Đức Thánh Cha nói con người tìm được mình bằng cách hòa hợp ý muốn của mình với Chúa.

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tự do thật là khả năng thưa “Vâng” với Chúa và hoà hợp ý muốn của mình với ý muốn của Chúa.

Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Tư 25/6 trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, dịp tiếp kiến này ngài nói về gương mặt Th.Maximus, một đan sĩ thế kỷ thứ bảy.

Ngài nói đan sĩ, được biết như Confessor (người tuyên xưng đức tin), đáng lãnh

tước hiệu này vì lòng dũng cảm rong việc minh chứng --’tuyên xưng”—dầu khi đau khổ, sự toàn vẹn đức tin của ngài trong Chúa Giêsu Kitô.”

Đức Thánh Cha ca ngợi đan sĩ, sinh ra tại Palestine, vì vai trò của ngài trong việc bảo vệ đức tin của Giáo Hội chống lại bè rối Monothelite của thế kỷ thứ bảy, bè rối này chối từ sự hiện diện ý muốn nhân bản trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kitô.

“Maximus không chấp nhận một cố gắng nào đánh giá thấp nhân tính của Chúa Kitô,” Đức Thượng tế nói.

Ngài giải thích: “Lý thuyết đã nổi lên nói Chúa Kitô chỉ có một ý muốn, ý muốn thần linh. Muốn binh vực tính duy nhất ngôi vị Chúa Kitô, họ chối Người có một ý muốn nhân bản thật.

“Mới xem ra, tưởng chừng là điều tốt nếu trong Chúa Kitô chỉ có một ý muốn.

“Tuy nhiên, Th.Maximus hiểu ngay rằng sự này sẽ phá hoại mầu nhiệm cứu độ, bởi vì một nhân tính không có ý muốn—một con người không có ý muốn—không phải là một con người thật, nhưng đúng hơn là một con ngươi bị cắt bỏ.”

“Do đó,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp,” con người Giêsu Kitô sẽ không phải là một con người thật, sẽ không kinh nghiệm thảm kịch của con người, điều này chính xác hệ tại sự khó khăn hoà hợp ý muốn chúng ta với sự thật của hữu thể.”

Tự do

Đức Giáo Hoàng nói rằng Th.Maximus “chứng minh rằng con người gặp sự duy nhất của mình, sự nguyên vẹn của chính mình, sự toàn bộ của mình không trong chính mình, nhưng bằng cách vượt xa chính mình, bằng cách đi ra khỏi mình. Như vậy, cũng trong Chúa Kô, con người, bằng cách đi ra khỏi mình, gặp chính mình trong Chúa, trong Con của Chúa.”

Ngài giải thích rằng đan sĩ đã dạy sự tự do thật là gì. “Adam—và Adam là chúng ta—đã nghỉ rằng tiếng ‘không’ là chóp đỉnh sự tự do, rằng chỉ kẻ nào có thể nói ‘không’ là thật sự tự do; để muốn công nhận thật sự sự tự do của mình, con người phải nói ‘không’ với Chúa.

“Chỉ trong cách này, con người nghĩ, cuối cùng của con người là chính mình, con người đã tới chóp đỉnh tự do. Khuynh hướng này cũng hiện diện trong nhân tính của Chúa Kitô, nhưng Người đã thắng nó, bởi vì Chúa Giêsu thấy rằng tiếng ‘không’ không phải là sự tự do lớn nhất.”

“Sự tư do lớn nhất là nói ‘vâng,’ để hoà hợp với ý muốn của Chúa,” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh. “Chỉ khi nói ‘vâng’ con người thật sự trở nên chính mình.

“Chuyển ý muốn của mình theo ý muốn của Chúa, đó là cách một người thật được sinh ra. Đó là cách chúng ta được cứu chuộc.’

Bị cáo

Maximus bị cáo về tội rối đạo khi được 80 tuổi bởi hoàng đế Constantinople, kẻ theo lập trường Monothelite. Rốt cục ngài bị kết án. Hình phạt là ngài bị cắt lưỡi và bị chặt cánh tay phải, như vậy ngài không thể giảng và viết về hai ý muốn của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc rằng “đan sĩ thánh, bị cắt xẻo như vậy, bị đày trong Colchide, trên Biển Đen, nơi ngài chết, vì kiệt sức bởi những đau khổ phải chịu, hưởng thọ 82 tuổi.”

Sự sống và tư tưởng của Maximus còn dược làm sáng tỏ cách mãnh liệt bởi một sự can đảm phi thường trong việc minh chứng cho thực tại nguyên vẹn của Chúa Kitô, không hề giảm sút hay thỏa hiệp,” Đức Thánh Cha nói. “ và như vậy chúng ta thấy ai thật sự là con người, chúng ta phải sống cách nào đáp ứng với ơn gọi chúng ta.

“Chúng ta phải sống kết hợp với Chúa, và như vậy phải hợp nhất với nhau và với vũ trụ, ban cho chính vũ trụ và nhân loại hình thức đúng của mình.”

Những giá trị

Đức Giáo Hoàng nói “ “tiêng ‘vâng’ phổ quát của Chúa Kitô chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ phải dành chỗ đúng cho tất cả những giá trị khác, “như tính bao dung, quyền tự do và sự đối thoại.

Ngài lưu ý “tính bao dung mà khòng còn khả năng phân biệt giữa sự lành và sự dữ sẽ trở thành hỗn loạn và tự hủy. Hơn nữa, một quyền tự do cũng vậy nếu không còn tôn trọng quyền tự do những kẻ khác và không tìm ra biện pháp chung của những quyền tự do mỗi người chúng ta, nó sẽ trở nên hỗn loạn và phá hủy uy quyền. Sự đối thoại mà không còn biết phải đối thoại về cái gì trở nên cuộc nói uyên thiên trống rỗng.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tất cả những giá trị này là lớn và căn bản, nhưng chúng chỉ có thể là những giá trị thật nếu chúng có điểm đối chiếu liên kết chúng và ban cho chúng tích đích thực.

Điểm đối chiếu là sự tổng kết giữa Chúa và vũ trụ, và gương mặt của Chúa Kitô trong đó chúng ta học sự thật về chúng ta và như vậy học phải đặt nơi nào tất cả những giá trị khác, bởi vì chúng ta khám phá ý nghĩa chân thật của chúng.

“Chúa Giêsu Kitô là điểm đối chiếu ban ánh sáng cho tất cà những giá trị khác.”