Sĩ tìm kiếm là một đối thủ với ông và các con ông.

Các thẩm quyền và dân cư thành Jerusalem, tuy nhiên, xem ra kinh ngạc hơn điều gì khác, dường như họ thức dậy từ một trạng thái hôn mê và cần thời gian để suy nghĩ. Isaiah, trên thực tế đã loan báo: ‘Vì một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta; Người gánh vác quyền bính trên vai. Danh hiệu của Người là: Cố Vấn Kỳ Diệu, Thần Linh Dũng Mảnh, người Cha Muôn Thuở, Thủ Lãnh Hoà Bình.” (Is.9:5)

Vậy thì, tại sao Jerusalem trở nên ưu tư? Xem ra tác giả Tin Mừng muốn nói trước lập trường mà các thượng tế và Thượng Hội đồng sẽ có, cũng như lập trường của dân chúng, đối với Chúa Giêsu trong đời sống công khai của Người. Chắc chắn, điều này nêu cao sự kiện là sự biết Kinh Thánh và những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế không giúp mọi người mở lòng đón Chúa và lời của Người. Chúa Kitô nhắc tới sự này, khi Người than khóc thành Giêrusalem bởi vì nó không nhận biết thời giờ được Thiên Chúa viếng thăm (x.Lc 19-44).

Ở đây chúng ta chạm tới một trong những điểm quan trọng của thần học lịch sử: thảm cảnh tình yêu trung thành của Thên Chúa trong con người Chúa Giêsu, Đấng “đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11).

Trong ánh sáng của toàn bộ Kinh Thánh, thái độ thù nghịch, mơ hồ hay là nông cạn này biểu lộ thái độ của mọi người và của “thế giới”—theo nghĩa thiêng liêng—khi họ khép kín mình cho mầu nhiệm Thiên Chúa thật, Đấng đến gặp chúng ta với sự hiền từ tình yêu làm nguôi giận. Chúa Giêsu, “Vua người Do Thái” (x. Ga 18:37), là Thiên Chúa thương xót và trung tín; Người muốn cai trị trong tình yêu và chân lý, và xin chúng ta cải thiện, từ bỏ những việc xấu xa và quyết chí theo con đường sự lành.

“Giêrusalem,” theo nghĩa này, là tất cả chúng ta. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đón tiếp Chúa Giêsu với đức tin, giúp chúng ta đừng khép kín lòng chúng ta cho Tin Mừng cứu rỗi của Người. Chúng ta hãy để chúng ta được chinh phục và biến đổi nhờ Người—Emmanuel (Chúa ở cùng chúng ta)-- hầu ban cho chúng ta hòa bình và tình yêu.

[sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng nói:]

Tôi xin gởi lời chào chân tình của tôi tới các anh chị em những Giáo Hội phương Đông, những người theo lịch Julian và sẽ cử hành lễ Giáng Sinh ngày mai. Xin cho sự kỷ niệm ngày sinh của Chúa Cứu Thế gây ra trong những tâm hồn anh chị em càng ngày càng thêm niềm vui vì được Thiên Chúa yêu thương. Việc nhớ những anh chị em chúng tôi trong đức tin đưa chúng tôi cách thiêng liêng tới Đất Thánh và vùng Tung Đông. Tôi ưu sầu sâu xa về những sự đối đầu vũ trang dữ dội đang diễn ra tại biên giới Gaza. Đang khi tôi khẳng định rằng hận thù và sự loại bỏ đối thoại không mang lại điều gì trừ chiến tranh, tôi muốn khuyến khich những sáng kiến và những cố gắng của những kẻ, vì yêu hoà bình, đang ra sức giúp những người Israel và Palestine ngồi xuống bàn và nói chuyện. Xin Thiên Chúa ủng hộ sự cam kết của những kẻ kiến tạo hoà bình!

Trong nhiều xứ, lễ Hiển Linh cũng là một cử hành của các trẻ em. Tôi nghĩ tới cách riêng tất cả các trẻ em, kho tàng và sự chúc phúc của thế giới, và hơn hết tất cả những em bị từ chối một tuổi thơ thanh thản. Tôi muốn sự chú ý, cách riêng tới tình huống của hàng trăm trẻ em và thanh thiếu niên mà, trong những tháng qua, gòm có lễ Giáng Sinh, đã bị bắt cóc bởi những băng cướp vũ trang, những kẻ đã tấn công những thành phố nhỏ trong tỉnh phía đông Nước Cộng Hoà Congo, đã gây nên nhiều nạn nhân và kẻ bị thương.

Tôi kêu gọi các tác giả của những hành động tàn bạo vô nhân trả những giới trẻ này về cho các gia đình các em và cho một tương lai an toàn và sự phát triển, là quyền lợi các em, cùng với những cư dân đáng yêu này. Tôi muốn bày tỏ đồng thời sự gần gũi thiêng liêng của tôi với các Giáo Hội địa phương, mà những thành viên và những công việc bị tổn thương, đang khi tôi khích lệ các mục tử và các tín hữu ở mạnh mẽ và vững bền trong hy vọng.

Những tình tiết bạo lực chống các em nhỏ, vô phúc cũng xảy ra trong những phần khác thế giới, càng đáng trách hơn vì trong năm 2009 sẽ cử hành kỷ niệm Công Ước Quyền Trẻ em: một cam kết mà cộng đồng quốc tế được kêu gọi đổi mới ngõ hầu có thể bào vệ và thăng tiến tuổi thơ khắp thế giới.

Xin Chúa giúp những kẻ làm việc hằng ngày để phục vụ những thế hệ mới—và họ là vô số--giúp họ nên những kẻ lãnh đạo tương lai. Hơn nữa, Ngày Truyền Giáo Thiếu Nhi, đưọc cử hành trong lễ Hiển Linh, là một cơ hội thuận tiện nhấn mạnh các em nhỏ và thanh thiếu niên tương lai có một vai trò quan trọng trong việc truyến bá Tin Mừng và trong những công việc liên đới với những kẻ đồng tuổi đang túng thiếu. Xin Chúa ân thưởng các em!

[Sau đó Đức Giáo Hoàng chào các người hành hương trong nhiều ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, ngài nói:]

Tôi chào tất cả những khách tham quan nói tiếng Anh kết hợp với chúng tôi trong kinh Truyền Tin. Trong ngày lễ Hiển Linh, Giáo Hội cử hành sự tỏ minh của Chúa Kitô, Con Đời Đời của Cha, là sự sáng các quốc gia và là Đấng Cứu Thế toàn thể nhân loại. Mong sao tính chất huy hoàng vinh quang Đức Chúa tràn đầy anh chị em và các gia đình anh chị em bằng niềm vui thiêng liêng sâu sắc, và lôi kéo những người nam và nữ khắp nơi tới đức tin và sự sống mới trong Người!